Có một số món ăn có vị rất ngon, nhưng nó không gây nguy bệnh ngay mà âm thầm tích tụ độc tố lại trong cơ thể và bộc phát thành ung thư.
Trang Aboluowang đưa tin, chị gái cô Văn (Trung Quốc) thường bị ù tai, cô đến bệnh viện kiểm tra thì được xác nhận là ung thư vòm họng. Cô được nhập viện ngay lập tức và sau quá trình điều trị đã có những chuyển biến tích cực. 6 năm sau đó, anh trai cô Văn thấy cổ họng bất thường, cuối cùng đến bệnh viện kiểm tra thì được chẩn đoán là ung thư biểu mô vòm họng.
Chưa dừng lại ở đó, nửa năm sau cô Văn đột nhiên phát hiện ra mình có những triệu chứng giống anh trai và chị gái. Cô có linh cảm xấu và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng.
Ảnh: Epark
Tại sao một gia đình 3 người bị ung thư vòm họng cùng một lúc? Khi bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân thì họ phát hiện ra vì điều kiện gia đình nghèo nên cả nhà thường ăn rau củ muối và thịt muối. Sau đó, kinh tế khá giả hơn chút, cả 3 anh em đều chuyển lên phố và có điều kiện ăn uống hơn. Tuy nhiên, công việc bận rộn khiến họ thường chọn mua và ăn thực phẩm chế biến sẵn. Hậu quả, cả 3 anh em họ đều bị mắc bệnh ung thư vòm họng
Thủ phạm gây ra ung thư vòm họng
Hiện tại, có 2 nguyên nhân chính gây ung thư vòm họng, một là nguyên nhân liên quan đến virus EB, hai là liên quan đến lối sống và thói quen ăn uống.
- Virus Epstein-Barr (virus EB)
Trần Hạ Hưng, trưởng khoa Khoa Tai - Mũi - Họng, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc thuộc tỉnh Giang Tô cho biết: "Con đường chính lây nhiễm virus EB là qua đường hô hấp. Thống kê lâm sàng cho thấy khi được chẩn đoán mắc ung thư vòm họng thường dương tính với virus EB. Tuy nhiên, không thể khẳng định virus EB là nguyên nhân gây ra ung thư vòm vọng. Theo những bằng chứng lâm sàng hiện nay, việc dương tính với virus EB chỉ là cơ sở tham khảo để chẩn đoán ung thư vòm họng".
- Thực phẩm được bảo quản
Bác sĩ Trần Hạ Hưng cũng chỉ ra rằng, hiện nay nguyên nhân gây ung thư vòm họng rất có thể là thói quen sinh hoạt và do ô nhiễm không khí. Từ quan điểm dịch tễ học quốc gia, thói quen ăn uống chứa nhiều chất bảo quản, hoặc những thực phẩm bảo quản chứa hàm lượng nitrite cao (chẳng hạn như thực phẩm như muối dưa, muối rau củ, muối thịt) sẽ được chuyển đổi thành nitrosamine khi vào trong cơ thể. Nếu tiêu thụ thường xuyên những thực phẩm này sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vòm họng.
Triệu chứng của ung thư vòm họng
Thống kê lâm sàng cho thấy các dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng bao gồm: nghẹt mũi, chảy máu cam, ù tai và các khối không đau không giải thích được ở cổ.
Ảnh: Ohkawara-clinic
- Nghẹt mũi
Nghẹt mũi dai dẳng thường xảy ra ở bệnh nhân viêm mũi. Nghẹt mũi do ung thư vòm họng rõ ràng khác với viêm mũi gây ra. Nguyên nhân là do sự tắc nghẽn hoàn toàn của đường mũi, tình trạng nghẹt tăng dần khi bệnh nặng thêm và mũi sẽ có mùi hôi.
- Chảy máu mũi
Chảy máu mũi do ung thư vòm họng là một loại chảy máu đường hô hấp, xảy ra ở bệnh nhân ung thư vòm họng nặng. Bởi vì có nhiều nguyên nhân gây chảy máu cam trong cuộc sống hằng ngày nên triệu chứng này không được chú ý. Nhưng nếu bạn bị chảy máu cam trong hơn 2 tuần liên tiếp thì cần phải cảnh giác.
- Các khối không đau không rõ nguồn gốc xuất hiện ở cổ
Khối u ở cổ không đau được đề cập ở đây thực sự là các hạch bạch huyết cổ của cơ thể người. Các hạch bạch huyết thường được mở rộng vì có các vật thể lạ trong cơ thể. Viêm hạch bạch huyết chính là do khởi phát của ung thư vòm họng xuất hiện ở vùng cổ. Nếu bạn phát hiện một cái gì đó bất thường ở nơi này, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.
- Ù tai và giảm thính lực
Ù tai và giảm thính lực thường là biểu hiện của bệnh tai. Điều đáng chú ý là nếu nguyên nhân ù tai được loại trừ bằng cách kiểm tra, cần phải cảnh giác với khả năng ung thư vòm họng.
Phương pháp điều trị ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một loại ung thư trong đó niêm mạc vòm họng bắt đầu phát triển. Khối u ác tính này chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào vảy kém biệt hóa, nó tương đối nhạy cảm với phóng xạ. Do đó, xạ trị thường là lựa chọn đầu tiên. Tuy nhiên, bác sĩ Khưu Thiên Huy, trưởng khoa Tai - Mũi - Họng tại bệnh viện Zhujiang ở Quảng Châu, Trung Quốc, đã phân tích rằng xạ trị thường không phải là phương pháp điều trị hiệu quả ở một số giai đoạn nhất định của ung thư vòm họng.
Tuy nhiên, xạ trị cũng có thể ảnh hưởng đến các tế bào bình thường khác trong khi đạt được hiệu quả điều trị, dẫn đến một số phản ứng bất lợi. Nếu xạ trị được thực hiện trong giai đoạn đầu của ung thư vòm họng không được khuyến khích. Trong giai đoạn đầu, sự kết hợp giữa hóa trị và phẫu thuật sẽ hiệu quả hơn.
Bác sĩ Khưu Thiên Huy cũng chỉ ra: "Đối với những bệnh nhân ung thư vòm họng không di căn sớm, hiệu quả kết hợp của phẫu thuật và xạ trị tốt hơn so với bệnh nhân chỉ điều trị bằng xạ trị".
Ngoài xạ trị, phẫu thuật nội soi mũi cũng có thể được sử dụng để điều trị ung thư vòm họng. Bệnh nhân ung thư vòm họng sau điều trị thông thường có thể tái phát sau 5 năm và cần phải điều trị lại. Đối với việc điều trị lại hoặc xạ trị, cần tăng liều xạ trị, nó có thể mang tới nhiều phản ứng bất lợi, vì vậy một số bệnh nhân có thể được điều trị bằng phẫu thuật nội soi mũi.