Thịt bò vừa tốt vừa đắt nhưng ai không nên ăn? Đâu là thực phẩm "đại kỵ" với loại thịt này, kết hợp chung dễ rước bệnh

An Thanh - Ngày 29/11/2024 07:07 AM (GMT+7)

Dù là nguyên liệu phổ biến nhưng thịt bò vẫn kỵ với một số món, không nên kết hợp để tránh gặp rắc rối về sức khỏe.

Thịt bò là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein và sắt, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai, cái gì cũng có thể ăn cùng thịt bò. Việc kết hợp thịt bò với một số thực phẩm không phù hợp có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa và làm giảm giá trị dinh dưỡng. 

Không phải thực phẩm nào cũng có thể ăn cùng thịt bò. (Ảnh minh họa).

Không phải thực phẩm nào cũng có thể ăn cùng thịt bò. (Ảnh minh họa).

Thịt bò không nên kết hợp với thực phẩm nào?

1. Trứng

Thịt bò và trứng đều là nguồn thực phẩm giàu protein, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, kết hợp hai loại thực phẩm này trong cùng một bữa ăn có thể khiến hệ tiêu hóa bị “quá tải”. Lượng protein phức tạp trong cả thịt bò và trứng khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa, dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu hoặc đau dạ dày.

Hơn nữa, sự cạnh tranh trong việc hấp thụ các dưỡng chất giữa thịt bò và trứng khiến cơ thể không tận dụng hết giá trị dinh dưỡng của cả hai. Nếu thường xuyên ăn trứng cùng thịt bò, nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa và thiếu hụt dưỡng chất là hoàn toàn có thể xảy ra.

Tốt nhất, nên tách biệt thời gian tiêu thụ của cả hai. Ví dụ, có thể ăn trứng vào buổi sáng và thịt bò vào buổi trưa hoặc tối để tránh áp lực cho hệ tiêu hóa.

Thịt bò kết hợp với trứng có thể gây khó khăn cho tiêu hóa. (Ảnh minh họa).

Thịt bò kết hợp với trứng có thể gây khó khăn cho tiêu hóa. (Ảnh minh họa).

2. Đậu nành

Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như: sữa đậu nành, đậu phụ hoặc tương đậu nành chứa lượng lớn protein thực vật. Khi kết hợp cùng protein động vật trong thịt bò, hai loại protein này có cấu trúc khác nhau, dẫn đến việc giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.

Ngoài ra, đậu nành còn chứa một lượng nhỏ phytate, một chất chống dinh dưỡng có thể ức chế khả năng hấp thụ khoáng chất, đặc biệt là sắt. Điều này làm giảm hiệu quả bổ sung sắt cho cơ thể của thịt bò. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, sự kết hợp này còn có thể gây đầy hơi, khó tiêu và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất.

Để tận dụng tối đa lợi ích của cả hai loại thực phẩm, bạn nên ăn chúng vào các bữa ăn khác nhau. Ví dụ, ăn thịt bò trong bữa chính và sử dụng đậu nành như một món ăn nhẹ giữa ngày.

3. Quả hồng

Quả hồng chứa nhiều tanin và pectin, dễ dàng kết hợp với protein trong thịt bò để tạo thành các hợp chất khó tiêu hóa. Khi ăn thịt bò cùng quả hồng, bạn có nguy cơ cao bị đầy bụng, khó tiêu, nếu lạm dụng thường xuyên, những hợp chất này có thể kết tủa thành sỏi trong dạ dày.

Ngoài ra, tanin trong quả hồng khi gặp dịch vị axit của dạ dày sẽ tăng cường kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa nặng hơn. Nếu bạn vừa ăn cùng một bữa thịt bò giàu protein, cơ thể sẽ phải "vật lộn" để tiêu hóa chúng, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và nặng bụng suốt cả ngày.

Sau khi ăn thịt bò, bạn nên chờ ít nhất 2-3 giờ trước khi thưởng thức quả hồng. Hoặc nếu có thể, hãy tránh kết hợp hoàn toàn để bảo vệ hệ tiêu hóa của mình.

Nên ăn hồng từ 2 - 3 giờ sau khi ăn thịt bò để bảo vệ dạ dày. (Ảnh minh họa).

Nên ăn hồng từ 2 - 3 giờ sau khi ăn thịt bò để bảo vệ dạ dày. (Ảnh minh họa).

4. Trà xanh

Trà xanh nổi tiếng với công dụng chống oxy hóa và hỗ trợ sức khỏe, nhưng việc uống trà xanh ngay sau khi ăn thịt bò có thể gây ra tác dụng phụ. Trà xanh chứa hàm lượng cao axit tannic, một hợp chất khi gặp sắt trong thịt bò sẽ tạo thành chất khó hấp thụ. Kết quả là cơ thể không thể hấp thu lượng sắt từ thịt bò, làm giảm giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.

Đặc biệt, điều này nguy hiểm hơn với những người bị thiếu máu hoặc cần bổ sung sắt. Hơn nữa, uống trà xanh trong hoặc ngay sau bữa ăn có thể gây cảm giác khó chịu dạ dày hoặc đầy hơi, vì chất tanin còn làm kích thích niêm mạc dạ dày khi nó kết hợp với protein trong thịt bò.

Để tối ưu hóa dinh dưỡng, chỉ nên uống trà xanh cách bữa ăn ít nhất 1-2 giờ. Thay vào đó, có thể uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây tươi để hỗ trợ tiêu hóa sau bữa ăn.

Những người nào không nên ăn thịt bò?

Bên cạnh việc hạn chế kết hợp thịt bò với một số thực phẩm thì cũng cần kiểm soát lượng thịt bò nạp vào cơ thể với một số người để tránh gặp phải các vấn đề sức khỏe. 

1. Người mắc bệnh gout

Gout là bệnh viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ của axit uric trong cơ thể, đặc biệt là tại các khớp. Thịt bò lại là thực phẩm chứa purin, một chất có thể chuyển hóa thành axit uric khi tiêu hóa. Do đó, việc tiêu thụ quá nhiều purin từ thịt bò sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, làm bệnh gout thêm nặng, gây ra các cơn đau dữ dội ở các khớp. Vì vậy, người mắc gout nên kiêng ăn thịt bò để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh lý của mình. Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn thịt trắng như gà hoặc cá, giúp duy trì sức khỏe mà không làm gia tăng nguy cơ mắc cơn gout cấp.

Người mắc bệnh gout không nên ăn thịt bò. (Ảnh minh họa).

Người mắc bệnh gout không nên ăn thịt bò. (Ảnh minh họa).

2. Người bị nóng trong

Thịt bò có tính nhiệt, tức là khi ăn vào sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể, đặc biệt là với những người có cơ địa nóng trong dễ gây ra các triệu chứng như: mụn nhọt, viêm da hoặc nhiệt miệng. 

Ngoài ra, thịt bò còn chứa một lượng chất béo cao, có thể gây tăng nhiệt độ cơ thể, làm giảm khả năng giải nhiệt, nên việc tránh thịt bò là điều cần thiết đối với những người dễ bị nóng trong.

3. Người dị ứng với thịt bò

Dị ứng thực phẩm là một tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các protein trong thực phẩm. Mặc dù là thực phẩm phổ biến, nhưng đối với một số người, protein trong thịt bò có thể gây ra phản ứng dị ứng. Triệu chứng có thể bao gồm: phát ban, ngứa ngáy, sưng môi hoặc họng, khó thở, thậm chí sốc phản vệ nguy hiểm tính mạng.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng dị ứng sau khi ăn thịt bò, cần ngừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ để được xét nghiệm, điều trị kịp thời. Ngoài ra, hãy luôn đọc kỹ nhãn thành phần trên các sản phẩm chế biến sẵn để tránh tiếp xúc với thịt bò.

Dị ứng thịt bò có thể dẫn đến nhiều mối nguy hiểm khác cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).

Dị ứng thịt bò có thể dẫn đến nhiều mối nguy hiểm khác cho sức khỏe. (Ảnh minh họa).

4. Người bị bệnh gan hoặc thận

Đối với những người mắc bệnh gan hoặc thận, protein cùng chất béo dồi dào trong thịt bò có thể làm tăng thêm gánh nặng cho gan và thận. Khi ăn thịt bò, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa và chuyển hóa các chất này, dẫn đến việc tăng sản xuất các chất thải, làm cho gan, thận phải hoạt động quá mức. Trong tình trạng sức khỏe của thận suy giảm, nó không những không thể lọc hết các chất độc mà còn khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Tốt nhất, bệnh nhân mắc bệnh gan, thận nên giảm lượng protein động vật trong chế độ ăn và thay thế bằng các nguồn protein thực vật như: đậu nành, đậu hũ hoặc cá. 

14 thay đổi của cơ thể trước khi mắc bệnh thận, ai cũng lầm tưởng bệnh thông thường nên dễ dàng bỏ qua
Bệnh thận là một trong những bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể diễn biến âm thầm mà không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên,...

Bệnh thận

Theo An Thanh - Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe