Tại sao người Tây Tạng thường ăn thịt mỗi ngày nhưng ít mắc các bệnh mãn tính?

MINH MINH - Ngày 03/04/2021 12:00 PM (GMT+7)

Người Tây Tạng thường ăn không ít thịt nhưng họ lại ít khi mắc các bệnh mãn tính nhờ có những thói quen tốt dưới đây.

Ăn quá nhiều thịt sẽ sinh bệnh, đặc biệt trong những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của con người không ngừng được nâng cao, các loại thịt trên bàn ăn cũng rất phong phú. Tuy nhiên, đây không phải là điều tốt, điều đi kèm với nó không phải là sức khỏe tốt hơn mà là các bệnh khác nhau như béo phì, cao huyết áp.

Dù ai cũng biết những nhược điểm của việc ăn thịt nhưng trước cảm giác thèm ăn, họ vẫn không thể kiềm chế được cái miệng của mình. 

Tuy nhiên, người Tây Tạng đều ăn rất nhiều thịt như thịt bò, thịt cừu,... Tuy nhiên họ lại rất ít khi mắc các bệnh mãn tính hay gặp vấn đề ba cao (huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao) hay các bệnh mãn tính là nhờ duy trì ăn những thực phẩm và thói quen lành mạnh sau:

Ăn thịt nạc

Tại sao người Tây Tạng thường ăn thịt mỗi ngày nhưng ít mắc các bệnh mãn tính? - 1

Chúng ta đều biết thịt gia súc, cừu nuôi trên đồng cỏ hầu hết là thịt nạc ngon, ít mỡ. Nên thịt mà người Tây Tạng ăn hầu hết là thịt nạc. 

Còn nhiều người sống ở thành phố hay thôn quê, gia súc được nuôi nhốt nên thịt thường nhiều mỡ hơn, tỷ lệ nạc thấp. Loại thịt này có hàm lượng chất béo cao, nếu ăn quá nhiều rất dễ gặp vấn đề sức khỏe. 

Những người giảm cân đều hiểu rằng muốn giảm béo thì phải tránh xa dầu mỡ và ăn một ít thịt nạc xay nhuyễn để bổ sung thể lực và dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, tỷ lệ mắc chứng “ba cao” thấp của người Tây Tạng ở các vùng cao nguyên có liên quan trực tiếp đến việc lựa chọn chất lượng thịt.

Lúa mạch cao nguyên giàu dinh dưỡng

Tại sao người Tây Tạng thường ăn thịt mỗi ngày nhưng ít mắc các bệnh mãn tính? - 2

Người Tây Tạng tiêu thụ lâu dài các loại thực phẩm giàu chất xơ từ lúa mạch vùng cao. Thức ăn chủ yếu của người Tây Tạng là tsampa, và nguyên liệu chính của tsampa là bột làm từ lúa mạch vùng cao.

Lúa mạch vùng cao được trồng ở những nơi con người khó tồn tại, lạnh, thiếu oxy và bức xạ ánh sáng mặt trời mạnh nhất. Gạo lúa mạch vùng cao giàu chất xơ. Thành phần chính của lúa mạch vùng cao là:

- β-glucan: Theo thông tin từ Học viện Nông nghiệp và Chăn nuôi Khu tự trị Tây Tạng, lúa mạch vùng cao là cây trồng có hàm lượng β-glucan cao nhất trong số các cây lúa mì ở thế giới. Beta-glucan có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch bằng cách giảm lipid máu và tổng hợp cholesterol. Nó cũng có thể bảo vệ và sửa chữa các tế bào, cải thiện chuyển hóa glucose ở người, do đó có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu.

- Chất xơ: Tổng hàm lượng chất xơ của lúa mạch vùng cao là 16%, trong đó hàm lượng chất xơ không hòa tan gấp 8 lần lúa mì, hàm lượng chất xơ hòa tan gấp 15 lần lúa mì. Ai cũng biết rằng chất xơ có thể tăng cường cảm giác no cho cơ thể con người, làm cho con người ít đói hơn, đồng thời có thể làm sạch ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa của con người.

- Amylopectin: Tinh bột lúa mạch vùng cao có chứa lượng lớn amylopectin, sau khi đun nóng có tính kiềm yếu, có tác dụng ức chế quá trình tăng acid. Nó có thể làm dịu và bảo vệ các tổn thương.

- Dưỡng chất quý hiếm: Mỗi 100g bột lúa mạch vùng cao chứa 0,32mg thiamine (vitamin B1), 0,21mg riboflavin (vitamin B2), 0,25mg vitamin E. Những chất này có thể giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của con người.

- Nguyên tố vi lượng: Chứa nhiều nguyên tố khoáng như canxi, phốt pho, sắt, đồng, kẽm và nguyên tố vi lượng selen có lợi cho sức khỏe con người. Selen là một nguyên tố vi lượng thiết yếu có khả năng phòng chống ung thư. Lúa mạch cao nguyên không chỉ giàu các chất dinh dưỡng trên mà còn có đặc điểm là ít đường, ít béo.

Ăn thanh đạm, tập thể dục

Hương vị các món ăn ở Tây Tạng thường khá nhạt và thanh. Nhiều món ăn, ngoại trừ muối, hẹ và tỏi, họ không cho bất kỳ gia vị cay nào.

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp ở các vùng Tây Tạng cũng liên quan đến thói quen sinh hoạt của họ. Họ cần phải làm việc chân tay nhiều nên việc vận động nhiều hàng ngày sẽ tiêu hao lượng calo của họ. Vì vậy, tập thể dục cũng là một cách tốt để ngăn ngừa bệnh tiểu đường và chuyển hóa glucose.

Bơ ghee

Tại sao người Tây Tạng thường ăn thịt mỗi ngày nhưng ít mắc các bệnh mãn tính? - 3

Bơ ghee cũng là một trong những thực phẩm thiết yếu trong cuộc sống của người Tây Tạng. Ghee là một loại sản phẩm từ sữa giống bơ, là chất béo chiết xuất từ ​​sữa bò và sữa dê.

Ghee có lợi cho sức khỏe như làm ấm lá lách, bôi trơn ruột và dạ dày, nuôi dưỡng khí và huyết. Đặc biệt thích hợp cho những người sau sinh, phục hồi sau phẫu thuật, thiếu hụt khí huyết, giúp họ nhanh chóng lấp đầy khoảng trống dinh dưỡng trong cơ thể và lấy lại sức khỏe. 

Nguồn nước sạch, không khí trong lành

Tại sao người Tây Tạng thường ăn thịt mỗi ngày nhưng ít mắc các bệnh mãn tính? - 4

Có thể là do ở các khu vực cao nguyên, chất lượng nước từ các suối trên núi xung quanh, môi trường sinh thái tự nhiên được bảo tồn tương đối tốt, không bị ô nhiễm. Việc sống trong môi trường tự nhiên sạch sẽ cũng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tật. 

Bí mật về bộ tộc 900 năm không ai mắc ung thư, tuổi thọ trung bình là 120 tuổi
Suốt 900 năm, bộ tộc Hunzas không hề mắc bất cứ loại bệnh nào kể cả ung thư. Theo nhiều lời đồn đoán thì người dân nơi đây có tuổi thọ trung bình lên...
MINH MINH (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Chuối xanh có giá trị dinh dưỡng rất đặc biệt. Với hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng cao, chuối xanh không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa...

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe