Chạy xe ôm rồi mang tôm càng bán trên phố, 2 năm sau cô gái nhận "trái ngọt" đầu tiên

Hữu Huy - Ngày 12/05/2021 07:00 AM (GMT+7)

Chân ướt chân ráo từ quê lên Sài Gòn mưu sinh với nghề lái xe ôm công nghệ, sau 6 tháng tích cóp được khoản tiền nhỏ, Trúc Ngân cùng em gái đã khởi nghiệp bằng xe bán tôm càng ở vỉa hè. Giờ đây, sau gần 2 năm cố gắng, hai chị em Trúc Ngân đã có cơ ngơi là một quán hải sản.

Nửa năm chạy xe ôm để "gọi vốn"

“Sài Gòn bao dung, dễ sống và dễ kiếm tiền” - đó là nhận xét của những người phương xa khi sinh sống và làm việc ở mảnh đất luôn dành “quả ngọt” cho những ai có ý chí phấn đấu và làm việc siêng năng. Câu chuyện chị Trịnh Nguyễn Trúc Ngân (SN 1990) từ nữ tài xế xe ôm trở thành bà chủ quán hải sản đang nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Sinh ra và lớn lên tại tỉnh Kiên Giang, năm 2019, vì công việc gặp trục trặc, không đủ tiền để lo cho gia đình và các em đang tuổi ăn học, Trúc Ngân quyết định rời quê hương lên TP.HCM kiếm sống.

Chân ướt chân ráo đặt chân lên mảnh đất thị thành nhộn nhịp, cô gái đầu thế hệ 9X và em gái quyết định đăng ký lái xế xe ôm công nghệ và gắn bó với công việc này trong suốt nửa năm.

Chạy xe ôm rồi mang tôm càng bán trên phố, 2 năm sau cô gái nhận amp;#34;trái ngọtamp;#34; đầu tiên - 2

Xe tôm càng xanh của hai chị em Trúc Ngân những ngày đầu mở bán.

“Hai chị em tụi em chạy khoảng 12 tiếng mỗi ngày. Công việc lái xe công nghệ giúp tụi em có thu nhập trong lúc kinh tế khó khăn. Nhưng vì môi trường chạy xe ôm công nghệ ngày một khó khăn, với lại là con gái chạy xe nhiều lúc cũng bất tiện, nên sau 6 tháng chạy xe, tụi em quyết định chuyển nghề”, Trúc Ngân chia sẻ.

Nửa năm chạy xe ôm và chi tiêu dè sẻn, Ngân và em gái tích góp được khoảng 20 triệu đồng. Cầm số vốn nhỏ trong tay, hai cô gái quyết định khởi nghiệp bằng một xe hải sản nhỏ, chủ yếu kinh doanh tôm càng xanh.

Bắt đầu công việc, chị em Ngân đẩy xe ra bán trên đường Tôn Đản, quận 4. Mỗi ngày họ nhập vào khoảng 5kg tôm càng xanh để bán. Thời gian đầu kinh doanh, xe tôm càng xanh của Trúc Ngân và em gái nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng bởi loại nước sốt được đánh giá khá ngon, giá cả bình dân hợp túi tiền của người lao động. Ít lâu sau, quy mô hải sản trên xe cũng dần đa dạng chủng loại và số lượng với cua, ghẹ, vẹm cùng tôm hùm…

Từ xe tôm càng đường phố, 2 năm sau trở thành quán hải sản

“Lúc mới kinh doanh, em phụ trách đón khách còn em gái của em thì làm đầu bếp chế biến. Em của em từng học 4 năm nghề nấu ăn nên thạo việc bếp, các loại sốt cho món ăn cũng chính do em gái em làm ra”, Trúc Ngân kể.

Theo nhiều thực khách, điểm ấn tượng của xe tôm càng mà chị em Ngân kinh doanh chính là chất lượng hải sản tươi ngon, chắc thịt cùng với giá cả khá bình dân. Ngoài ra, với hàng chục loại nước sốt khá mới lạ nên tạo cảm giác lạ miệng và thu hút.

Trúc Ngân cho biết, khách đến đa số chọn combo tôm càng xanh có giá khoảng 200.000 đồng. Ngoài ra, tôm hùm bán theo con với giá dao động từ 250.000 - 700.000 đồng một con (tùy kích cỡ),…

Chạy xe ôm rồi mang tôm càng bán trên phố, 2 năm sau cô gái nhận amp;#34;trái ngọtamp;#34; đầu tiên - 3

2 năm miệt mài với xe tôm trên vỉa hè, cô gái 9X Trúc Ngân hiện đã mở cho mình một quán hải sản riêng.

Sau khi xe tôm càng xanh nhận được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng, Ngân thuê thêm một số bạn sinh viên để hỗ trợ phục vụ. Cứ như thế, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng chị em Ngân thu lời hơn 15 triệu đồng. Và đến cuối năm 2020, xe hải sản tôm cua của hai chị em Ngân có thể bán được trung bình hơn 15 kg hải sản/ngày.

Nói về nguồn hải sản, Ngân cho biết chủ yếu lấy hải sản từ Vũng Tàu và chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, TP.HCM). Mỗi ngày, cô phải thức dậy từ khoảng 3 giờ sáng để ra chợ mua hải sản.

“Mua hải sản về xong, tụi em chế biến nguyên liệu cho đến trưa. Sau đó dọn ra bán đến 12 giờ đêm thì nghỉ ngơi. Ngủ được khoảng 3 giờ đồng hồ em lại dậy đi chợ và bắt đầu công việc cho một ngày mới. Em xác định từ quê lên Sài Gòn kiếm sống là không cho phép bản thân lười biếng, trì trệ…”, Trúc Ngân chia sẻ về những ngày kinh doanh cùng xe tôm càng trên vỉa hè.

Chạy xe ôm rồi mang tôm càng bán trên phố, 2 năm sau cô gái nhận amp;#34;trái ngọtamp;#34; đầu tiên - 4

Chạy xe ôm rồi mang tôm càng bán trên phố, 2 năm sau cô gái nhận amp;#34;trái ngọtamp;#34; đầu tiên - 5

Hiện tại, thực đơn của quán hải sản của Ngân cũng được nâng cấp bởi những món hải sản “sang chảnh” hơn như: cua nâu Na Uy, tôm hùm Alaska, tôm hùm đất,…

Sau 2 năm vất vả sớm hôm với xe hải sản đường phố, việc kinh doanh của chị em Ngân luôn ổn định. Cách đây khoảng hai tuần, Ngân quyết định thuê thêm mặt bằng trên đường Lê Văn Lương (quận 7, TP.HCM) để mở quán hải sản.

“Khi địa chỉ đầu tiên ở đường Tôn Đản kinh doanh ổn định với loại hình xe hải sản đường phố, nhiều người họ cũng mở bán tương tự nên nhiều thực khách mua nhầm và phản ánh không đúng về chất lượng. Em nghĩ cần phải tạo cho mình một thương hiệu, một địa chỉ cố định thì khách sẽ không bị nhầm nữa. Do đó, em gom hết số vốn và mở quán ở quận 7. Ngày đầu mở quán, tụi em bán khoảng 10 kg hải sản, mấy hôm nay khách ủng hộ nhiệt tình nên có đêm tụi em bán ra hàng chục ký”, Trúc Ngân tâm sự.

Chạy xe ôm rồi mang tôm càng bán trên phố, 2 năm sau cô gái nhận amp;#34;trái ngọtamp;#34; đầu tiên - 6

Trúc Ngân và quán hải sản khang trang mang thương hiệu riêng của mình tại đường Lê Văn Lương, quận 7 (TP.HCM).

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19, Ngân cho biết quyết định mở quán đã khiến chị suy nghĩ rất nhiều. Tuy nhiên, để tạo thương hiệu cho mình, chị vẫn quyết tâm mở quán.

“Nếu dịch vẫn căng thẳng, tụi em có thể bán online, hoặc có thể bán để khách mang đi. Mong là dịch bệnh sẽ được kiểm soát, mọi người đều bình an và việc kinh doanh sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều”, Ngân chia sẻ.

Sống giữa rừng cây, không nước sạch, không nhà vệ sinh: Cây cho chúng tôi tiền để sống
"Với hai vợ chồng tôi, thốt nốt là trái tim của gia đình, vì cây cho chúng tôi tiền để sống, cái nghề để làm, tương lai cho cả hai con ăn học đường...
Hữu Huy
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhịp sống Sài Gòn