Ikuta Kana được mệnh danh là tài xế xinh đẹp nhất Nhật Bản và thường xuất hiện trong các bộ ảnh bikini, nội y nóng bỏng. Dù đã 30 tuổi nhưng Ikuta vẫn xinh đẹp nhờ đi bộ hàng ngày - hoạt động rất có lợi ích với sức khỏe.
Mỹ nữ sinh năm 1991 được truyền thông châu Á tặng cho danh hiệu “nữ tài xế đẹp nhất Nhật Bản”. Dù đã bước sang tuổi 30 nhưng nhan sắc và thân hình của cô vẫn vô cùng nóng bỏng.
Bên cạnh công việc làm tài xế taxi, Ikuta còn là một người mẫu và đã xuất hiện trên các tạp chí, chương trình truyền hình. cô được nhiều tạp chí mời làm người mẫu ảnh nội y, bikini, thời trang. Ngoài ra, Ikuta Kana còn là lấn sang lĩnh vực phim ảnh.
Ikuta Kana ngoài công việc là tài xế taxi còn là người mẫu nội y, bikini.
Trên mạng xã hội, fan của cô thậm chí từng bình luận hài hước rằng, hãng xe của Ikuta luôn đông khách vì ai cũng muốn có dịp được “ở chung cùng một không gian” với cô.
Hiện tại, Ikuta Kana đã gần 30 tuổi, cô đã kết hôn và sinh em bé cách đây ít lâu. Mặc dù không còn ở độ tuổi trẻ trung nhưng Ikuta Kana vẫn được khen là xinh đẹp với gương mặt ngây thơ. Bí quyết làm đẹp của Ikuta Kana khá đơn giản, điều mà ai cũng có thể dễ dàng thực hiện đó chính là chăm chỉ đi bộ.
Ikuta được mệnh danh là nữ tài xế đẹp nhất Nhật Bản.
Đi bộ có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Nó cũng có thể giúp ngăn ngừa một số bệnh và thậm chí kéo dài cuộc sống của bạn.
Lợi ích của đi bộ mỗi ngày
- Đốt cháy calo: Đi bộ có thể giúp bạn đốt cháy calo. Đốt cháy calo có thể giúp bạn duy trì cân nặng hoặc giảm cân. Việc đốt cháy calo thực tế của bạn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm: tốc độ đi bộ, quãng đường đi bộ, địa hình, cân nặng của bạn.
- Tốt cho tim: Đi bộ ít nhất 30 phút một ngày, năm ngày một tuần có thể giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch vành khoảng 19%.
- Hạ đường huyết: Đi bộ ngắn sau khi ăn có thể giúp giảm lượng đường trong máu của bạn. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy đi bộ 15 phút ba lần một ngày (sau bữa sáng, bữa trưa và bữa tối) giúp cải thiện lượng đường trong máu nhiều hơn so với đi bộ 45 phút vào một thời điểm khác trong ngày.
- Giảm đau khớp: Đi bộ có thể giúp bảo vệ các khớp, bao gồm đầu gối và hông của bạn. Đó là bởi vì nó giúp bôi trơn và tăng cường cơ bắp hỗ trợ khớp.
- Tăng cường chức năng miễn dịch: Đi bộ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh hoặc cúm.
Một trong những bí quyết giữ dáng của Ikuta đó là đi bộ.
- Tăng cường năng lượng: Đi dạo khi bạn mệt mỏi có thể là một sự tăng cường năng lượng hiệu quả hơn là lấy một tách cà phê. Đi bộ làm tăng lưu lượng oxy qua cơ thể. Nó cũng có thể làm tăng nồng độ cortisol, epinephrine và norepinephrine. Đó là những hormone giúp tăng mức năng lượng.
- Cải thiện tâm trạng: Đi bộ có thể giúp sức khỏe tinh thần của bạn. Nó có thể giúp giảm lo lắng, trầm cảm và tâm trạng tiêu cực.
- Kéo dài tuổi thọ: Đi bộ với tốc độ nhanh hơn có thể kéo dài cuộc sống của bạn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đi bộ ở tốc độ trung bình so với tốc độ chậm dẫn đến giảm 20% nguy cơ tử vong chung.
Nhưng đi bộ với một tốc độ nhanh có thể giảm 24% nguy cơ tử vong. Nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ của việc đi bộ với tốc độ nhanh hơn với các yếu tố như nguyên nhân gây tử vong, bệnh tim mạch và tử vong do ung thư.
- Làm săn chắc đôi chân: Đi bộ có thể tăng cường cơ bắp ở chân của bạn. Để tăng thêm sức mạnh, hãy đi bộ ở vùng đồi núi hoặc trên máy chạy bộ có độ nghiêng. Hoặc tìm các tuyến đường có cầu thang.
Những ai phải lưu ý khi đi bộ?
Về mặt nguyên tắc, các chuyên gia y tế khuyến khích người dân nên vận động thể lực, nhưng không nhất thiết mọi đối tượng phải đi bộ.
Với một số trường hợp bệnh lý, khi lựa chọn hình thức vận động dù chỉ đi bộ hay bất cứ bài tập nào cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia chuyên ngành (chấn thương chỉnh hình, cơ xương khớp, tim mạch...).
Trường hợp nhiều người gặp đau đớn khi đi bộ, hãy đi kiểm tra, coi chừng bị thoái hóa khớp gối hay có vấn đề ở một vị trí nào thuộc chi dưới. Còn nếu đã biết mình có bệnh, nên chọn bài tập phù hợp.
Những người có bệnh lý nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để lựa chọn bài tập phù hợp dù là đi bộ. (Ảnh minh họa)
Người thoái hóa khớp gối nên hạn chế đi bộ, thay vào đó có thể đi bơi hay đạp xe đạp nhẹ nhàng, như thế phần chi dưới vừa được vận động vừa không phải chịu áp lực do trọng lượng thân người. Những đối tượng này khi đi bộ cũng không nên sải bước quá dài, tốc độ không quá nhanh vì sẽ tạo áp lực thêm lên phần khớp đang bị thoái hoá.
Ngoài ra, những người mắc bệnh về xương khớp, người mới hồi phục sau chấn thương (như giãn dây chằng, bong gân, trật khớp…), bệnh về mạch máu… được bác sĩ yêu cầu hạn chế vận động chân, nẹp cố định… thì chắc chắn không nên tập bằng cách đi bộ.
Cố đi bộ, nhất là khi cơ thể quá cân, chỉ làm cho 2 đầu gối thêm quá tải, bệnh thêm nặng, không tốt cho sức khoẻ.