6 trường hợp y tế kỳ lạ và cực hiếm năm 2019: "Cậu nhỏ" hóa thạch, máu trắng như mỡ

Ngày 23/01/2020 00:14 AM (GMT+7)

Dưới đây là 6 ca y tế kỳ lạ nhất năm 2019 được ghi nhận trong các tạp chí y học trên thế giới do Live Science tổng hợp lại.

Các trường hợp kỳ lạ này tuy không phải là những nghiên cứu khoa học nhưng nó có thể giúp các bác sĩ hiểu rõ hơn về các bệnh hiếm gặp hoặc phát hiện các dấu hiệu bất thường của các tình trạng phổ biến.

Dưới đây là 6 trường hợp y tế kỳ lạ nhất được đề cập trong năm 2019.

1. Nước tiểu màu tím

6 trường hợp y tế kỳ lạ và cực hiếm năm 2019: amp;#34;Cậu nhỏamp;#34; hóa thạch, máu trắng như mỡ - 1

Nước tiểu của chúng ta khi khỏe mạnh thường có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm. Đôi khi chúng ta có thể thấy những hiện tượng lạ ở nước tiểu khi gặp vấn đề sức khỏe nhưng nước tiểu chuyển sang màu tím lại khá hi hữu. Đó là trường hợp của một phụ nữ cao tuổi ở Pháp, sau 10 ngày nhập viện, bác sĩ nhận thấy túi đựng nước tiểu của cụ bà thay vì có màu vàng lại bất ngờ chuyển sang màu tím. 

Đây là dấu hiệu thường thấy của hội chứng túi tiết niệu tím (PUBS) - là kết quả của một phản ứng hóa học kỳ lạ có thể xảy ra bên trong túi đựng nước tiểu. Nó xảy ra khi enzyme của một số vi khuẩn, trong trường hợp của cụ bà là vi khuẩn Klebsiella pneumonia, sẽ phân rã indoxyl sulfate (một sản phẩm phân hủy của những thực phẩm chứa một loại axit amin gọi là tryptophan như phô mai, thịt gà tây,...) thành các hợp chất màu đỏ và màu xanh, và đôi khi cùng xuất hiện màu tím.

Mặc dù kỳ lạ, nhưng thực tế nước tiểu màu tím là biểu hiện lành tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể báo hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu. May mắn thay, người phụ nữ Pháp không bị nhiễm trùng đường tiết niệu, và nước tiểu của bà dần trở lại bình thường sau thời gian bốn ngày tăng hydrat hóa. Trường hợp này đã được công bố ngày 31/10 trên tạp chí The New England Journal of Medicine.

2. Máu màu xanh

6 trường hợp y tế kỳ lạ và cực hiếm năm 2019: amp;#34;Cậu nhỏamp;#34; hóa thạch, máu trắng như mỡ - 2

Một phụ nữ trẻ 25 tuổi ở Rhode Island, Mỹ đến phòng cấp cứu trong tình trạng yếu đuối, mệt mỏi, khó thở và đổi màu da. Khi các bác sĩ lấy máu từ động mạch của bệnh nhân, máu chảy ra có màu xanh đậm thay vì màu đỏ tươi bình thường.

Nữ bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh methemoglobinemia, một chứng rối loạn máu, trong đó hemoglobin, protein trong các tế bào hồng cầu mang oxy, không thể giải phóng oxy đến các mô cơ thể một cách hiệu quả. Tình trạng có thể gây ra da và máu có màu xanh.

Tình trạng này có thể do di truyền, hoặc là kết quả từ một phản ứng với thuốc. Trong trường hợp của người phụ nữ, rất có thể có liên quan tới việc sử dụng thuốc bởi các triệu chứng của cô xảy ra sau khi dùng một lượng lớn thuốc gây tê tại chỗ do bị đau răng. Cô đã được điều trị bằng một loại thuốc gọi là xanh methylen, có thể nhanh chóng đảo ngược tình trạng và được ra viện vào sáng hôm sau. Trường hợp của cô được công bố ngày 19/9 trên tạp chí The New England Journal of Medicine.

3. Cơ thể tự ủ rượu

6 trường hợp y tế kỳ lạ và cực hiếm năm 2019: amp;#34;Cậu nhỏamp;#34; hóa thạch, máu trắng như mỡ - 3

Một người đàn ông khẳng định rằng anh không bao giờ uống rượu nhưng các bác sĩ không tin khi thấy anh có vẻ say xỉn và nồng độ cồn trong máu rất cao. 

Trong sáu năm, người đàn ông 46 tuổi giấu tên đã liên tục bị "say rượu" dù không hề uống một giọt rượu nào. Trường hợp kỳ lạ này của anh đã được đăng tải trên tạp chí BMJ Open Gastroenterology vào ngày 5/9.

Trong suốt một thời gian dài, anh đã trải qua những thay đổi về tinh thần, bao gồm cả "sương mù não", cũng như hành vi hung hăng bất thường. Một ngày nọ, người đàn ông bị bắt vì lái xe khi say rượu và bị phát hiện nồng độ cồn trong máu cao gấp đôi giới hạn pháp lý. Trong suốt thời gian đó, anh phủ nhận việc uống bất kỳ loại rượu nào.

Cuối cùng, các bác sĩ chẩn đoán người đàn ông mắc hội chứng tự động sản xuất bia (ABS), xảy ra khi vi sinh vật trong ruột lên men carbohydrate thành rượu. Trong trường hợp của người đàn ông, anh ta có các chủng nấm men sống trong ruột chuyển đổi carbs thành rượu. Thuốc kháng sinh đã quét sạch các vi khuẩn gây bệnh này và men vi sinh đã giúp thiết lập lại hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh. Cuối cùng anh ta đã có thể ăn carbs một lần nữa mà không bị say.

4. Cậu nhỏ "hóa thạch"

6 trường hợp y tế kỳ lạ và cực hiếm năm 2019: amp;#34;Cậu nhỏamp;#34; hóa thạch, máu trắng như mỡ - 4

Đôi khi, cơ thể phát triển xương ở những nơi không cần tới. Đối với người đàn ông 63 tuổi, điều này đã xảy ra ở dương vật.

Người đàn ông đã trải qua chụp X-quang vùng chậu sau khi ngã, và các bác sĩ phát hiện ra có "hóa thạch" dọc theo toàn bộ trục dương vật của anh ta. Ca bệnh đặc biệt này được công bố trên tạp chí Urology Case Report vào tháng 9. Nói cách khác, dương vật của người đàn ông đã biến thành xương .

Người đàn ông được chẩn đoán là mắc chứng "hóa thạch dương vật". Tình trạng này rất hiếm gặp, với ít hơn 40 trường hợp được báo cáo trong tài liệu y khoa. Quá trình xảy ra khi muối canxi tích tụ trong các mô mềm, dẫn đến sự hình thành xương.

5. Ăn khoai tây chiên bị mù

6 trường hợp y tế kỳ lạ và cực hiếm năm 2019: amp;#34;Cậu nhỏamp;#34; hóa thạch, máu trắng như mỡ - 5

Chế độ ăn toàn đồ ăn vặt không chỉ xấu cho vòng eo và trái tim của bạn, chúng còn có thể xấu cho mắt của bạn. Một thiếu niên người Anh không ăn gì ngoài khoai tây chiên và đồ ăn vặt khác trong nhiều năm dần dần bị mù do chế độ ăn uống nghèo nàn của mình, theo báo cáo được công bố ngày 2/9 trên tạp chí Annals of Internal Medicine.

Cậu thiếu niên là một người kén ăn và ở tuổi 14, cậu bé được phát hiện có lượng vitamin B12 thấp. Đến năm 15 tuổi, cậu bé bị mất thính lực và gặp các vấn đề về thị lực, và đến năm 17 tuổi, cậu bé bị mù cả hai mắt. Các xét nghiệm cho thấy thiếu niên đã bị tổn thương dây thần kinh thị giác, bó sợi thần kinh nối giữa mắt với não.

Khi các bác sĩ hỏi cậu bé đã ăn những loại thực phẩm nào, bệnh nhân thú nhận rằng chỉ ăn ăn là khoai tây chiên, bánh mì trắng, giăm bông chế biến và xúc xích. Cậu bé sau đó được chẩn đoán mắc bệnh thần kinh thị giác dinh dưỡng hay chính xác là tổn thương dây thần kinh thị giác do thiếu hụt dinh dưỡng. Các vitamin B rất cần thiết cho nhiều phản ứng của tế bào và sự thiếu hụt các vitamin này có thể dẫn đến sự tích tụ các sản phẩm phụ độc hại và cuối cùng là sự phá hủy của các tế bào thần kinh.  

Cậu bé sẽ bị mất thị lực vĩnh viễn, nhưng các bác sĩ đã kê đơn bổ sung dinh dưỡng để ngăn cản tầm nhìn của cậu trở nên tồi tệ hơn. Cậu bé cũng được chuyển đến các dịch vụ sức khỏe tâm thần vì rối loạn ăn uống. 

6. Máu trắng như mỡ

6 trường hợp y tế kỳ lạ và cực hiếm năm 2019: amp;#34;Cậu nhỏamp;#34; hóa thạch, máu trắng như mỡ - 6

Ngày 25/2, tạp chí Annals of Internal Medicine đăng tải trường hợp một người đàn ông 39 tuổi mắc bệnh tiểu đường, nhưng không dùng thuốc thường xuyên. Anh đến phòng cấp cứu trong tình trạng buồn nôn, nôn, đau đầu và thiếu tỉnh táo. 

Các xét nghiệm cho thấy anh ta có lượng chất béo trung tính (triglyceride) cực cao, một loại chất béo trong máu. Mức triglyceride dưới 150 mg/dL được coi là bình thường và mức trên 500mg/dL được coi là "rất cao". Mức chất béo trung tính của người đàn ông ở mức hơn 14.000 mg/dL.

Các bác sĩ đã thử sử dụng máy để lọc chất béo ra khỏi máu của người đàn ông - một quá trình được gọi là quá trình plasmapheresis. Nhưng máy bị tắc do nồng độ mỡ trong máu cực cao. Vì vậy, họ chuyển sang rút máu thủ công, để cứu mạng người đàn ông đó. Và kết quả là những ống máu trắng như mỡ. Đây là báo cáo y tế đầu tiên về việc phải rút máu trực tiếp để điều trị việc tăng triglyceride.

4 vấn đề sức khỏe năm 2019 gây hoang mang: Vi khuẩn ăn thịt người quay trở lại
Sức khỏe luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mọi người. Trong năm 2019 qua đã có những căn bệnh, vấn đề sức khỏe gây xôn xao dư luận bởi...
Hoàng Dương (Dịch từ Live Science)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva Top Pick 2019