Theo đó, bệnh nhân số 22 dương tính lại sau khi điều trị khỏi COVID-19 và ra sân bay trở về nước. Các địa phương nhanh chóng lập danh sách người tiếp xúc với bệnh nhân này.
Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM
Bác sĩ giải thích tại sao bệnh nhân 22 dương tính trở lại sau khi xuất viện
Theo Infornet, bệnh nhân người Anh đã đến Việt Nam du lịch đi cùng chuyến bay với bệnh nhân số 17. Sau khi phát hiện bệnh nhân số 17, Bộ Y tế đã ra thông báo tìm hành khách trên chuyến bay VN 0054 từ Anh về cùng với bệnh nhân này.
Sau đó, Sở Y tế Đà Nẵng rà soát và tìm được bệnh nhân số 22 cho kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với COVID-19 nên đưa vào điều trị tại BV Đà Nẵng.
Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh nhân có mạch, nhiệt, huyết áp ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, ăn uống bình thường, tinh thần ổn định. Kết quả X-Quang phổi bình thường vào các ngày 08/3 và 12/3; các xét nghiệm chức năng gan, thận bình thường. Bệnh nhân được xét nghiệm 03 lần vào các ngày 19/3; 23/3; 25/3 và 03 lần đều cho kết quả âm tính với vi rút Sars-CoV-2.
Sau khi ra viện bệnh nhân được cách ly tại khách sạn 14 ngày và khi đủ điều kiện bệnh nhân được ra máy bay đi về TP.HCM để quá cảnh trở về Anh. Tuy nhiên, tại sân bay Tân Sơn Nhất, bệnh nhân này được lấy mẫu xét nghiệm thì bất ngờ xét nghiệm lại cho kết quả dương tính với COVID-19.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 Tp.HCM cho biết đây là một trường hợp đặc biệt nhưng không phải là bệnh nhân đã tái nhiễm COVID-19 hay virus tái hoạt động lại như mọi người vẫn hiểu. Bác sĩ Khanh cho rằng trường hợp này cần có nghiên cứu thêm nhưng chỉ 1 bệnh nhân nên chưa thể phân tích được điều gì.
Bác sĩ Khanh cũng cho biết ở bệnh nhân này có thể có hai trường hợp xảy ra:
Thứ nhất, bệnh nhân đã chữa khỏi COVID-19 và trở thành người lành mang trùng. Tỷ lệ này vẫn có trong các bệnh truyền nhiễm còn lý giải vì sao có người khỏi hoàn toàn, người trở thành người lành mang trùng cần chờ đợi thêm nghiên cứu.
Ngoài ra, với những bệnh nhân đã khỏi trở thành người lành mang trùng thì họ vẫn có khả năng lây nhiễm cho cộng đồng tùy vào mật độ virus trong cơ thể của bệnh nhân. Với những bệnh nhân này họ vẫn có thể lây cho những người xung quanh nếu tiếp xúc gần mà không có biện pháp bảo hộ phòng dịch.
Những trường hợp bệnh nhân đã khỏi và ra viện trước đó, bác sĩ Khanh cho rằng người dân cũng không nên kỳ thị họ vì tỷ lệ người lành mang trùng này rất nhỏ. Chỉ cần thực hiện tốt phòng dịch cá nhân là giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Thứ hai, bác sĩ Khanh cho biết có thể do kỹ thuật xét nghiệm. Có những kỹ thuật xét nghiệm chỉ 10 con virus đã có dương tính nhưng có xét nghiệm cả trăm con virus mới có kết quả dương tính.
Với bệnh nhân này, bác sĩ Khanh cho biết còn dựa vào kỹ thuật test kiểm tra. Nếu là test nhanh có độ nhạy khoảng 65 – 80%, có thể lấy nhiều mẫu trong thời gian ngắn và cho kết quả chỉ khoảng 10 phút.
Còn test PCR là phải ngoáy sâu vào đáy mũi họng và dùng kỹ thuật phân tử để phóng đại, nhân lên nhiều lần, để tìm ra vật chất di truyền đặc hiệu là ARN của virus gây bệnh. Có mặt của con virus là có nhiều khả năng bị bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc nặng.
Nói về khả năng tái nhiễm, bác sĩ Khanh nhấn mạnh khi mắc bệnh cấp tính nào đó thì cơ thể sẽ sinh ra kháng thể IgM rất nhanh. Suốt quá trình này đủ khả năng có tác nhân xâm nhập sẽ bắt lại ngay. Nên trong tất cả các virus về hô hấp thì những người bệnh đã có miễn dịch với con virus này rồi thì không có khả năng mắc lại virus đó trong một đợt dịch đó.
Nam giới và người béo phì dễ mắc COVID-19 nặng hơn
Theo RFI, bác sĩ Matthieu Schmidt, Bệnh viện Pitié- Salpêtrière tại Paris chia sẻ "tất cả các khoa hồi sức cấp cứu tại Pháp đều ghi nhận một tỷ lệ rất cao các bệnh nhân thừa cân, béo phì. 3/4 bệnh nhân là nam giới". Tại Mỹ, bác sĩ phẫu thuật Hani Sbitany, Bệnh viện Mount Sinai tại New York cũng cho hay: "Tôi làm việc tại khoa cấp cứu và có tới 80% bệnh nhân nhập viện là nam giới".
Tại London (Anh), giáo sư Derek Hill cho biết "có nhiều bệnh nhân nam hơn nữ" bị các biến chứng nặng do virus SARS-CoV-2 gây ra và "những bệnh nhân thừa cân hoặc có vấn đề về sức khỏe từ trước thường có nguy cơ bị nặng hơn". Những số liệu thống chính thức tại Anh về bệnh nhân COVID-19 được điều trị tích cực cũng khẳng định điều này: 73% là nam và 73,4% là người thừa cân hoặc béo phì.
Một bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện Mututiste Montsouris (IMM) ở Paris, Pháp, ngày 6/4/2020. Ảnh: Reuters
Mặt khác, giới tính nam dường như cũng là một yếu tố có tiên lượng xấu. Theo số liệu thống kê trên khoảng 2.200 bệnh nhân được chăm sóc tích cực, chỉ có 47,8% bệnh nhân nam qua khỏi trong khi con số đó đối với bệnh nhân nữ là 55,4%.
Giáo sư Pierre Delobel, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Đại học Toulouse, một lý giải có lẽ thỏa đáng nhất là khả năng miễn dịch tự nhiên của phụ nữ trước độc lực của các chủng virus luôn mạnh hơn nam giới, nhất là khi họ chưa đến thời kỳ mãn kinh.
Còn đối với trường hợp người thừa cân, béo phì, lời giải nhất thời hiện nay là do họ thường có các bệnh lý đi kèm như tiểu đường hay cao huyết áp, là hai yếu tố gây nặng thêm khi nhiễm COVID-19, kèm theo đó là cả tuổi tác, khi có thêm các bệnh tim mạch hay bị tai biến mạch máu não.
Tin liên quan
Dù được rất nhiều người yêu thích, song dâu tây, cải bó xôi, cải xoăn,... lại nằm trong danh sách 12 loại rau củ, trái cây có chứa dư lượng...
Tin bài cùng chủ đề TS.Bs.Trương Hữu Khanh
Theo các bác sĩ, vi khuẩn bạch hầu lây qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nhưng chỉ những người chưa tiêm vắc xin hoặc có kháng thể yếu mới có nguy cơ mắc bệnh.