Ly nước đầu tiên vào buổi sáng rất quan trọng nhưng nhiều người lại uống không đúng cách. Đặc biệt, những cách uống nước dưới đây không phải để nuôi dưỡng sức khỏe mà là hủy hoại cơ thể.
Ai cũng biết buổi sáng sáng thức dậy uống một cốc nước là một thói quen rất tốt. Uống nước khi thức dậy có thể bổ sung lượng nước bị mất do quá trình trao đổi chất của cơ thể trong một đêm ngủ. Hơn nữa, một cốc nước vào buổi sáng cũng có thể làm giảm độ nhớt của máu và thúc đẩy tuần hoàn máu, rất tốt cho sức khỏe tim mạch và mạch máu não.
Ly nước đầu tiên vào buổi sáng rất quan trọng nhưng nhiều người lại uống không đúng cách. Đặc biệt, những cách uống nước dưới đây không phải để nuôi dưỡng sức khỏe mà là hủy hoại cơ thể.
Ly nước đầu tiên trong buổi sáng, uống theo cách này thành "thuốc độc mãn tính"
1. Uống quá nhiều nước dẫn đến đau tim
Uống nước buổi sáng là tốt nhưng lượng phải vừa đủ. Uống quá nhiều nước một lúc sẽ nhanh chóng làm loãng máu và tăng gánh nặng cho tim. Buổi sáng thức dậy tỉ lệ nhồi máu cơ tim và đột quỵ rất cao, nếu bổ sung nước rất dễ dẫn đến tình trạng tim bị “đình công”. Hơn nữa, uống quá nhiều nước vào buổi sáng sẽ làm loãng axit trong dạ dày.
Khuyến cáo: Không nên uống nhiều nước vào buổi sáng. Tốt nhất là không nên uống quá 150 ml nước khi bụng đói, tức là khoảng nửa cốc. Ngoài ra, khi uống nước, bạn nên chú ý uống từng ngụm và uống từ từ.
2. Các loại nước có thể gây hại cho thận, mạch máu cũng bị tổn thương
Có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên uống gì vào buổi sáng sau khi thức dậy, có người cho rằng nước muối, có người khuyên dùng nước mật ong... vậy cái nào tốt hơn?
Nước trái cây, cà phê, sữa và đồ uống khác: Không khuyến khích
Không thay thế nước trái cây, cà phê, sữa, soda và đồ uống khác cho ly nước đầu tiên vào buổi sáng. Những thực phẩm này sẽ khiến cơ thể bắt đầu quá trình tiêu hóa và hấp thu trong tình trạng thiếu nước, không có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa. Hơn nữa, một số loại đồ uống có tác dụng lợi tiểu, không những không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể mà còn khiến cơ thể bị thiếu nước.
Nước muối: Không khuyến khích
Buổi sáng là thời gian huyết áp tăng cao, lúc này máu đang đặc, ăn nhiều muối sẽ càng làm huyết áp tăng lên. Hơn nữa, điều này cũng làm tăng lượng muối không cần thiết và tăng gánh nặng cho thận.
Nước mật ong: Khuyển khích
Đối với những người bị táo bón, uống nước mật ong vào buổi sáng là một lựa chọn tốt, lưu ý nên pha mật ong với nước ấm thay vì nước đun sôi.
Nước lọc: Lựa chọn tốt nhất
So với nước mật ong và nước muối nhạt, nước lọc không chứa đường hoặc muối, không tạo gánh nặng cho thận và hệ tim mạch, vì vậy nó là lựa chọn tốt nhất cho hầu hết mọi người.
3. Không chú ý nhiệt độ nước có thể làm tổn thương dạ dày và gây ung thư
Một số người sau khi thức dậy vào buổi sáng, vội vàng đi làm nên không chú ý nhiều đến nhiệt độ của nước, người thì uống nước nóng, người lại thích nước lạnh.
Nước quá lạnh dễ gây kích ứng ruột và dạ dày, làm co nhanh các mạch máu niêm mạc dạ dày, gây khó chịu đường tiêu hóa, thậm chí tiêu chảy. Đặc biệt là những người không tốt về dạ dày và đường ruột, uống nước lạnh rất có hại. Đối với những người mắc bệnh tim mạch, uống nước quá lạnh vào buổi sáng cũng có thể gây ra tình trạng đau tim cấp.
Nước quá nóng thậm chí còn tệ hơn. Uống nước quá nóng thường xuyên có thể làm hỏng thực quản và gây ung thư trong những trường hợp nghiêm trọng. Màng nhầy trên bề mặt thực quản rất mỏng manh và dễ vỡ, rất dễ bị bỏng khi uống nước ở nhiệt độ trên 65°C; thường xuyên bị bỏng sẽ gây ra ngày càng nhiều tế bào bất thường và cuối cùng trở thành ung thư. Do đó, đồ uống nóng trên 65 ° C đã được xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A.
Gợi ý: Khi trời nóng, nhiệt độ nước có thể gần bằng nhiệt độ phòng, khi trời lạnh, nhiệt độ nước có thể cao hơn một chút để tránh gây kích ứng đường tiêu hóa, nhưng không quá 50°C.
4. Uống nước trước khi đánh răng vào buổi sáng, sẽ nuốt tất cả các loại vi khuẩn?
Nhiều người cho rằng, ngủ dậy nên đánh răng trước khi uống nước, bởi nếu uống nước trực tiếp sẽ mang vi khuẩn, chất bẩn từ khoang miệng vào cơ thể con người. Thực chất trong miệng, ổ vi khuẩn cơ bản là cao răng, hoặc mảng bám. Mảng bám răng hầu như chỉ có thể được loại bỏ bằng tác động vật lý (chải và chà xát). Uống nước không thể làm trôi các mảng bám trên răng.
Do đó, không cần lo lắng về việc có nhiều vi khuẩn ăn vào cơ thể. Ngay cả khi một phần vi khuẩn được uống với nước, qua đường tiêu hóa, chúng sẽ bị tiêu diệt bởi axit dịch vị. Do đó, việc đánh răng hay uống nước trước chỉ là thói quen cá nhân, người bình thường không phải lo lắng về điều đó. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm nha chu, viêm nướu và các bệnh răng miệng khác, tốt nhất bạn nên đánh răng trước khi uống nước.