Uống nước tưởng như đơn giản nhưng nếu bạn uống sai phương pháp và sai thời điểm, bạn có thể bị mất nước. Và khi không có đủ nước, cơ thể không nhất thiết dùng tín hiệu khát để báo cho bạn, mà vô tình hấp thụ độ ẩm từ những nơi khác.
Nếu muốn cơ thể không bị thiếu nước, học 8 phương pháp uống nước sau đây, rất có lợi cho sức khỏe.
1. Uống nước trước khi đi ngủ để ngăn ngừa nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ
Đây là sự thật, 70% trong máu là nước. Khi cơ thể thiếu nước, máu sẽ trở nên cô đặc và ảnh hưởng đến lưu lượng máu, cơ thể phải tăng huyết áp và thu hẹp các mạch máu. Khi ngủ, cơ thể vẫn bài tiết nước do thở, đổ mồ hôi,… nhưng 7, 8 tiếng này không thể bổ sung nước kịp thời. Các nghiên cứu tại Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng từ 6 đến 9 giờ sáng là thời gian phổ biến nhất để gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, để tránh việc thức dậy vào giữa đêm để đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, hoặc người già có thể có nguy cơ bị té ngá, vì vậy ngoại trừ những người bị sỏi thận, chỉ cần trước khi đi ngủ khoảng 1- 2 tiếng uống một cốc nước và uống ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, cũng có tác dụng phòng ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu.
2. Uống nước sau khi thức dậy để cải thiện táo bón
Uống một ly nước vào buổi sáng có thể giúp ích cho nhu động của đường tiêu hóa và cải thiện chứng táo bón. Giang Thủ Sơn, bác sĩ chuyên Khoa Thận của Bệnh viện Tân Quang cho biết khi cơ thể chuyển từ nằm sang ngồi, ruột sẽ bắt đầu nhu động do phản xả đứng, lúc này lập tức uống 500cc nước, hiệu quả sẽ tăng gấp bội. Nhiệt độ nước ấm là thích hợp nhất, nếu uống nước quá lạnh sẽ ức chế nhu động ruột.
3. Uống nước trước khi tập thể dục để có hiệu quả tốt hơn
Hầu hết mọi người đều quen uống nước sau khi tập thể dục. Thực tế, cách tốt nhất là uống một ly nước trước khi tập thể dục. Vì mục đích của tập thể dục là để rèn luyện cơ bắp và tăng lưu thông máu. Khi có đủ nước trong máu, lưu lượng máu sẽ trơn tru hơn trong quá trình tập luyện. Cung cấp cho cơ bắp và tế bào đủ oxy và chất dinh dưỡng sẽ giúp hoạt động của cơ thể tốt hơn và không dễ bị mệt mỏi.
4. Khi uống rượu, cũng cần uống nhiều nước
Khi uống bia sẽ cảm thấy sảng khoái, mọi người đừng nghĩ rằng nó bổ sung nước. Rượu bia chứa các thành phần lợi tiểu. Khi uống rượu, bạn chạy vào nhà vệ sinh và thải ra nhiều nước hơn so với uống vào, vì thành phần trong rượu đã lặng lẽ lấy đi nước từ các bộ phận khác của cơ thể. Và rượu sẽ làm giãn mạch máu, làm tăng nhiệt độ cơ thể, và nó cũng dễ khiến não và cơ thể thiếu nước. Do đó, trong khi uống rượu bia, đừng quên bổ sung thêm nước, điều này có thể làm giảm cơn khát và khô da sau khi thức dậy vào ngày hôm sau, đồng thời cũng giúp giảm đau đầu.
5. Hãy uống một ly nước ngay lập tức khi bạn lo lắng và mệt mỏi
Lạc Anh Như, bác sĩ Đông y tại Phòng khám Đông y Lưu Quế Lan (Đài Loan) cho biết nước có chức năng ổn định, giữ ẩm, giảm nhiệt. Chỉ cần cơ thể thiếu nước, sẽ dẫn đến hiện tượng khô và nóng. Ngoài việc khát nước, đầu lưỡi hoặc môi bị khô, lòng bàn tay và bàn chân nóng, ho khan, táo bón,… đều có thể là biểu hiện của cơ thể thiếu nước. Ngoài ra mắt và da bị khô, cũng cần phải bổ sung nhiều nước.
Đột nhiên cảm thấy mệt mỏi không giải thích được, lo lắng về cảm xúc, cáu kỉnh, hoặc đau đầu và không thể tập trung, đó cũng có thể là thiếu nước, lúc này hãy thử uống một ly nước để khôi phục lại sức sống. Khi người cao tuổi thay đổi tư thế bị chóng mặt do tụt huyết áp, đó cũng có thể là do thiếu nước dẫn đến lượng máu không đủ gây ra.
6. Uống nước ngụm lớn tương đương như không uống, cần phải uống từng ngụm nhỏ
Bất kể là ra nhiều mồ hôi, chỉ cần khi uống nước, cố gắng uống từng ngụm nhỏ, bởi vì khi uống quá nhiều nước một lần, thận sẽ ghi nhận tín hiệu quá nhiều nước, sẽ làm tăng tốc độ đi tiểu, ngược lại khiến nước đi vào cơ thể ngay lập tức bị bài tiết ra ngoài, không đủ nước đi khắp cơ thể. Uống nước quá nhanh cũng rất dễ dẫn đến đầy hơi.