"Cô ấy đã gật đầu đồng ý. Thế là chúng tôi trở thành một cặp đôi đũa lệch, là tâm điểm bàn tán của người dân trong làng”, ông Tập chia sẻ.
Ở vùng núi xa xôi của Ninh Thuận có cặp vợ chồng “đũa lệch” chồng già – vợ trẻ với câu chuyện tình độc lạ vô cùng. Thậm chí người dân quanh đây còn cho rằng xưa nay hiếm có cặp đôi nào có nhiều sự tình cờ và duyên như thế.
“Người đàn ông bị vợ ruồng bỏ, gà trống nuôi 4 đứa con nhỏ. Ông miệt mài làm lụng kiếm tiền nuôi các con, chẳng đoái hoài đến hạnh phúc riêng của bản thân. Cho đến một ngày gần đây, ông tình cờ gặp gỡ người đàn bà cùng hoàn cảnh.
Cả hai quyết định “rổ rá cạp lại”, cùng nhau vun đắp cho gia đình lớn: con anh – con tôi – con chúng ta. Họ sống rất thành thật, không chê bai quá khứ của nhau”, một người ở làng cho hay.
Cũng theo người này, gia đình không sống ở làng mà dọn lên núi, lập cái chòi nhỏ. Thi thoảng họ mới vượt hàng chục cây số đường núi về làng mua nhu yếu phẩm hoặc thuốc thang. Họ cũng rất ít giao du với người lạ, thậm chí dân trong làng.
Nói rồi, người này chỉ về phía ngọn núi – nơi cặp vợ chồng “đũa lệch” lập chòi tá túc suốt những năm qua. Quả thực đường lên đó gian nan và vất vả vô cùng, đi bộ mất nửa ngày mới đến.
Thấy người lạ, người đàn ông có gương mặt khắc khổ và đen đúa e dè: “Cô chú hỏi ai? có việc gì hay không?”. Và sau khi chúng tôi chia sẻ mục đích đến đây, ông bắt đầu niềm nở tiếp đón. “Tôi tên Tập, năm nay 63 tuổi. Chắc cô chú thấy tôi già trước tuổi nhiều lắm đúng không. Tôi vất vả, lam lũ và chịu đựng bao cú sốc cuộc đời nên không thể trẻ nổi”, người chồng nói.
Ông Tập vốn có một đời vợ và 4 đứa con. Cách đây 20 năm, người vợ đầu ấp tay gối bao năm quyết định ruồng bỏ cha con ông để chạy theo người có tiền. Ông ngục ngã và đớn đau, chẳng thể ngờ vợ nhẫn tâm bỏ con đi như thế.
“Cô ấy chê tôi nghèo, không biết làm ăn để giàu có nên đã bỏ theo người tình. Tôi không trách nhiều bởi bản thân mình kém cỏi thật. Song tôi hận cô ấy dám dứt bỏ máu mủ - tức 4 đứa nhỏ.
Ông Tập bên người vợ trẻ (áo đỏ) và các con cháu của mình.
Tôi đã rơi vào tuyệt vọng và chán chường suốt một thời gian dài. Sau đó tôi nhìn đám trẻ nheo nhóc, cơm không có ăn mà gắng vực dậy tinh thần. Tôi quyết định mình vừa làm cha vừa làm tròn trách nhiệm của người mẹ”, ông Tập nhớ lại.
20 năm ròng, ông Tập đã nuôi dậy các con lớn khôn, thậm chí còn dựng vợ gả chồng. Lúc này nhiều người khuyên ông nên tìm một người phụ nữ cưới làm vợ, bầu bạn toan về già. Ông gạt đi vì cho rằng làm gì có ai thích lấy người đã lớn tuổi, lại từng bị vợ ruồng bỏ.
“Tôi ám ảnh về cuộc hôn nhân đầu tiên rất nhiều. Tôi sợ người ta lại chê mình nghèo mà ở được vài bữa là bỏ đi. Tôi thà ở một mình trông cháu cho các con còn hơn. Tuy nhiên người tính không bằng cái duyên của mình.
Năm 2021, tôi tình cờ gặp gỡ người đàn bà kém 20 tuổi, có hoàn cảnh giống tôi. Tức cô ấy bị chồng bỏ rơi, phải làm mẹ đơn thân nuôi đám con nhỏ. Tôi đã thương cảm và ngỏ lời yêu thương, rủ về để cùng nhau xây dựng tổ ấm.
Cô ấy đã gật đầu đồng ý. Thế là chúng tôi trở thành một cặp đôi đũa lệch, là tâm điểm bàn tán của người dân trong làng”, ông Tập chia sẻ.
Dẫu vậy ông Tập mặc kệ lời bán ra tán vào của người đời. Ông sống vì chính mình và vì người mình yêu thương. Ông ân cần quan tâm và chăm sóc con riêng của vợ hai như chính con ruột. Bởi vậy lũ trẻ rất mến và coi ông như cha ruột.
“Giờ tôi vừa có con nhỏ lẫn cháu nhỏ. Chúng tôi dù nghèo nhưng sống vui lắm, chẳng phải áp lực bất cứ chuyện gì. Chỉ có điều tôi già yếu, lại nhiều bệnh tật nên có làm ăn được gì nhiều đâu. Tất cả đều dựa vào cô ấy. Tôi thương lắm mà chẳng san sẻ được nhiều”, người đàn ông 63 tuổi tâm sự.
Nhắc đến chuyện vì sao không về làng ở, ông Tập thành thật cho biết bản thân không thích ồn ào và nghe lời gièm pha của dư luận. Do đó từ lúc bị vợ bỏ, ông đã quyết định dọn lên núi, vừa tránh được lời xấu, vừa tập trung làm kinh tế.
Hiện tại cặp đôi “đũa lệch” sống bằng nghề đi rẫy hoặc hái cà phê cho người ta. Thi thoảng họ lại trông cháu hộ các con để chúng xuống thành phố làm thuê.