Các con cười phá lên khi nghe con gái tôi nói lời đó, còn tôi sững sờ, không hiểu sao con gái biết rõ về số tiền tôi đang sở hữu thế này?
Vợ chồng tôi đều là những người được bố mẹ cho ăn học tử tế và được dạy dỗ đàng hoàng từ nhỏ. Vì thế chúng tôi hiểu được những gì tốt và độc hại cho các con nên ngay từ khi con còn nhỏ vợ chồng tôi đã đặt vấn đề dạy đạo đức cho con lên hàng đầu.
Mỗi khi thấy con có hành động, lời nói sai là chúng tôi chấn chỉnh ngay, lúc con làm đúng thì bố mẹ đều khen ngợi. Đứa con lớn tôi còn ngoan, đứa nhỏ thì bướng vô cùng, vợ chồng tôi rất đau đầu tìm cách dạy con.
Người ngoài thấy con tôi khó bảo, ngỗ ngược họ cho rằng chúng tôi chiều chuộng con và nhắc nhở nên dùng roi vọt đánh thật đau để lần sau con biết mà sợ. Nhưng tôi cho là dùng roi không thể dạy được đứa con ngang bướng của tôi mà chỉ làm con lì lợm khó bảo hơn.
Tôi học cách kiên trì nhẫn nại cùng con, mỗi khi xảy ra vấn đề gì, tôi luôn ở bên dạy dỗ uốn nắn chỉ bảo con và khuyên con cách xử lý để lần sau không bị tái phạm nữa. Điều tôi nói với con mỗi ngày là phải sống phóng khoáng, độ lượng, bao dung, thương bố mẹ, không được sống ích kỷ tham lam và không làm việc xấu.
Chồng tôi luôn xác định chỉ nuôi 2 con học đại học, sau đó để bọn trẻ tự kiếm tiền nuôi bản thân và mua nhà. Bởi anh cho rằng càng bao bọc con nhiều thì khả năng kiếm tiền, tự lập càng kém.
Tôi học cách kiên trì nhẫn nại cùng con, mỗi khi xảy ra vấn đề gì, tôi luôn ở bên dạy dỗ uốn nắn chỉ bảo con. (Ảnh minh họa)
Dù chúng tôi có khả năng mua nhà mua xe cho con nhưng chồng tôi luôn miệng nói lương hưu chỉ đủ để chi tiêu và trả nợ. Tuy không được bố mẹ nâng đỡ nhưng 2 con tôi cũng có công việc tốt, thu nhập ổn định và gia đình sung túc.
Con gái lấy chồng giàu nên được sống trong nhung lụa, còn con trai thì tự kiếm tiền mua nhà và xe rồi mới cưới vợ. Nhìn cuộc sống của các con yên ấm hạnh phúc là tôi thấy mãn nguyện.
Ngày chồng ốm yếu, anh ấy căn dặn tôi:
“Bà không được tiết lộ số tiền chúng ta tích lũy được cho đứa nào biết. Số tài sản đó, nếu bà không dùng nữa thì để làm từ thiện, không được để lại cho các con. Bởi tôi muốn chúng tự kiếm tiền bằng chính mồ hôi nước mắt, không muốn bọn trẻ dựa dẫm vào bố mẹ.
Tài sản để lại cho các con càng nhiều thì càng kìm hãm khả năng kiếm tiền của con thôi”.
Ghi nhớ lời chồng nói nên sau khi ông ấy mất, tôi không tiết lộ chuyện tiền tiết kiệm cho con nào biết.
Hôm thứ 4 vừa rồi là ngày giỗ chồng tôi, con cháu quây quần bên nhau. Trong lúc mọi người nói chuyện vui vẻ thì con dâu bất ngờ nói:
“Hiện tại mẹ không còn khỏe nữa nên ra thành phố sống với bọn con để gần con cháu. Mỗi khi về quê nhìn thấy mẹ lùi lũi một mình làm chúng con thấy rất thương. Nếu mẹ không chịu ra phố thì chúng con sẽ thuê người làm để chăm lo chuyện ăn uống và có người bầu bạn mỗi ngày”.
Con dâu muốn tôi ra phố sống cùng con cháu. (Ảnh minh họa)
Con gái tôi đáp liền:
“Mẹ có 10 tỷ gửi ngân hàng và 5 triệu tiền lương mỗi tháng, có khi nào mẹ còn giàu hơn chúng con không?”.
Các con cười phá lên khi nghe con gái tôi nói lời đó, còn tôi sững sờ, không hiểu sao con gái biết rõ về số tiền tôi đang sở hữu thế này?
Dường như đọc được suy nghĩ của tôi, con trai nói:
“Khi bọn con còn nhỏ biết rõ mẹ cất chìa khóa ở đâu, tiền vàng chỗ nào, thỉnh thoảng vẫn mở ra kiểm tra. Thế nên mỗi lần về quê, mẹ vắng nhà, bọn con vẫn mở tủ ra xem mẹ còn tiền để chi tiêu sinh hoạt không. Biết mẹ có nhiều tiền tích trữ bọn con mới yên lòng và không biếu tiền mẹ mà chỉ biếu đồ bổ.
Chúng con còn biết di chúc của bố để lại nữa. Nếu mẹ không dùng hết số tiền đó thì sau này bọn con sẽ chuyển hết vào quỹ từ thiện và không tơ tưởng đến tiền của ông bà”.
Những lời con nói mà tôi hạnh phúc vô cùng, vậy là bao năm tôi nuôi dạy con khó nhọc, cuối cùng con cũng khôn lớn hiểu chuyện và không tham lam ích kỷ như tôi vẫn lo lắng.