Ung thư không lây nhưng 3 bệnh ung thư này vợ chồng dễ “lây” nhau lúc nào không biết

MINH MINH - Ngày 21/10/2021 06:45 AM (GMT+7)

Ung thư không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có những bệnh ung thư lại "dễ lây" giữa các cặp vợ chồng.

Ung thư có lây hay không?

Nhiều người không khỏi thắc mắc liệu bệnh ung thư có lây truyền trực tiếp không? Đã có không ít những trường hợp các thành viên trong gia đình, cặp vợ chồng cùng bị mắc ung thư. 

Bác sĩ Wang Donglin, Trưởng Khoa Ung thư của Bệnh viện Ung thư Đại học Trùng Khánh, Trung Quốc cho biết: “Bản thân bệnh ung thư không lây. Nhưng các thành viên trong gia đình có thể bị tác động bởi cùng một yếu tố gây ung thư". 

Có một khái niệm được gọi là "ung thư vợ chồng" hay "ung thư hôn nhân" đang dần xuất hiện trong những năm gần đây. Gao Yutang, một nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Thượng Hải cho biết “ung thư vợ chồng” đã trở thành một sự thật không thể chối cãi, thường gặp nhất là sau 60 tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao.

Ung thư không lây nhưng các cặp vợ chồng sống chung lâu ngày dễ có lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống giống nhau nên mắc bệnh cũng giống nhau. (Ảnh minh họa)

Ung thư không lây nhưng các cặp vợ chồng sống chung lâu ngày dễ có lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống giống nhau nên mắc bệnh cũng giống nhau. (Ảnh minh họa)

Thực tế, ung thư không phải là một bệnh truyền nhiễm. Sự xuất hiện của "ung thư hôn nhân" bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi lối sống và nhịp độ cuộc sống cùng với thói quen ăn uống của các cặp vợ chồng, chẳng hạn như:

- Ăn chung nồi, chung thìa, cùng uống nước bị ô nhiễm;

- Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm bảo quản trong thời gian dài;

- Cũng ăn thực phẩm bị nhiễm Aspergillus flavus;

- Ba bữa ăn ở nhà là thức ăn nhiều chất béo, nhiều muối, ít chất xơ,…;

- Thói quen ăn đồ cay, nóng trong thời gian dài;

-  Ăn quá nhanh

Đây có thể trở thành những yếu tố gây ung thư của bệnh ung thư đường tiêu hóa. 

Một ví dụ khác, nếu các thành viên trong gia đình cùng có thói quen hút thuốc, hoặc một bên hút thuốc, dẫn đến việc bên kia hút thuốc thụ động, do đó cùng trở thành nhóm dễ bị ung thư miệng, ung thư phổi,...

Dưới sự tấn công của các yếu tố gây ung thư này, vợ chồng sống cùng nhau lâu dài sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với cùng một yếu tố gây ung thư, lâu ngày sẽ dẫn đến “ung thư hôn nhân”.

Những bệnh ung thư nào có khả năng phát triển thành "ung thư hôn nhân" nhất?

Có 3 loại bệnh ung thư dễ xảy ra cùng lúc với các cặp vợ chồng. Nếu người bạn đời của bạn mắc 1 trong 3 bệnh dưới đây, bạn cũng nên đi khám sớm và kiểm tra lại những thói quen xấu của cả hai để nhanh chóng sửa chữa.

1. Ung thư hệ tiêu hóa

Ung thư không lây nhưng 3 bệnh ung thư này vợ chồng dễ “lây” nhau lúc nào không biết - 2

Ung thư dạ dày và ung thư ruột là hai bệnh "ung thư hôn nhân" thường gặp, nguyên nhân chính là do vợ chồng ăn chung một bàn, thói quen ăn uống sẽ trở nên giống nhau. Ví dụ, ăn quá nhiều đồ chua sẽ không chỉ làm tăng gánh nặng cho thận mà nitrit có trong chúng còn làm tăng nguy cơ ung thư lên rất nhiều.

Ngoài ra, điều đáng chú ý là vi khuẩn Helicobacter pylori, “thủ phạm” gây ung thư dạ dày, có thể xâm nhập vào bữa ăn qua nước bọt và hình thành ổ bệnh trong bữa ăn.

Nên làm gì?

Nếu một bên bị ung thư dạ dày hoặc ung thư ruột thì tốt nhất bên còn lại nên đi nội soi dạ dày hoặc nội soi đại tràng. Đặc biệt nếu bạn bị ung thư dạ dày thì nên đến bệnh viện kiểm tra để phát hiện liệu có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

2. Ung thư phổi

Ung thư không lây nhưng 3 bệnh ung thư này vợ chồng dễ “lây” nhau lúc nào không biết - 3

Bệnh ung thư phổi có mối liên hệ rất lớn với việc hút thuốc lá, khói thuốc và môi trường sống. Nếu trong gia đình có một người hút thuốc thì các thành viên khác trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc và nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sẽ tăng lên đáng kể.

Ngoài ra, môi trường sinh hoạt chung của vợ chồng như khói bếp nấu nướng ở nhà, các chất độc hại hình thành do trang trí nhà cửa sẽ khiến cả vợ và chồng cùng bị hại.

Nên làm gì?

Nếu vợ hoặc chồng bị ung thư phổi, người còn lại có thể sử dụng phương pháp chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI), kiểm tra hạt nhân phóng xạ; chụp PET-CT có thể giúp phân biệt các mô ung thư và không ung thư.

3. Ung thư gan

Ung thư không lây nhưng 3 bệnh ung thư này vợ chồng dễ “lây” nhau lúc nào không biết - 4

Ung thư gan cũng là căn bệnh khá phổ biến ở các cặp vợ chồng. Một phần nguyên nhân là do vợ hoặc chồng là bệnh nhân viêm gan B, đây là nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan. Nếu một trong hai vợ chồng mắc bệnh, virus có thể lây lan qua đường tình dục, làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của người kia.

Nên làm gì?

Điều quan trọng nhất là phòng và điều trị bệnh viêm gan B. Để phòng ngừa bệnh viêm gan B, cần phải khám viêm gan B định kỳ, sau đó là tiêm vắc xin viêm gan B. Do các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm gan B không rõ ràng nên hầu hết bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B đều không biết, phải sử dụng các phương tiện thăm khám viêm gan B để virus viêm gan B “lộ diện”.

Làm thế nào để ngăn ngừa "ung thư hôn nhân"?

Nếu vợ hoặc chồng bị ung thư, thì người còn lại vẫn có thể tránh được nếu chủ động phòng ngừa. Nếu một bên có những thói quen xấu, bên kia nên cải thiện nó theo hướng lành mạnh, đừng nhượng bộ hoặc làm ngơ. Nhưng nếu đã là một cặp vợ chồng mắc bệnh ung thư thì tâm lý của đôi bên rất quan trọng.

Để phòng tránh ung thư, các cặp vợ chồng cần chú ý những điểm sau:

- Điều chỉnh tâm lý: Kiểm soát cảm xúc tốt, có thái độ sống lạc quan, lạc quan, vui cười trong cuộc sống. Vợ chồng chung sống với nhau không tránh khỏi những xung đột trong cuộc sống.

Khi giải quyết những mâu thuẫn này, không nên phân tranh cao thấp, ai đúng ai sai. Xét cho cùng, đàn ông và phụ nữ không chỉ có sự khác biệt rõ ràng về nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, hành vi mà còn cả cách diễn đạt bằng ngôn ngữ. Vì vậy, thẳng thắn trao đổi những suy nghĩ thực tế chính là cách để các cặp đôi hòa hợp.

- Kiên trì tập thể dục: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội và thực hiện rèn luyện thể dục lành mạnh. Ngay cả với bệnh nhân ung thư, việc tập thể thao cũng có thể gia tăng sự hồi phục.

Ung thư không lây nhưng 3 bệnh ung thư này vợ chồng dễ “lây” nhau lúc nào không biết - 5

- Nâng cao khả năng miễn dịch: Nếu hệ miễn dịch kém dễ bị ung thư tìm đến nên chú ý tìm cách để cải thiện sức khỏe bản thân.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Ăn ít thức ăn nhiều chất béo và đồ ngọt; ăn ít muối, hun khói, chiên, nướng và thực phẩm có chứa phụ gia; tránh thực phẩm bị mốc; ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các loại đậu, nhiều chất đạm

- Cải thiện môi trường: Giữ phòng sạch sẽ và vệ sinh, không hút thuốc hoặc nuôi chim thú trong phòng,... Thường xuyên mở cửa sổ để thông gió và giữ không khí trong nhà trong lành,...

- Khám sức khỏe định kỳ: Việc phát hiện sớm khối u có thể điều trị hiệu quả nhưng để muộn sẽ khó hơn, vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên của cả hai vợ chồng là rất cần thiết.

Nữ ca sĩ 39 tuổi qua đời vì ung thư, 2 hành vi của cô là bài học đắt giá
Qua đời vì căn bệnh ung thư ở tuổi 39, nữ ca sĩ Mai Diễm Phương đã khiến nhiều người thương tiếc nhưng điều tiếc nuối nhất là cô đã bỏ lỡ cơ hội điều...

Bệnh phụ khoa ở nữ giới

MINH MINH (Dịch từ The Paper)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư