Hạt cam, múi cam, cùi và vỏ cam... đều có những tác dụng riêng rất hữu ích.
Quả cam rất gần gũi với chế độ thực phẩm của con người. Quả này có nhiều từ cuối thu sang đông, hương vị đa dạng từ chua đến ngọt.
Cam tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
Lợi ích nói chung của quả cam
Tất cả các loại cam đều có lợi ích đáng kinh ngạc với sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cam có tác dụng sức khỏe đáng kể đối với một loạt bệnh mãn tính.
Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Western Ontario ở Canada, cam không chỉ giúp ngăn ngừa béo phì mà còn ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại hai. Hợp chất trong cam giúp chống lại chứng xơ vữa động mạch, nguyên nhân cơ bản của hầu hết các cơn đau tim và đột quỵ.
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Diabetes, Mỹ, cho thấy trong quả cam có dồi dào lượng nobiliptin, có tác dụng lớn với sức khỏe. Trong thí nghiệm, nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn chế độ ăn phương Tây giàu chất béo có hại và đường đơn để nghiên cứu tác động của nobiliptin đối với hội chứng chuyển hóa ở người. Kết quả là, nhóm chuột đầu tiên trở nên béo phì và có tất cả các dấu hiệu liên quan đến hội chứng chuyển hóa như tăng cholesterol và triglyceride, nồng độ insulin và glucose trong máu cao, gan nhiễm mỡ. Hội chứng chuyển hóa làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường loại hai.
Nhóm chuột thứ hai có chế độ ăn giống hệt như nhóm đầu tiên nhưng các nhà nghiên cứu đã thêm nobiliptin vào. Những con chuột không có mức cholesterol, triglyceride, insulin hoặc glucose cao và tăng cân bình thường. Ngoài ra, những con chuột trở nên nhạy cảm hơn với tác động của insulin.
Thông qua thí nghiệm, các nhà nghiên cứu kết luận rằng nobiliptin có thể ngăn chặn sự tích tụ chất béo trong gan bằng cách kích thích sự biểu hiện của các gen liên quan đến việc đốt cháy chất béo dư thừa và ngăn chặn các gen chịu trách nhiệm tạo ra chất béo.
Trong một nghiên cứu dài hạn, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra nobiliptin bảo vệ động vật khỏi chứng xơ vữa động mạch. Cam còn chứa citrus, một loại flavonoid có tác dụng ức chế bệnh bạch cầu.
6 bộ phận của quả cam có tác dụng chữa bệnh, theo Đông y
Múi cam: Dưỡng ẩm cho phổi, chống ung thư
Múi cam có vị chua ngọt, dễ ăn, khi đi vào kinh mạch phổi và dạ dày sẽ có tác dụng bổ tỳ vị, khai vị, điều khí, nhuận phế, làm hết khát, dưỡng phổi, trị khí tức ở ngực, buồn nôn, chán ăn. Ăn cam giúp chữa dạ dày âm hư, miệng khát, ho do phổi nhiệt, giải rượu cho người uống rượu nhiều.
Bộ phận nào của quả cam cũng tốt. (Ảnh minh họa)
Múi cam rất giàu vitamin C, có tác dụng huy động hệ thống miễn dịch của cơ thể. Mỗi ngày ăn vài múi cam có thể ngăn ngừa cảm lạnh. Thịt quả cam tươi có chứa chất chống ung thư, có thể phân hủy các hóa chất gây ung thư, ức chế và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời, có thể tăng gấp đôi hoạt động của các enzym giải độc trong cơ thể người và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Vỏ cam: Giảm đờm, giảm ho
Cam sau khi ăn xong có thể lấy vỏ phơi khô. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, vỏ cam có tác dụng chữa bệnh. Vỏ có vị cay nồng, đắng và tính ấm, giúp thông kinh lạc tỳ và phổi. Khi phơi vỏ cam, nên chọn loại da vàng sẫm, cùi trắng dày, nhiều dầu và mùi thơm. Vỏ cam giúp giải đờm, thúc đẩy hô hấp lưu thông và giảm đau.
Màng xơ: Trị đờm ứ, hạ cholesterol
Màng xơ của vỏ cam là dây lưới màu trắng bao lấy các múi, còn gọi là tơ cam. Lớp này có vị ngọt, tính bình, vị đắng, giúp hỗ trợ gan, phổi, đau tức ngực, ho. Vì màng xơ cam rất giàu vitamin P nên có tác dụng ngăn ngừa cao huyết áp. Lớp màng này giàu chất xơ và pectin nên có thể giúp nhuận tràng, giảm cholesterol.
Lá cam: Chữa chứng rối loạn thần kinh
Tinh dầu trong lá cam rất tốt, có vị hăng, đắng, tính bình, là vị thuốc tốt để điều trị chứng rối loạn thần kinh. Ngoài ra, tinh dầu trong lá cam còn có thể trị ho, trị nhiệt phổi. Bạn có thể lấy một nắm lá cam, thêm một lượng phổi lợn tươi vừa đủ, rửa sạch phổi lợn, cho nước vào đun sôi, khi chín thì cho lá cam và một ít muối vào, nấu chín rồi ăn.
Hạt cam: Trị sưng đau tinh hoàn
Hạt cam không độc, tính bình, vị đắng, có tác dụng điều hòa khí, giảm tiêu giảm đau, thường được dùng trong lâm sàng chữa sưng đau tinh hoàn, sưng đau tuyến vú, đau đại tràng...
Nếu bạn bị đau bụng kinh, dùng 10 gam hạt cam, 10 gam ý dĩ, 10 gam tiểu hồi hương, cho các dược liệu vào nồi với nước lạnh, tiếp tục sắc trong 20 phút, lọc bỏ bã thuốc và uống nước này.
Những lưu ý khi ăn cam
Ăn quá nhiều cam không tốt. Ăn quá nhiều cam dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ, gây khó chịu cho dạ dày, khiến bạn dễ bị chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi và buồn nôn. Theo các nghiên cứu, việc hấp thụ quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến chứng ợ chua, nôn mửa, mất ngủ và đau tim.
Không nên ăn cam với sữa: Protein trong sữa dễ phản ứng với axit trái cây và vitamin C trong cam, gây đông đặc sữa lại thành cục, không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu mà còn gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Vì vậy, không nên uống sữa trong vòng một giờ trước và sau khi ăn cam.
Nếu cảm nóng, nên ăn cam, nhưng nếu cảm lạnh thì không nên ăn.