Từ vụ chú rể đột tử trong ngày cưới, cảnh báo thói quen nhiều người làm sau uống rượu

Ngày 06/06/2019 14:30 PM (GMT+7)

Khi uống rượu nhiều người có thói quen móc họng khi say. Việc làm này tiềm ẩn nhiều mối nguy với sức khỏe hơn bạn nghĩ.

Đột tử sau móc họng khi say

Bệnh viện nhân dân thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vừa qua đã tiếp nhận một bệnh nhân nam vừa mới kết hôn do uống quá nhiều rượu. Trong ngày cưới vì không muốn bị say rượu sớm, anh đã vào nhà vệ sinh móc họng để có thể tiếp tục uống rượu. Khi mãi không thấy anh, mọi người đi tìm và phát hiện anh nằm bất động trong nhà vệ sinh vẫn trong tư thế tay móc cổ họng. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng anh đã tử vong. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nguyên nhân tử vong do anh bị say rượu móc họng làm phần nôn dồn ứ ở thực quản, dẫn đến ngạt thở.

Từ vụ chú rể đột tử trong ngày cưới, cảnh báo thói quen nhiều người làm sau uống rượu - 1

Móc họng khi uống rượu với những người không còn tỉnh táo rất nguy hiểm. Ảnh minh họa

Dùng tay móc họng là thói quen của rất nhiều người khi uống rượu bia để uống được nhiều. Anh Bùi Minh Khoa (Hà Nội) vì không muốn mang tiếng kém nhiệt tình trong các cuộc nhậu cùng bạn bè cũng thường dùng tới chiêu móc họng. Cứ uống đến khi thấy có cảm giác hơi đầy trong dạ dày, anh vào toilet móc họng cho nôn ra hết rồi lại vào uống tiếp. "Chỉ có cách này thì mới uống lâu và nhiều được mà không bị gục trước anh em. Mỗi lần móc họng xong rất mệt nhưng nếu không làm vậy không thể lết về tới nhà..." – anh Khoa nói.

Cách đây không lâu anh P.D.T (Hà Nội) đã nhập viện trong tình trạng nôn ra máu nhiều, người mệt xỉu. Theo người nhà, anh uống rượu khi đi tiếp khách, về nhà vào phòng vệ sinh móc họng để nôn. Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau nôn và đi ngoài ra máu nhiều. Nhờ cấp cứu kịp thời, anh đã qua cơn nguy kịch. Anh được chẩn đoán rách tĩnh mạch thực quản nặng gây chảy máu ồ ạt.

Nói về phương pháp "chống" say này của mọi người, BS Hoàng Xuân Đại cho rằng, móc họng khi say rượu sẽ cho người uống có tâm lý yên tâm hơn cho rằng mình có thể uống thoải mái mà không bị say nên sẽ uống nhiều hơn. Nhưng thực tế lại gây nhiều tác hại. Người sẽ thấy mệt mỏi hơn và càng dễ gây tổn thương cho dạ dày.

Khi nôn nhiều lần, các cơ trong hệ tiêu hóa co bóp mạnh, người uống rượu lại phải dùng tay, nếu móng tay quá dài hay dùng một lực mạnh sẽ khiến cổ họng bị tổn thương, có thể xước… Việc cố gây nôn cho người ngộ độc rượu chỉ đem lại tác dụng khi người uống còn tỉnh táo. Trường hợp nạn nhân không tỉnh táo hay bất tỉnh, việc cố ép gây nôn dễ khiến họ bị sặc thức ăn vào phổi, ngạt thở rất nguy hiểm.

Tránh những sai lầm đáng tiếc

Theo Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cách giải rượu nhanh và đơn giản cho người say trong trường hợp người say rượu còn tỉnh táo là ăn uống đầy đủ, nhất là các thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường. Khi uống rượu mà không ăn gì rất dễ bị hạ đường huyết.

Người bị hạ đường huyết không bổ sung đường kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng. Thức ăn có chứa tinh bột, đường là cách giúp đưa đường huyết của cơ thể về mức an toàn. Trong thực tế đã có trường hợp sau khi uống say về ngủ luôn không ăn gì đã bị hạ đường huyết, tới sáng người nhà đánh thức dậy đã tử vong.

Thứ hai, mọi người nên uống thêm nước có pha một chút muối như nước canh, nước rau, nước khoáng hoặc có thể dùng oresol pha uống.

Thứ 3, sai lầm mọi người hay gặp phải khi say rượu là thấy nóng thốc thẳng quạt vào người. Việc làm này khiến họ dễ bị cảm lạnh, có thể đột tử nếu không được phát hiện sớm.

Thứ 4, giải rượu bằng cách lạm dụng thuốc giải rượu cũng phải thận trọng. Các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan…

Tại Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) thường xuyên tiếp nhận những trường hợp ngộ độc rượu với biểu hiện mệt mỏi, rối loạn tinh thần, thậm chí suy hô hấp, trụy huyết áp, hôn mê... Mọi người hãy tự kiểm soát bản thân để chỉ uống có giới hạn, đừng vì quá chén mà tự gây hại cho bản thân. Tốt nhất hạn chế uống bia rượu.

Viêm phổi, hại gan, chảy máu dạ dày vì uống rượu xong lại giải rượu theo cách này
Cách dùng mẹo giải rượu, giảm đau đầu như dưới đây đã khiến nhiều người bị chảy máu đường tiêu hóa, hại gan, viêm phổi.
Theo P. Thuận
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác