Ly hôn là trả xong 1 món nợ, nhưng có người phụ nữ ly hôn lại bắt đầu 1 món nợ tiền tỷ

Thanh Ba - Ngày 06/06/2023 14:00 PM (GMT+7)

Nhiều người tặc lưỡi kết thúc một cuộc hôn nhân là đã trả xong một món nợ. Thế nhưng, chuyện thật như đùa khi một người phụ nữ lại bắt đầu một món nợ… bởi lúc ra tòa nhà chồng tính công trông trẻ và tiền ở trọ bằng tiền tỷ.

Ly hôn đâu đơn giản là chia tay mà có khi là chia tài sản, chia con cái và thậm chí là… những khoản nợ như thế. 

Câu chuyện được luật sư Hà Trọng Đại chia sẻ này đang khiến cư dân mạng phẫn nộ. Sau 16 năm chung sống, lúc ra tòa xử ly hôn, bố mẹ chồng người phụ nữ này cho rằng căn nhà 2 vợ chồng cùng công xây (trên nền đất của bố mẹ chồng) không được coi là tài sản có thể chia. Ông bà nội của các con chị còn làm đơn đòi tiền trông trẻ với bài toán được tính khá chi li. Hai đứa trẻ, mỗi đứa trông trong 5 năm là 120 tháng, mỗi tháng 5 triệu, như vậy con dâu ông bà phải trả 600 triệu đồng. 

Ngoài ra, mỗi tháng người phụ nữ này sống trên nền đất của ông bà nên mỗi tháng phải trả 2,5 triệu đồng tiền ở trọ, tính ra là 415 triệu. Như vậy, với 2 khoản nợ mẹ chồng tính thì chị vợ hiện đang nợ gia đình nhà chồng tiền tỷ, sau 16 năm làm dâu và sinh 2 đứa con. 

Câu chuyện ly hôn đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội.

Câu chuyện ly hôn đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. 

Câu chuyện vô lý và nực cười trên khiến cho nhiều chị em phát tức giùm. Sau bao nhiêu năm làm vợ, làm mẹ, đến lúc tan đàn xẻ nghé thì cuối cùng thứ người vợ nhận được là sự “đối đãi” đến cạn tình từ phía nhà chồng. Dù người viết đơn ‘đòi nợ’ là bố mẹ chồng, nhưng sự im lặng tưởng như vô can của người chồng cho thấy 1 sự đồng thuận ngầm trong đó. 

Phụ nữ thường nói với nhau sau một cuộc hôn nhân đứt gãy “hôn nhân lãi mỗi đứa con”, nhưng trong trường hợp này thì người phụ nữ kia không lãi mà còn mang nợ tiền tỷ. Thôi khoan nói về thanh xuân, về tuổi trẻ và sự hy sinh ở mỗi cuộc hôn nhân vì nếu đã lựa chọn thì không nên than phiền. Sự hy sinh phụ nữ đã dành cho cuộc hôn nhân này là tự nguyện, thanh xuân phụ nữ mất đi thì đối phương cũng phải trả tương tự. Nhưng cuối cùng lấy chồng xong rồi chia tay đổi lại món nợ tiền thuê trọ mà nhà chồng, tiền trông trẻ ông bà nội con mình ghi đơn thì cay đắng biết bao. 

Theo luật sư Hà Trọng Đại, người vợ có quyền đòi chia tài sản là ngôi nhà 2 vợ chồng cùng đầu tư xây trên nền đất nhà chồng và những khoản “đòi nợ” của bố mẹ chồng là không có căn cứ. Tuy nhiên, cái cay đắng đáng nói là sự cạn tình từ gia đình người chồng và sự im lặng đồng tình của người đàn ông chị đã từng đầu gối, tay ấp đến 16 năm.

Sự im lặng đồng thuận với cha mẹ mình đòi tiền người vợ công trông cháu và tiền ở trọ thì hẳn người chồng không vô can.

Sự im lặng đồng thuận với cha mẹ mình đòi tiền người vợ công trông cháu và tiền ở trọ thì hẳn người chồng không vô can.

Ly hôn là sự kết thúc cho 1 cuộc hôn nhân, nhưng cũng là khởi đầu cho cuộc sống mới của người phụ nữ. Có thể họ sẽ biết thương chính mình hơn, biết sống cho chính mình hơn và tự do hơn… đó là điều mà nhiều phụ nữ khi đứng trong 1 cuộc hôn nhân có thể lỡ quên. Vì vậy, ly hôn không phải là chấm hết, không phải là một bi kịch, nhưng rất có thể là… những điều bất ngờ mà phụ nữ không thể lường trước. Người ta bảo muốn biết bộ mặt thật của đàn ông thì hãy đợi đến lúc ly hôn và trường hợp này phải chăng là một ví dụ? Sự im lặng đồng thuận với cha mẹ mình đòi tiền người vợ công trông cháu và tiền ở trọ thì hẳn anh ta không vô can.

Có thể có những uẩn khúc nào bên trong, có thể có bí mật người trong cuộc chưa chia sẻ. Nhưng cách hành xử sau cuối mà một người đàn ông tử tế nên làm là “nếu không nói được gì tốt đẹp thì hãy im lặng”, nhưng tuyệt nhiên không phải là cách im lặng để bố mẹ mình đòi nợ vợ khi chấm dứt một cuộc hôn nhân như thế này. 

Người đàn ông ấy mong đợi điều gì? Sự công bằng? Trả thù ư? hoặc “lành làm gáo vỡ làm muôi”? Đổi lại người đàn ông ấy sẽ nhận được gì? Một mối quan hệ vỡ nát sau khi tan đàn xẻ nghé? Những đứa con có cha mẹ không đội trời chung? Cuộc chiến hậu ly hôn không có hồi kết bởi những trái tim rách nát xử lý khủng hoảng đầy hằn học?

Về nhà ngoại ở sau ly hôn, nửa đêm nghe bố mẹ nói chuyện, tôi ôm con đi ngay trong đêm
Biết rằng đoạn đường phía trước chẳng hề dễ dàng, nhưng tôi phải mạnh mẽ và dũng cảm tiến lên.

Tâm sự

Theo Thanh Ba
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hôn nhân gia đình