Người tiêu dùng khi chọn mua loại nước uống trực tiếp này phải hết sức lưu ý chọn những người bán uy tín, chất lượng để tránh mua phải nước dừa bị pha tạp và kém chất lượng.
Sự thật về nguồn gốc nước dừa có giá 20.000 đồng/lít
Cùng với nhiều loại đồ uống khác, nước dừa là một trong những mặt hàng được săn lùng trong những ngày nóng nực, oi bức tại Hà Nội. Đáng chú ý, thời gian gần đây mặt hàng nước dừa đóng chai được rao bán tràn lan trên chợ mạng với giá rẻ giật mình, chỉ 30-40.000 đồng/ chai 1,5 lít thu hút hàng trăm lượt quan tâm đặt hàng mỗi ngày. Theo người bán, loại dừa này là dừa bánh tẻ được lấy ở Bến Tre và Bình Định, không phải dừa xiêm có vỏ xanh bán cả quả tại các cửa hàng, quán nước nhưng cũng không phải loại quá già, vì già thì lượng cùi không đạt, nước sẽ bị chua, không bán được.
Mặt hàng nước dừa đóng chai được rao bán tràn lan trên chợ mạng với giá rẻ giật mình.
Chị Hoài Anh (nhân viên văn phòng tại Đại La, Hà Nội) cho biết nước dừa vừa ngọt thanh và mát nên hầu như ngày nào chị cũng mua 1-2 chai nước dừa để cả nhà dùng. "Mới đầu tôi thấy họ bán online lại rẻ quá nên cũng tò mò vào hỏi và mua thử uống thì thấy ngon nên đặt thường xuyên cho cả nhà uống. Giá 1 quả dừa xiêm bé xíu cũng 15-20.000 đồng mà được ít nước, không bõ khát nên mua nước dừa đóng chai như thế này kinh tế hơn nhiều, họ lại còn ướp đá lạnh khi giao đến nên ngon hơn hẳn”, chị Hoài Anh chia sẻ.
Trên các chợ online có hàng trăm người bán nước dừa đóng chai giá rẻ với số lượng lớn mỗi ngày. Người tiêu dùng khi chọn mua loại nước uống trực tiếp này phải hết sức lưu ý chọn những người bán uy tín, chất lượng để tránh mua phải nước dừa bị pha tạp và kém chất lượng.
Thương lái chợ lợn lớn nhất miền Bắc than lỗ nặng vì ế ẩm
Ông Nguyễn Thế Chinh, Giám đốc Ban quản lý Chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam, cho biết hiện giá lợn dù đã giảm mấy phiên gần đây nhưng vẫn ở mức cao. Giá lợn cao, thời tiết lại nắng nóng nên hàng tiêu thụ rất chậm, nhiều thương lái đã ngừng lấy hàng. Nếu như trước Tết hoặc cùng kỳ năm trước, mỗi ngày hàng về chợ từ 800 đến 1.000 con, giờ đây mỗi ngày lượng lợn đổ về chợ từ 200 - 300 con/ngày, chỉ bằng một phần ba so với trước đây. Hàng về ít, nhưng khách đến mua hàng còn ít hơn nữa.
Giá lợn cao, thời tiết lại nắng nóng nên hàng tiêu thụ rất chậm, nhiều thương lái đã ngừng lấy hàng.
Giờ đây, lượng lợn giao dịch tại chợ giảm mạnh, phiên giao dịch kết thúc sớm hơn so với trước đây. Khoảng 1 tuần nay không thấy lợn của các công ty lớn như CP, Dabaco xuất hiện tại chợ. Có lẽ 90% hàng từ các công ty ở miền Nam đã ngừng vận chuyển", ông Nguyễn Thế Chinh thông tin.
Không chỉ người tiêu dùng "khốn khổ" vì giá lợn hơi cao kéo theo giá thịt lợn đắt đỏ mà thương lái cũng không có lời, người chăn nuôi lợn cũng gặp khó bởi con giống tăng giá từng ngày.
Mỗi con lợn vận chuyển bị hao 6 -7 kg/con, đồng nghĩa lỗ 6 – 7 giá/con, tính ra có ngày thương lái lỗ tiền triệu do vận chuyển và thời tiết nắng nóng, hàng lại ế ẩm.
(Theo Dân Việt)
30 tấn vải thiều Bắc Giang sắp lên tàu sang Mỹ
Theo ông Tùng, lô vải Thanh Hà đầu tiên khoảng 30 tấn đã được công ty ông thu mua ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) và đang vận chuyển vào nhà máy xử lý tại Tiền Giang trước khi đưa đi chiếu xạ và lên tàu biển đến Mỹ. "Sau nhiều năm tìm kiếm, thử nghiệm, năm nay Vina T&T Group có thể bảo quản được vải tươi 45 ngày nên có thể đưa hàng sang Mỹ bằng đường biển, giúp quả vải đến tay người tiêu dùng tại Mỹ với giá hợp lý.
Vải thiều Việt Nam được Mỹ cấp phép nhập khẩu từ năm 2015 nhưng sản lượng xuất khẩu thực tế rất thấp. Công ty của ông Tùng chỉ xuất khẩu được 1 tấn nhưng không thành công vì chưa có công nghệ bảo quản, vải chỉ để được từ 7-10 ngày sau khi hái. Chính vì vậy, các doanh nghiệp buộc phải chuyển hàng từ vùng nguyên liệu phía Bắc vào nhà máy phía Nam bằng đường hàng không, rồi xuất sang Mỹ cũng bằng đường hàng không nên chi phí rất lớn, làm đội giá thành. Giá vận chuyển máy bay từ Việt Nam sang Mỹ gấp 36 lần cước vận chuyển bằng đường tàu" – ông Tùng thông tin.
Cũng liên quan tới vải thiều, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho hay đến thời điểm này vải thiều sớm của Bắc Giang đã được tiêu thụ hết. Vải thiều chính vụ đã bắt đầu vào thu hoạch và đang được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường trong và ngoài nước theo đúng kịch bản mà tỉnh đã xây dựng từ đầu năm. Hiện giá vải thiều tại Bắc Giang cao nhất từ 40.000 - 45.000 đồng/kg; bình quân cao hơn từ 7.000 - 8.000 đồng/kg so với đầu vụ.
Bắt quả tang xe tải chở gần nửa tấn chân heo Pháp không giấy tờ
Ngày 11-6, ông Huỳnh Ngọc Hồ, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh An Giang, cho biết đơn vị đang tạm giữ khoảng 490 kg chân heo có xuất xứ từ Pháp cùng nhiều hàng hóa khác có liên quan để xác minh, xử lý theo quy định.
Trước đó, Đội QLTT số 1 thuộc Cục QLTT tỉnh An Giang kiểm tra bên trong chiếc ôtô tải mang BKS: 67C-089.87 đang đậu bên lề đường Lý Thái Tổ thuộc phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang do ông Lê Phương Bình điều khiển.
Qua kiểm tra, đoàn phát hiện bên trong xe tải này có nhiều thùng chứa 490 kg chân heo ghi xuất xứ từ Pháp nhưng không có hóa đơn chứng từ. Cùng với đó, đoàn còn phát hiện hơn 310 kg vải polyeste đã pha do Trung Quốc sản xuất và hơn 1 tấn vải cùng loại có hóa đơn nhưng chưa xác định xuất xứ hàng hóa.
(Theo Người lao động)
Cua đồng Nghệ An giá tăng lên 100.000 đồng/kg, thương lái mua nườm nượp gửi ra Hà Nội
Anh Nguyễn Văn Tần, thương lái chuyên thu mua cua đồng trên địa bàn các xã: Nam Thành, Lý Thành, Long Thành... của huyện Yên Thành cho biết, giá cua đồng tăng lên 100.000 đồng/kg từ cả tuần nay, trước đó chỉ có 80.000 đồng/kg.
Nguyên nhân cua đồng tăng giá là do nhu cầu sử dụng cua đồng để chế biến thức ăn ở các thành phố phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội tăng cao. Tuy nhiên, lượng cung lại giảm đi, vì thời điểm này nắng nóng, ruộng khô hạn nên người dân khó bắt được cua. Trước đây, khi ruộng nhiều nước, mỗi ngày anh thu mua được trên 300 kg, thì nay chỉ thu mua được 100 - 150 kg.
Cua đồng Nghệ An giá tăng lên 100.000 đồng/kg.
"Hàng ngày, tôi thu mua cua từ sáng sớm đến 21h30 tối, được bao nhiêu cua, xử lý bằng cách ướp lạnh bằng nước đá, sau đó gửi xe khách ra Hà Nội tiêu thụ" - ông Nguyễn Văn Tần cho hay.
Được biết, trên địa bàn huyện Yên Thành có khoảng 5 - 7 thương lái chuyên thu mua cua đồng để chuyển ra Hà Nội, Hải Phòng... tiêu thụ.
Chị Nguyễn Thị Thơ ở xóm Tây Hồ, xã Nam Thành cho hay, thời điểm này, lúa vừa gieo sạ, nhiều cánh đồng khô nước nên cua không ra khỏi hang, rất khó bắt. Trước đây, mỗi tối chị có thể bắt được 1 kg cua, thì nay chỉ bắt được 3 - 5 lạng. tuy nhiên do giá cua tăng lên 100.000 đồng/kg, nên thu nhập cũng gần như nhau.
(Theo Dân Việt)