Xôn xao một gia đình 3 người mất mạng sau khi ăn tỏi nhưng chuyên gia lý giải sự thật

Ngày 06/02/2019 19:00 PM (GMT+7)

Tỏi là một thực phẩm phổ biến trong cuộc sống, nó không chỉ là gia vị mà còn rất có lợi đối với sức khỏe và mộc nhĩ đen cũng là sản phẩm được rất nhiều người ưa thích, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

Gần đây, theo trang Sohu cho biết, trên mạng xã hội Trung Quốc chia sẻ rất nhiều về một video nói về thông tin “một gia đình 3 người chết sau khi ăn tỏi”, trong đoạn video chỉ ra rằng, nguyên nhân gây tử vong là vì món tỏi xào với mộc nhĩ ngâm trong thời gian dài, khiến các độc tố khởi phát hoàn toàn, dẫn đến 3 người trong một gia đình tử vong.

Xôn xao một gia đình 3 người mất mạng sau khi ăn tỏi nhưng chuyên gia lý giải sự thật - 1

Xôn xao một gia đình 3 người mất mạng sau khi ăn tỏi nhưng chuyên gia lý giải sự thật - 2

Xôn xao một gia đình 3 người mất mạng sau khi ăn tỏi nhưng chuyên gia lý giải sự thật - 3

Những hình ảnh cắt từ video, cho rằng tỏi không nên ăn cùng với mộc nhĩ và xoài.

Trong video còn khuyến cáo không nên ăn chung tỏi với quả xoài. Tin tức được đưa ra đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Vậy tỏi có thật sự là không thể ăn tỏi với mộc nhĩ và xoài hay không? Các chuyên gia y tế sẽ giải thích rõ về vấn đề này.

Mộc nhĩ xào với tỏi tại sao lại gây ngộ độc thực phẩm?

Tỏi xào với mộc nhĩ dẫn đến ngộ độc, không phải là tỏi khiến cho các chất độc thoát ra hoàn toàn, mà là do mộc nhĩ bị ngâm quá lâu, sau khi ăn có thể gây ngộ độc cấp tính. Trong thực tế, mộc nhĩ không độc hại, nhưng nếu mộc nhĩ khô ngâm trong thời gian dài, chúng sẽ bị nhiễm vi khuẩn và nấm mốc, và sản sinh ra các chất có hại như aflatoxin và penicillin.

Xôn xao một gia đình 3 người mất mạng sau khi ăn tỏi nhưng chuyên gia lý giải sự thật - 4

Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc là do mộc nhĩ ngâm trong thời gian quá lâu

Đặc biệt là vào mùa hè, khi nhiệt độ cao và thời tiết nóng, mộc nhĩ khi ngâm trong nước dễ bị nấm mốc. Ngộ độc mộc nhĩ có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và suy nội tạng.

Mộc nhĩ ngâm nên chú ý những gì?

Tránh thời gian ngâm quá lâu: Thời gian ngâm mộc nhĩ, bình thường với nước lạnh là khoảng 3 tiếng, sau đó tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh. Nếu ngâm mộc nhĩ quá 8 tiếng, hàm lượng vi khuẩn và nấm mốc sẽ tăng lên gấp nhiều lần, sản sinh độc tố và dễ khiến con người bị trúng độc.

Giảm lượng thuốc trừ sâu: Nấm khô sau khi ngâm trong nước lạnh khoảng 3-4 tiếng, rửa lại dưới vòi nước chảy 2-3 lần, điều này giúp làm giảm đáng kế lượng thuốc trừ sâu còn sót lại.

Xôn xao một gia đình 3 người mất mạng sau khi ăn tỏi nhưng chuyên gia lý giải sự thật - 5

Ăn mộc nhĩ tươi cũng cần phải rửa thật kỹ

Ngoài ra, cũng cần phải thận trọng khi sử dụng mộc nhĩ tươi. Mộc nhĩ tươi chứa một chất nhạy cảm ánh sáng - porphyrin, chất này đi theo máu có thể được phân phối đến các tế bào biểu bì của con người. Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nó có thể gây viêm da, da dễ bị ngứa, phù và thậm chí là hoại tử cục bộ.

Chất porphyrin còn dễ dàng được hấp thụ bởi niêm mạc ở cổ họng, dẫn đến sưng họng. Tuy nhiên, xác suất ngộ độc nấm tươi là rất thấp. Ngay cả khi bị nhiễm độc, hậu quả không nghiêm trọng. Trước khi ăn, nấm tươi có thể rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ porphyrin.

Tỏi và xoài không thể ăn cùng nhau, điều đó có đúng không?

Trong video có nói rằng tỏi không thể ăn được với xoài. Thực tế, xoài rất giàu chất dinh dưỡng như axit trái cây và axit amin. Vì xoài chứa nhiều chất gây kích ứng, sau khi tiếp xúc với da, dễ gây dị ứng, nghiêm trọng còn xuất hiện sưng đỏ, đau, do vậy rất nhiều người bị dị ứng xoài.

Xôn xao một gia đình 3 người mất mạng sau khi ăn tỏi nhưng chuyên gia lý giải sự thật - 6

Tỏi ăn với xoài gây ngộ độc là thông tin không có cơ sở.

Tuy nhiên nếu bạn không có dị ứng với xoài, ăn tỏi cũng không cảm thấy khó chịu, thì 2 loại thực phẩm này ăn cùng nhau sẽ không gây vấn đề gì. Do đó, việc tỏi ăn chung với xoài bị ngộ độc là không có cơ sở. Thực phẩm bình thường chỉ cần cơ thể ăn không có vấn đề xảy ra, thì đều có thể ăn chung với nhau được.

Tỏi phi ở nhiệt độ cao gây ung thư, điều này đúng hay sai?

Trên thực tế, nhiều người có thói quen phi tỏi để tạo mùi thơm cho món ăn. Nhiệt độ chiên tỏi tương đối cao, ở nhiệt độ cao sẽ có thể sản sinh acrylamide. Acrylamide là một chất có khả năng gây ung thư cao ở người và có nhiều rủi ro trong thực phẩm nấu ở nhiệt độ cao.

Xôn xao một gia đình 3 người mất mạng sau khi ăn tỏi nhưng chuyên gia lý giải sự thật - 7

Tỏi chiên ở nhiệt độ cao không gây ung thư

Tất cả các loại thực phẩm có chứa carbohydrate đều sản xuất acrylamide ở nhiệt độ 120°C. Ngoài tỏi thì hành, gừng nấu ở nhiệt độ cao cũng vậy. Do đó, nguy cơ gây ung thư là do nấu ở nhiệt độ cao dẫn đến chứ không phải do tỏi.

Vậy tỏi sau khi chiên ở nhiệt độ cao có ăn được không?

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về các chất gây ô nhiễm thực phẩm, giới hạn của lượng acrylamide là 180 μg/kg trọng lượng cơ thể. Đối với một phụ nữ nặng 50kg, mỗi ngày ăn lượng acrylamide an toàn là 9mg.

Xôn xao một gia đình 3 người mất mạng sau khi ăn tỏi nhưng chuyên gia lý giải sự thật - 8

Nhiều loại rau như tỏi, củ hành,… sẽ sản xuất acrylamide sau khi được chiên ở nhiệt độ cao. Hàm lượng acrylamide của tỏi chiên là 200μg/kg, ít hơn nhiều so với lượng an toàn. Do đó, ăn tỏi chiên dầu sẽ không gây hại cho sức khỏe con người và có thể tiêu thụ một cách an toàn.

Đây là điều kỳ diệu xảy ra với cơ thể khi bạn ăn tỏi mỗi ngày
Các bác sĩ khuyên bạn nên ăn 4 tép tỏi mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn.
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngộ độc thực phẩm