Sau khi mọi việc xong xuôi, lên phòng tân hôn nghỉ ngơi thì lúc bấy giờ tôi mới có thời gian xem tờ giấy mẹ đưa cho. Tôi xúc động nghĩ có khi nào mẹ viết thư cho con gái, dặn dò, bày tỏ tình yêu thương khi tôi về nhà chồng?
Tôi và Thắng tiến đến hôn nhân sau gần 1 năm yêu nhau. Tôi là cô gái xinh xắn, có học thức, có công ăn việc làm tử tế, còn Thắng gia đình khá giả, điều kiện tương đối tốt. Chúng tôi có thể coi là xứng đôi vừa lứa, trai tài gái sắc. Có được chàng rể như Thắng, bố mẹ tôi đồng thời rất vui mừng.
Đám cưới của hai đứa diễn ra rất đầm ấm trong sự chúc phúc của gia đình đôi bên và tất cả bạn bè, người quen. Trong đám tiệc, mẹ chồng lên trao cho chúng tôi 1 cây vàng làm vốn, phía nhà tôi mẹ đẻ lên tặng hai vợ chồng 3 chỉ vàng.
Nhà tôi lép vế nhà Thắng nhưng không ai xì xầm chê bai bất cứ điều gì. Bố mẹ Thắng đều là những người hiểu biết, Thắng lấy tôi không vì tiền bạc mà tôi thì càng hiểu hoàn cảnh nhà mình nên chưa bao giờ đòi hỏi. Đi kèm với 3 chỉ vàng ấy mẹ còn dúi vào tay tôi một tờ giấy và dặn khi về hãy mở ra xem.
Trong đám tiệc, phía nhà tôi thì mẹ đẻ lên tặng hai vợ chồng 3 chỉ vàng. (Ảnh minh họa)
Sau khi mọi việc xong xuôi, lên phòng tân hôn nghỉ ngơi thì lúc bấy giờ tôi mới có thời gian xem tờ giấy mẹ đưa cho. Tôi xúc động nghĩ có khi nào mẹ viết thư cho con gái, dặn dò, bày tỏ tình yêu thương khi tôi về nhà chồng?
Vậy nhưng khi những dòng chữ hiện ra trước mắt, tôi không khỏi bủn rủn cả chân tay. Tờ giấy mà mẹ đưa cho tôi chính là giấy nợ, số tiền lên đến 700 triệu đồng và người vay nợ là em trai tôi!
Nhìn tờ giấy nợ trên tay, tôi chỉ biết khóc cạn nước mắt. Chẳng cần gọi cho mẹ xác nhận, tôi cũng thừa hiểu ý đồ của bà khi đưa cho tôi tờ giấy nợ này.
Nhà tôi có hai chị em nhưng từ nhỏ bố mẹ đã thiên vị con trai, có gì ngon đẹp tôi đều phải nhường cho em. Em trai tôi luôn được mua quần áo mới, giày dép, cặp sách đẹp, đồ chơi và tiền tiêu vặt không thiếu thứ gì. Nói không ngoa chứ bố mẹ đối xử với tôi và em trai chẳng khác gì với con ruột và con nuôi cả.
Sau này tôi ra trường đi làm, kiếm được đồng nào đều phải chu cấp cho nó ăn chơi tiêu xài. Vài bữa nó lại về báo nợ gia đình, khi thì chục triệu, lúc đến cả vài chục triệu. Tôi có tiền đều bỏ ra trả nợ cho em trai, nhiều lúc rất tủi thân nhưng nghĩ chị em trong nhà chẳng lẽ lại không cứu giúp.
Thời điểm tôi gần kết hôn thì em tôi bắt đầu vướng vào đỏ đen, bố mẹ đã phải bỏ ra 300 triệu trả nợ cho nó một lần. Cứ tưởng sau lần ấy nó sẽ chừa nhưng không, mọi chuyện lại càng tồi tệ hơn nữa. Tờ giấy nợ 700 triệu này chính là minh chứng.
Nếu Thắng biết về tờ giấy nợ này, không hiểu anh sẽ nghĩ sao về gia đình tôi nhà vợ? (Ảnh minh họa)
Tại sao mẹ tôi lại đưa tờ giấy đó cho con gái ư? Có gì khó hiểu đâu khi mà bố mẹ tôi đã cạn kiệt tiền nong, cả rồi, vốn nhà tôi chẳng giàu có gì cho cam. Còn mảnh đất và căn nhà nhỏ đang ở, nếu bán đi nữa thì ông bà biết sống ở đâu? Mẹ tôi cho rằng nhà Thắng giàu có, tôi có thể tìm cách xin tiền anh, mang về trả nợ cho em trai.
Bao chuyện cũ bỗng chốc ùa về khiến tôi đau đớn và ấm ức vô hạn. Khi xưa còn ở nhà thì chẳng nói làm gì, bây giờ tôi đã đi lấy chồng có gia đình riêng, lẽ nào mẹ vẫn không để ý đến hạnh phúc cả đời tôi hay sao?
Nếu Thắng biết về tờ giấy nợ này, không hiểu anh sẽ nghĩ sao về gia đình tôi nhà vợ? Nhà Thắng có phần khá giả nhưng đâu phải đại gia tiền vàng chất đống để có thể nhẹ nhàng bỏ ra cả 700 triệu cho tôi? Và rồi liệu đây có phải là lần cuối cùng hay chưa? Nếu một thời gian nữa lại thêm giờ giấy nợ tương tự thì sao?
Tôi phải làm gì đây? Một bên là cha mẹ và em trai, một bên là chồng và tổ ấm mới, lẽ nào tôi chỉ có thể chọn lựa một trong hai?