Tại sao chúng ta già đi? Bạn có hạnh phúc hơn nếu “trường sinh bất lão”? 

Ngày 22/08/2023 21:29 PM (GMT+7)

Nếu bây giờ phải lựa chọn, bạn muốn sống tới bao nhiêu tuổi? 80, 90 hay 120 hoặc lâu hơn nữa? Và bạn có nghĩ mình sẽ thay đổi ý muốn này khi đạt tới tuổi đó? 

Nếu bây giờ phải lựa chọn, bạn muốn sống tới bao nhiêu tuổi? 80, 90 hay 120 hoặc lâu hơn nữa? Và bạn có nghĩ mình sẽ thay đổi ý muốn này khi đạt tới tuổi đó? 

50 nghìn năm trước, hầu hết loài ngoài đều chết rất trẻ. Khi chúng ta biết cách sử dụng các nguồn lực xung quanh để chữa bệnh, tuổi thọ ngày càng cao. Ngày nay, con người đang sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn hẳn trước đây. Nhưng điều này có một hệ quả khó đoán. 

Chúng ta ngày càng dành phần lớn đời mình trong cảnh ốm yếu và cần được chăm sóc. Hầu hết chúng ta sẽ ra đi trên giường bệnh và cũng phải chứng kiến điều tương tự xảy ra với người thân. Trừ khi, ta có thể dừng lại được tiến trình này mãi mãi. 

Cách hiệu quả nhất để trị bệnh là ngăn ngừa nó. Việc ngăn hàng triệu người khỏi hút thuốc sẽ cứu được nhiều mạng sống hơn là tìm ra được những “phép chữa bệnh”. 

Ngày càng nhiều người sống thọ tới 100 tuổi và chúng ta vẫn muốn kéo dài tuổi thọ thêm nữa. (Ảnh minh họa)

Ngày càng nhiều người sống thọ tới 100 tuổi và chúng ta vẫn muốn kéo dài tuổi thọ thêm nữa. (Ảnh minh họa)

Vậy tại sao không tránh nguyên nhân gây ra mọi bệnh tật: Quá trình lão hóa? 

Nói ngắn gọn, lão hóa gây ra bởi thể chất, không phải sinh học

Thử nghĩ về những chiếc ô tô. Các bộ phận suy yếu do va đập và hao mòn. Kim loại bị gỉ sét. Bộ lọc bị tắc nghẽn. Cao su nứt rạn.

Cơ thể của chúng ta cũng yếu đi bởi tỷ tỷ những quá trình vật lý nhỏ bé: Oxy, bức xạ từ mặt trời, sự trao đổi chất trong cơ thể. Cơ thể chúng ta có nhiều cơ chế để sửa chữa những tổn hại này, nhưng theo thời gian, chúng trở nên kém hiệu quả hơn. Vì vậy, xương và cơ của chúng ta yếu đi. Da nhăn nheo. Hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu. Chúng ta mất đi trí nhớ và các giác quan cũng ít nhạy hơn. 

Không có cái chết nào là vì tuổi già. Tất cả chúng ta đều ra đi vì một trong những bộ phận quan trọng nhất của mình bị hư hỏng. Càng già, chúng ta càng dễ bị tổn hại và mong manh cho tới khi một hay nhiều bệnh tấn công và giết chết chúng ta. 

Ít ai để ý rằng, các nghiên cứu về tuổi thọ đã có những bước tiến bất ngờ trong vài năm qua. Lần đầu tiên, chúng ta bắt đầu hiểu những cơ chế đứng sau sự lão hóa và làm thế nào để điều khiển chúng. 

Lão hóa không phải là thứ bí ẩn hay không thể tránh được, và chúng ta có thể có khả năng ngăn chặn hay trì hoãn nó trong đời mình. 

Vậy, nếu có thể, chúng ta có nên dừng lão hóa? Đây có phải ý tưởng hay?

Việc ngừng lão hóa hay kéo dài tuổi thọ khiến nhiều người lo lắng. Chúng ta sinh ra, có tuổi trẻ, trở nên già đi và sau đó qua đời. Đây vốn là trật tự tự nhiên trong lịch sử loài người và già đi là một điều tốt, đúng không? 

Đa số chúng ta ra đi trên giường bệnh và chứng kiến cảnh tương tự với người thân. (Ảnh minh họa)

Đa số chúng ta ra đi trên giường bệnh và chứng kiến cảnh tương tự với người thân. (Ảnh minh họa)

Chúng ta ca tụng ý tưởng về việc sống lâu đủ để trải nghiệm tuổi già. Chúng ta từng gọi thời gian sau tuổi về hưu là “những năm vàng”. Nhưng thực tế là ai cũng muốn già đi nhưng không ai muốn mình già nua. 

Thử coi thần thoại Hy Lạp về Tithonus chẳng hạn. 

Tithonus là người tình của nữ thần Eos và nàng đã cầu xin thần Zeus ban cho chàng sự bất tử để hai người mãi mãi bên nhau. Nhưng nữ thần đã quên xin cho người tình trẻ mãi. Tithonus được ban cho sự bất diệt nhưng vẫn già đi mà không thể chết. Sau vài trăm năm, Tithonus có cơ thể nhỏ lại chỉ như trái nho và miệng luôn lẩm bẩm những lời vô nghĩa. 

Hằng nghìn năm trước, con người đã lo sợ về tuổi già không bao giờ kết thúc. Nhưng chấm dứt quá trình lão hóa không có nghĩa là trở nên ngày càng yếu đi. Mọi sự chỉ quá muộn khi ngừng việc lão hóa lúc bạn đã quá già.

Một người 90 tuổi ngừng lão hóa dù sao cũng vẫn ra đi sau vài năm. Đã có quá nhiều hư hỏng ở bộ máy bên trong họ. Quá nhiều thứ bên ngoài đã bị bệnh tật tấn công. Thay vào đó, khái niệm kéo dài tuổi thọ hứa hẹn chấm dứt các bệnh tật, và cùng với đó là kết thúc của một tuổi tối đa cố định.

Chúng ta không biết mình có thể gia hạn tuổi thọ bao nhiêu. 

Chúng ta có thể khiến ai cũng khỏe mạnh tới một độ tuổi tối đa được ghi nhận tới nay là khoảng 120 tuổi hoặc chúng ta có thể ngăn chặn quá trình lão hóa sinh học và bệnh tật một cách vô thời hạn. 

Không ai biết điều gì là có thể, ở thời điểm này. Nhưng ngay cả khi có thể đạt tới điều đó, liệu chúng ta có nên làm thế? Việc gia tăng tuổi thọ thực sự chỉ là cách nói khác của y học. Tất cả các bác sĩ đang cố gắng kéo dài tối đa tuổi thọ và tối thiểu bệnh tật. 

Phần lớn các nguồn lực chăm sức khỏe được dùng để khắc phục hậu quả của quá trình lão hóa. Gần một nửa chi phí chăm sóc sức khỏe cả đời bạn sẽ phải chi trong những năm tuổi già và một phần ba là vào những năm trung niên. 

Chúng ta thực sự đã thử nối dài tuổi thọ bằng những loại thuốc hiện có, chỉ là chưa hiệu quả. Việc cố gắng ngăn chặn quá trình lão hóa không kém tự nhiên hơn việc ghép tim, chữa ung thư bằng hóa trị, sử dụng kháng sinh hay vắc xin. 

Chúng ta cố gắng tập luyện, thay đổi lối sống từ trẻ để khỏe mạnh hơn khi có tuổi. (Ảnh minh họa)

Chúng ta cố gắng tập luyện, thay đổi lối sống từ trẻ để khỏe mạnh hơn khi có tuổi. (Ảnh minh họa)

Không có việc gì con người thực hiện ngày nay là đơn thuần tự nhiên nữa và chúng ta tận hưởng mức sống cao nhất như một hệ quả của việc đó. 

Việc chúng ta đang làm ngay lúc này là đợi cho tới khi không quá muộn và cơ thể đang bị tàn phá. Và rồi chúng ta sử dụng phần lớn nguồn lực mình có để cố gắng sửa chữa nó tốt nhất có thể, nhưng cơ thể thậm chí còn bị tổn hại hơn. 

Hầu hết mọi người cho rằng họ sẽ muốn ra đi khi đạt tới một độ tuổi nhất định và việc này có thể đúng. 

Ý niệm về việc tránh cái chết thực sự khiến nhiều người khó chịu. Sự chấm dứt quá trình lão hóa sinh học sẽ không phải là kết thúc của cái chết theo bất kỳ cách nào. Mà nó giống hơn khi bạn còn nhỏ, vào một tối mùa hè, mẹ gọi về nhưng bạn cứ nấn ná muốn chơi tiếp, chỉ là thêm một chút vui vẻ lúc hoàng hôn trước khi đi ngủ, cho tới khi ta mệt, chứ không phải cứ rong chơi mãi mãi. 

Nếu bạn tưởng tượng một thế giới không bệnh tật, nơi bạn và những người thân yêu có thể sống khỏe mạnh tới 100 hay 200 năm, liệu việc này có làm ta thay đổi? Chúng ta sẽ chăm sóc hành tinh tốt hơn nếu biết mình sẽ ở đó lâu hơn? Nếu có thể làm việc tới 150 năm, chúng ta có cố tìm ra điều mình thực sự giỏi hay dành nhiều thời gian hơn cho học tập? Những áp lực, căng thẳng nhiều người chúng ta đang cảm thấy bây giờ, liệu có biến mất hay sẽ tệ hơn? 

Vậy khi được hỏi lại, nếu bây giờ được chọn mình sẽ sống bao lâu, trong trạng thái khỏe mạnh bên bạn bè và người thân, câu trả lời của bạn là gì? Bạn muốn tương lai của mình sẽ như thế nào? 

Ngôi làng sống thọ nhất thế giới chia sẻ bí quyết trường sinh, điều số 1 là uống rượu
Người dân từ Sardinia (Italy), một ngôi làng có số người 100 tuổi cao nhất nhì thế giới tin rằng họ đã khám phá ra bí mật để sống lâu.

Sống thọ

Theo Nguồn: Kurzgesagt – In a Nutshell
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe