Trước khi sở hữu khối tài sản khủng, những đại gia này từng có một tuổi thơ cơ cực khi sinh trưởng trong gia đình có hoàn cảnh nghèo khó.
Doanh nhân Hồ Phi Hùng: Quá khứ là người rất nghèo
Doanh nhân Hồ Phi Hùng (SN 1983) – Chủ tịch HĐQT Đại Hùng Land sinh ra lớn lên ở mảnh đất Yên Thành (Nghệ An). Cả gia đình sống bám vào vài ba sào ruộng vẫn không đủ ăn. Điều đó khiến chàng trai không thể tiếp tục đến trường và phải nghỉ học sau khi tốt nghiệp cấp 2 trường làng.
Sau đó anh quyết định xin cha mẹ rời quê nhà vào Thủ Đức, TP.HCM mưu sinh. Nhưng do còn ít tuổi, lại mới học hết lớp 9, anh không thể xin được một công việc nhàn hạ nên phải xin làm phụ bếp cho một công ty may mặc trên địa bàn với đồng lương bèo bọt.
Những khó khăn đó không làm anh nhụt chí. Anh quyết định làm thêm việc để tăng thu nhập bằng cách đi vác nước đá mỗi đêm. Nhờ đó anh có cơ hội va vấp nhiều và hiểu hơn cuộc sống khó khăn vất vả cần phải có cái chữ. Anh quyết định tham gia lớp bổ túc văn hóa rồi cũng nhanh chóng hoàn thành khóa học chuyển sang học sơ cấp xây dựng.
Doanh nhân Hồ Phi Hùng.
Sau khi tốt nghiệp, anh đứng ra vay mượn vốn liếng bước chân vào lĩnh vực cung cấp vật liệu, thiết bị xây dựng. Nhưng thời điểm này kinh tế khá khó khăn, việc kinh doanh không mấy thuận lợi khiến vị giám đốc trẻ muốn chuyển hướng qua kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.
Năm 2009, vị doanh nhân trẻ mạnh dạn thành lập công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng thương mại dân dụng, trang trí nội thất ngành gỗ, gỗ, dịch vụ ăn uống. Đến nay công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, giúp vị doanh nhân nầng tầm trong giới xây dựng.
Đặng Lê Nguyên Vũ: Không có tiền chữa bệnh cho bố
“Vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ (SN 1971) – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trung Nguyên sinh ra trong một ra đỉnh nông dân nghèo khó ở huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M'drak, tỉnh Đắk Lắk.
Tuổi thơ của vị đại gia là chuỗi ngày bẻ ngô, nuôi lợn và giúp mẹ đóng gạch, lội bộ trên con đường đất đỏ dài 15km suốt 9 năm đến trường. Năm 1990, ông Vũ thi đậu Đại học Y Tây Nguyên. Ông vừa đi học vừa làm thêm kiếm sống.
Năm 1981, bố ông gặp trọng bệnh, kinh tế sa sút. Khi đó, ông đã chạy vạy khắp trong dòng tộc không làm sao kiếm đủ 2 triệu đồng cho bố chữa bệnh, và sự cơ cực khi đó đã hình thành ý chí làm giàu trong ông.
"Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ.
Năm 1996, cùng với sự hợp tác ban đầu của 3 người bạn, ông Vũ lập nên "Hãng Cà phê Trung Nguyên", là một cơ sở vài m2, chiếc máy rang thủ công cũ kỹ, một quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột và giao cà phê rang xay cho các quán khác. Hàng ngày, ông lóc cóc đạp xe đi giao cà phê khắp nơi và cố gắng tìm tòi những công thức mới phục vụ người dùng.
Năm 1998, hãng cà phê mở ở TP.HCM, được nhắc đến như là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu và bắt đầu xuất hiện các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu.
Sau hơn 20 năm thành lập và lăn lộn trên thị trường, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã gây dựng cho mình một sự nghiệp thành công với khối tài sản khổng lồ.
Đại gia Lê Ân: Từng tha phương cầu thực
Ông Lê Ân (SN 1938) – chủ khu du lịch Chí Linh, Vũng Tàu sinh trưởng trong một gia đình đông anh em ở Quảng Nam. Ông là người con thứ 5, có một tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu.
Vị đại gia bắt đầu mưu sinh bằng cách mướn một chiếc máy may hiệu Singer đã cũ, loại máy sử dụng bàn đạp bằng chân, rồi đặt trên vỉa hè trước một trại lính để sửa đồ cho khách. Hơn năm sau, ông có đủ tiền mua lại cái máy may đã mướn, đồng thời mua thêm 2 cái máy may khác rồi thuê thợ làm thêm cho mình.
Đại gia Lê Ân.
Trong một lần tiếp vị khách lạ, ông đã được người ta truyền nghề may áo vest. Sau đó ông gom hết vốn liếng vào Sài Gòn thuê một căn nhà trên đường Võ Văn Tần, quận 3 mở tiệm chuyên may đồ vest với tên gọi Chiến"s Tailor.
Chỉ một thời gian ngắn, nơi đây trở thành một trong những tiệm may đồ vest hàng đầu của Sài Gòn. Vị đại gia bắt đầu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh khác như thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy, kinh doanh xe lam, xe buýt…Sau đó, Lê Ân dồn toàn bộ tài sản thành lập ngân hàng tư nhân nhưng thất bại.
Quãng thời gian sau, đại gia Lê Ân kinh qua nhiều nghề kinh doanh và gặp biến cố lớn, phải vào tù vài lần. Năm 2005, ông được đặc xá ra tù trước thời hạn rồi tiếp tục dựng lại cơ nghiệp.
Được biết, tài sản hiện tại của vị đại gia Vũng Tàu ước tính khoảng 2.000 tỉ đồng (tính đến năm 2018). Ngoài khai thác Làng du lịch rộng 14 ha ven biển thành phố Vũng Tàu, ông còn kinh doanh dịch vụ lưu trú, bất động sản và hiến 1.500 tỷ đồng cho Quỹ từ thiện Lê Ân.
Đại gia chơi ngông bậc nhất xứ Tuyên: Từng lau thuê 25 cái bếp gas
Đại gia xứ Tuyên tên Vũ Hữu Lợi (SN 1979) sở hữu khối siêu xe ngót nghét trăm tỉ, vài ba căn nhà triệu đô và thêm những thứ “lặt vặt” trị giá tiền tỉ như … một chiếc kính mát.
Tuổi thơ của vị đại gia trẻ này được ghi nhận là trôi đi vội vã với những công việc của 1 đứa con nhà nông. Mẹ ốm đau triền miên, 5 anh em phải vật lộn, bươn chải với cuộc sống. Ký ức tuổi thơ của anh là những buổi lên đồi hái chè, những buổi chăn trâu hay vào tận rừng sâu kiếm củi. Chính quãng thời gian đó đã nung nấu trong anh ý chí, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống để thay đổi số phận.
Đại gia chơi ngông bậc nhất xứ Tuyên.
Khi học đại học, Vũ Hữu Lợi từng mỗi ngày phải lau 25 cái bếp gas cho một hãng gas. Buổi chiều, buổi tối, anh ra tận chợ Long Biên mua những thứ đồ dùng như con dao, cái kéo, xà phòng… đại loại là tất cả những gì mà sinh viên KTX cần và bán cho họ…. Có thể nói Vũ Hữu Lợi có khả năng kinh doanh bẩm sinh. Đây cũng là yếu tố chính dẫn đến cuộc sống vương giả bên cạnh một kết quả kinh doanh thành công của anh như ngày hôm nay.
Năm 2004, anh quyết tâm vào Sài Gòn lập nghiệp với 600 USD trong tay và một vài sản phẩm của công ty đã cùng anh xưng bá.