Tam thất có tác dụng gì? Tam thất có ảnh hưởng rất tốt đối với sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe tinh thần lẫn sức khỏe cơ thể.
Tổng quát về tam thất
Tam thất là một loại thực vật, được sử dụng như một bài thuốc từ nhiều đời nay, phổ biến nhất là ở phương Đông. Cả lá, quả và hoa của tam thất đều được sử dụng để làm thuốc, tuy nhiên phần rễ được đánh giá là có tác dụng tốt nhất. Hãy cẩn thận để không bị nhầm lẫn tam thất với các loại nhân sâm khác.
Tam thất từ 4,42 đến 12% saponin, thuộc chất hóa học protopanaxadiol và protopanaxainol. Bên cạnh đó, các ginsenosid (Rb1, Rb2, Rb3 Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2-Rh1) và glucoginsenosid cũng được tìm thấy nhiều trong tam thất.
Rễ tam thất có tác dụng gì? Trong rễ tam thất có chứa tinh dầu (α-guaien, β-guaien và octadecan), flavonoid, phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan: sanchinan A) và muối vô cơ.
Tam thất có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, bằng chứng là lịch sử lâu đời của nó trong Đông y.
Tam thất có tác dụng gì?
1. Cầm máu hoặc làm chậm quá trình chảy máu
Tam thất được biết đến với khả năng cầm máu, nên thích hợp sử dụng cho những trường hợp:
- Chảy máu cam
- Ho ra máu
- Tiểu ra máu
- Băng huyết sau sinh
- Rong huyết
- Chảy máu nội tạng
- Chảy máu ngoài da
2. Giảm đau hiệu quả
Tam thất có tác dụng giảm đau vô cùng hiệu quả, đối với các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, viêm khớp:
- Giảm đau thắt ngực
- Giảm khả năng đau tim
- Giảm đau nhức cơ bắp sau khi tập thể dục
- Giảm đau nhức xương khớp và viêm khớp dạng thấp
3. Cải thiện sức khỏe nội tạng
Nhiều người chỉ biết đến rễ tam thất, nhưng không biết nụ tam thất có tác dụng gì. Thực chất đây là một bộ phận chứa nhiều dưỡng chất của cây tam thất, bao gồm các chất như noto ginsenosid, hoạt chất GS4, rutin (vitamin P). Những chất này ảnh hưởng tích cực đến mạch máu, giảm lượng homocysteine và thanh nhiệt, giải độc. Đó là lí do nụ tam thất có tác dụng:
- Phòng ngừa xơ vữa động mạch và tai biến mạch máu não.
- Điều hòa mạch máu.
- Ổn định đường huyết.
- Giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường
- Giảm nóng trong, viêm gan, xơ gan, ...
Cải thiện sức khỏe nội tạng là một trong những tác dụng tuyệt vời của tam thất.
Tam thất có tác dụng phụ gì?
Tác dụng phụ của tam thất khá ít, nhưng bạn vẫn cần phải thận trọng với loại thảo dược này, đặc biệt là khi mang thai, cho con bú và mắc các tình trạng nhạy cảm hormone dưới đây:
- Mang thai và cho con bú: Không dùng tam thất nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bởi một trong những chất hóa học trong tam thất đã gây ra dị tật bẩm sinh cho động vật trong các nghiên cứu.
- Các tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung: Tam thất có thể hoạt động giống như estrogen. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào có thể trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với estrogen, đừng sử dụng tam thất.
- Gặp vấn đề về đường ruột: Tam thất có tính hàn, nên khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, ví dụ sẽ bị tiêu chảy nặng hơn.
- Đang sử dụng một số loại thuốc đặc biệt: Tam thất đôi khi có thể tạo ra các tác dụng phụ nếu kết hợp với một số loại thuốc đặc thù, vậy nên trước khi sử dụng tam thất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách dùng tam thất
Tam thất được sử dụng chủ yếu ở dạng bột, sắc thuốc hoặc dạng cao. Liều dùng của tam thất là 4-8g cho tất cả các dạng. Có 2 cách chính để sử dụng tam thất một cách hiệu quả:
- Dùng ở dạng sống: Vì tam thất tươi khá đắng, nên ở dạng sống ít người ăn được.
+ Tán bột trộn cùng mật ong
+ Pha lát tươi/giã nhuyễn với nước ấm
+ Ngâm rượu trong một thời gian nhất định
- Dùng ở dạng chín: Tam thất nấu cùng các nguyên liệu khác giúp giảm vị đắng nhưng vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng.
+ Nấu cùng thịt gà
+ Nấu cùng thịt bò
+ Nấu cùng thịt chim bồ câu
+ Nấu cùng ngải cứu
+ Nấu cùng nấm.