Vì mắc chứng bệnh lạ, người đàn ông nổi tiếng với chiều cao 2m36 đã được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là người cao nhất thế giới còn sống.
Người đàn ông tên Bào Hỷ Thuận sinh ngày 2/11/1951 sinh sống tại thành phố Xích Phong, Nội Mông, Trung Quốc có chiều cao lên tới 2m36 được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là người cao nhất thế giới còn sống cho đến 9/2009.
Ban đầu ông Bào Hỷ Thuận sinh ra cũng giống như bao đứa trẻ bình thường khác. Nhưng kể từ khi lên 15 tuổi, ông bất ngờ cao vọt lên 1m89. Khi đến 20 tuổi, ông đã cao quá 2 mét. Điều này khiến gia đình ông rất lấy làm lạ bởi gia đình ông không có ai cao vượt trội như vậy. Chiều cao của cha ông là 1m80 và mẹ chỉ đạt 1m60.
Ông Bào Hỷ Thuận có chiều cao tới 2m36 được sách kỷ lục Guiness thế giới ghi nhận.
Với chiều cao nổi trội khi ấy, có không ít huấn luyện viên bóng rổ và các công ty thể thao để ý tới ông, kỳ vọng vào việc ông sẽ tham gia vào đội tuyển của họ. Tuy nhiên ông Bào chỉ nhận làm công việc tiếp tân.
Dù vậy, với hình thể quá ấn tượng nên ông mau chóng được truyền thông chú ý tới. Ông trở nên nổi tiếng với danh hiệu người đàn ông cao nhất Trung Quốc. Sau đó đến 8/2008, Hỷ Thuận được kỷ lục Guinness ghi nhận là người đàn ông cao nhất thế giới còn sống và giữ được kỷ lục đến tháng 9/2009.
Mặc dù trở nên nổi tiếng và được chú ý tới nhưng chiều cao quá lớn cũng gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của ông. Do chiều cao của mình mà ông Hỷ Thuận đã sớm gặp vấn đề về sức khỏe, sớm nhất chính là vấn đề ở đầu gối. Vì vậy, ông đã sớm phải dùng gậy để đi lại nhằm giảm áp lực lên đầu gối. Đối mặt với nhiều bất tiện, quần áo và giày dép phải được tùy chỉnh theo kích cỡ người nhưng đó chưa phải điều tệ nhất. Điều khủng khiếp nhất là chiều cao của ông khiến anh ta không thể tìm thấy vợ khi còn trẻ.
Mãi tới khi 56 tuổi, ông mới gặp được nửa kia của cuộc đời mình. Vợ của ông Hỷ Thuận sinh năm 1979, trẻ hơn ông 28 tuổi và cao 1m68. Ban đầu, gia đình người phụ nữ kiên quyết phản đối vì ngoài tuổi tác thì sự khác biệt quá lớn về hình thể cũng khiến họ khó chấp nhận. Dù vậy, cả hai vẫn kiên quyết đến với nhau.
Ông Bào Hỷ Thuận kết hôn với người vợ kém ông 28 tuổi.
Sau khi kết hôn, Hỷ Thuận quyết định sinh con, nhưng bác sĩ đã ngăn cản vì sợ rằng việc ông có kích thước khổng lồ có thể là do một bất thường trong gen hoặc cơ thể và sợ rằng nó sẽ di truyền sang cho đứa trẻ trong tương lai.
Thế nhưng bất chấp lời khuyên từ bác sĩ, vợ chồng ông Hỷ Thuận vẫn quyết điịnh sinh con. Năm 2008, vợ ông đã hạ sinh một bé trai nặng 4,2kg. Đến nay cậu bé đã được 11 tuổi, sống vô cùng khỏe mạnh và chiều cao cũng phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, vì ông Hỷ Thuận đến năm 15 tuổi mới bắt đầu phát triển chiều cao nên đến nay vẫn chưa ai dám chắc cậu bé có cao đột biến lên giống cha mình hay không.
Trong một lần trả lời báo chí, ông Hỷ Thuận cũng nói rằng ông sẽ cố gắng dạy dỗ con thành đứa trẻ tốt giống như cầu thủ bóng rổ Yao Ming và giành lấy vinh quang cho đất nước. Ông cũng muốn con có thể được thoải mái làm những gì mình thích miễn là được khỏe mạnh, hạnh phúc.
Vợ chồng ông Hỷ Thuận kiên quyết sinh con dù bác sĩ ngăn cản.
Nguyên nhân dẫn tới chiều cao bất thường của ông Hỷ Thuận?
Ông Hỷ Thuận không phải là trường hợp duy nhất trên thế giới có chiều cao khủng. Một người đàn ông khác ở Trung Quốc tên Trương Tuấn Tài cũng có chiều cao tới 2m42.
Phần lớn nguyên nhân gây ra sự đột biến chiều cao này là do vấn đề ở tuyến yên. Khối u trong tuyến yên tiết ra lượng hormone cao bất thường gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng trong đó có một bệnh là Acromegaly - hay còn gọi là bệnh khổng lồ.
Nguyên nhân gây bệnh khổng lồ là do tuyến yên tạo ra quá nhiều hormone tăng trưởng GH - đóng một vai trò “quản lý” tăng trưởng thể chất. Nếu tuyến yên sản sinh quá nhiều GH sẽ phát sinh tình trạng phát triển bất thường của các mô mềm và xương.
Một yếu tố gây nguy cơ khác cũng là do bố mẹ mắc bệnh về gen hoặc các bệnh khác gây ảnh hưởng đến chức năng của da, tim, não hoặc hệ hormone.
Triệu chứng của bệnh khổng lồ
Bạn có thể phát hiện bệnh khổng lồ bằng cách quan sát các dấu hiệu trong quá trình phát triển của trẻ như:
- Con bạn cao lớn hơn những đứa trẻ cùng tuổi.
- Bàn tay và bàn chân rất lớn.
- Ngón tay và ngón chân dày.
- Trán và hàm nhô ra.
- Đặc điểm gương mặt thô.
- Mũi phẳng.
- Đầu, môi, lưỡi lớn.
Trong trường hợp bệnh kéo dài, bệnh khổng lồ nếu không được điều trị sẽ có những tình trạng nghiêm trọng như tăng huyết áp, đái tháo đường và bệnh tim.
Ban đầu, ông Hỷ Thuận cũng được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh khổng lồ. Tuy nhiên khi được sách kỷ lục Guiness ghi nhận, ông đã được mời đến London để kiểm tra thể chất toàn diện. Sau khi kiểm tra MRI, bài tiết tuyến yên của Bao Xishun vẫn bình thường. Không có bất thường trong các cơ quan khác nhau của cơ thể, và không phải là bệnh khổng lồ, đó là sự phát triển hoàn toàn tự nhiên. Đến nay, bí ẩn về việc liệu ông Bào có thực sự mắc bệnh người khổng lồ hay không hiện vẫn còn đang gây tranh cãi.