Sống giữa rừng cây, không nước sạch, không nhà vệ sinh: "Cây cho chúng tôi tiền để sống"

An Phú - Ngày 10/05/2021 14:40 PM (GMT+7)

“Với hai vợ chồng tôi, thốt nốt là trái tim của gia đình, vì cây cho chúng tôi tiền để sống, cái nghề để làm, tương lai cho cả hai con ăn học đường dài và cả đứa bé trong bụng”.

Sống giữa rừng cây, không nước sạch, không nhà vệ sinh: amp;#34;Cây cho chúng tôi tiền để sốngamp;#34; - 1

Bản sóc là khu vực tập trung nhiều gia đình người Khmer sinh sống ở xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cách đó gần 1km đường đất ngoằn ngoèo, xung quanh là núi rừng toàn cây thốt nốt, gia đình anh Sóc Phinh, chị Sa Rum đã cất nhà và sống gần mấy năm nay. Ở chốn không nhà vệ sinh, không nước sạch, điện chạy bằng tấm pin năng lượng mặt trời, gia đình anh vẫn không nguôi hi vọng về một ngày mai những đứa trẻ được đến trường, miếng cơm thêm no đủ, tấm áo được lành lặn.

“Thốt nốt là trái tim của gia đình tôi, vì cây cho chúng tôi tiền để sống”

Gia đình anh Sóc Phinh từng cất nhà sống gần ông bà nội ở bản sóc, nhưng nhà không đủ kiên cố, qua thời gian chống chọi với mưa nắng thì nhà bị sập, anh chị không có tiền sửa nên phải chuyển vào bìa rừng cất nhà tạm bằng những tấm bạt, cột tre, thân cây thốt nốt để “vừa có đất ở, vừa gần cần câu cơm nuôi 4 miệng ăn”, anh Sóc Phinh nói.

Sống giữa rừng cây, không nước sạch, không nhà vệ sinh: amp;#34;Cây cho chúng tôi tiền để sốngamp;#34; - 2

Từ nhỏ, gia đình nghèo khó nên cả hai người ít học, sinh ra và lớn lên giữa xứ thốt nốt hẻo lánh, nên nghề nghiệp chính vẫn là lao động tay chân, làm thuê mướn cho người khác. Ở đây, thốt nốt ra hoa trái theo mùa, mùa nào có 2 vợ chồng sẽ leo cây lấy nước bán, hoặc nấu đường thốt nốt, mùa còn lại khi cây trái khô queo, cả 2 cùng nhau đi làm thuê mướn cho người khác.

“Mỗi năm tôi thích nhất là thời gian từ tháng 12 đến tháng 6, đó là lúc cây có trái, có hoa, có nước nấu đường bán. Còn đến mùa cây không ra trái nữa, cả hai phải rời nhà đi làm công cắt lúa, cắt cỏ, ai kêu gì làm nấy cho người khác, mà mùa đó nó nắng, cực, thương hai con ở nhà lắm mà không biết làm sao”, chị Sa Rum bày tỏ.

Bao xung quanh nhà là những cây thốt nốt thân to bằng một vòng tay người ôm, cao hơn chục mét, ngoài những cây nằm sẵn trong vườn nhà, hai vợ chồng anh còn thuê cây của người khác giá 100.000 đồng/năm. Cây thốt nốt vừa cho trái, cho nước để nấu đường, bán lẻ. “Với hai vợ chồng tôi, thốt nốt là trái tim của gia đình, vì cây cho chúng tôi tiền để sống, cái nghề để làm, tương lai cho cả hai con ăn học đường dài và cả đứa bé trong bụng” , chị Sa Rum khẳng định.

Sống giữa rừng cây, không nước sạch, không nhà vệ sinh: amp;#34;Cây cho chúng tôi tiền để sốngamp;#34; - 3

Sống giữa rừng cây, không nước sạch, không nhà vệ sinh: amp;#34;Cây cho chúng tôi tiền để sốngamp;#34; - 4

Căn nhà xập xệ đủ che chắn cho 4 con người và 2 cặp bò cất chuồng sau vườn được anh dựng tạm bợ từ những cột tre, thân cây thốt nốt khô. “Sáng ra chặt củi nấu cơm sáng, hôm nào có tiền thì thưởng cho mấy đứa nhỏ phần ăn sáng ngoài chợ, còn không thì ăn cơm nguội. Ăn xong hai chị em chở nhau đi học, tôi thì chặt củi anh lên rừng vừa đốn về, rồi dắt bò ra gặm cỏ sau nhà, anh thì leo cây lấy nước, ngày 40 chục cây, leo lên xuống 2 dạo, tôi lấy nước nấu đường bán, cứ thế hết một ngày…”, chị kể.

Nhìn đôi chân anh thoăn thoắt leo chuyền từ cây này sang cây khác không đồ bảo hộ, khi hỏi đến công việc này có nguy hiểm không anh, anh chỉ cười hiền và nói: “Quen rồi, lúc đầu sợ té, nhưng giờ không trèo thì thấy nhớ”.

Con mà đi chơi nữa thì nhà mình không có cơm ăn!

Kể về cái duyên gặp nhau, anh chị cho biết nhà cùng trong xóm, từng lên phố làm công nhân rồi gặp, rồi thương. Tình yêu giữa những người cùng cảnh thật khó tả, “chỉ biết là gần chục năm qua sống với nhau, hai vợ chồng chưa cãi vã, to tiếng nhau lần nào”, chị tâm sự.

Sống giữa rừng cây, không nước sạch, không nhà vệ sinh: amp;#34;Cây cho chúng tôi tiền để sốngamp;#34; - 5

Bằng vốn từ tiếng Việt ít ỏi của mình, người đàn ông chất phác ấy nói: “Thương vợ có bầu mà phải làm nhiều, không bớt việc đi hằng ngày”. Thương anh chị lại thêm lời: “Chỉ cần vợ chồng ở với nhau không tiếng to tiếng nạt là lòng tôi vui vẻ lắm”…

Có với nhau hai mặt con, đứa lớn tên Sóc Ny, đứa nhỏ tên Si Na, từ lúc mang thai đến khi sinh, chị chưa lúc nào ngơi tay. “Việc nhà nhiều lắm, hai vợ chồng làm không xuể. Cứ nghỉ ngày nào là lo tiền cơm ngày nấy”, chị kể.

Con thương mình nên khi mang thai chị ít “bị hành”, ngày ba cữ chặt củi, khuấy đường, gánh nước sạch ở giếng ngoài sóc, không làm chân tay lại thấy trống ra. “Trời thương cho mình sức khỏe làm được chừng nào hay chừng nấy, nhà cũng có cặp bò phòng ốm đau thì bán lấy tiền, nhưng khổ con còn nhỏ quá…”, chị nói thêm.

Sống giữa rừng cây, không nước sạch, không nhà vệ sinh: amp;#34;Cây cho chúng tôi tiền để sốngamp;#34; - 6

Sống giữa rừng cây, không nước sạch, không nhà vệ sinh: amp;#34;Cây cho chúng tôi tiền để sốngamp;#34; - 7

Đang mang bầu bé thứ ba, bữa ăn đạm bạc của mẹ bầu chỉ có tô canh chua, vài con cá cơm, rau luộc. Nhớ lại hồi Sóc Ny mới lọt lòng, ở cữ không được bao lâu chị phải làm tiếp, con bé gần mẹ thấy mẹ làm nhiều nên hiểu chuyện sớm, mới tí tuổi đã biết nấu cơm, chặt củi, nấu đường. "Thương con bé phụ mẹ nhiều nên người suy dinh dưỡng. Bạn bè cùng trang lứa thì nó nhỏ nhất đám, cứ ăn mà không lớn”, chị bộc bạch.

Gặp Sóc Ny, chúng tôi ấn tượng bởi nụ cười cùng nước da ngăm đen đặc trưng của người Khmer ở vùng đất rừng nắng gió. Em nhỏ người nhưng lanh lẹ, là chị cả trong nhà nên việc gì cũng biết làm. Ngoài thời gian học hai buổi trên trường, em ở nhà giữ em và phụ mẹ nấu đường thốt nốt. Tuổi còn nhỏ, nên Sóc Ny thích đi chơi với bạn, nói là bạn, nhưng quanh khu em sống chỉ độc có 2 nhà hàng xóm duy nhất cũng sống nhờ cây trái thốt nốt.

“Nhiều lúc con muốn đi chơi lắm nhưng mẹ bảo nhà bạn có tiền mới đi chơi được, còn nhà mình nghèo, không ai phụ, con không làm giúp mẹ thì nhà mình không có cơm ăn”, Sóc Ny rưng rưng kể lại.

Điều kiện sống ở đây còn nhiều thiếu thốn, không nước sạch, không nhà vệ sinh, bao quanh là ruộng vườn, đồng cỏ, núi rừng thốt nốt, nhưng nơi đây những con chữ vẫn được gieo mầm bởi bàn tay người lớn và ý chí của con trẻ.

Mẹ ơi, mình chuyển nhà ra ngoài sóc được không?

Lối đi đến trường là đường đất được bồi lên giữa đồng ruộng bát ngát chỉ vừa cho một xe đi. Đường ngoằn ngoèo khó đi, trời nắng còn đỡ, trời mưa hai chị em bị lọt mương, ướt sình hoài. “Những lúc như vậy, hai chị em cứ cười khà khà, về nói mẹ con bị té mương, rồi cũng chỉ thay áo quần là xong”, chị Sa Rum kể. Nhưng nhìn hoài vậy cũng tội con lắm, ở đây như tách biệt với bên ngoài, thiếu thốn nhiều thứ, nhất là môi trường cho con học tập, tiếp xúc với bạn bè, nên cả hai vợ chồng cũng ráng làm có tiền để chuyển ra lại ngoài kia.

Sống giữa rừng cây, không nước sạch, không nhà vệ sinh: amp;#34;Cây cho chúng tôi tiền để sốngamp;#34; - 8

Sống giữa rừng cây, không nước sạch, không nhà vệ sinh: amp;#34;Cây cho chúng tôi tiền để sốngamp;#34; - 9

“Nhưng muốn thì dễ, làm thì khó, Sóc Ny cứ nói với tôi hoài là mình chuyển nhà ra ngoài sóc được không? Tại nó muốn đi học cho gần, nhìn vậy chứ mê đi học lắm, ốm đau mệt mỏi cũng ráng đi cho bằng được, nhưng bữa ăn còn chưa đủ nữa là…”, chị buồn bã nói.

Chia sẻ về mong muốn của chị, chị mong Sóc Ny sau này có chữ để làm “công ty”, làm công ăn lương đàng hoàng, không phụ việc tay chân như người ta nữa.

Giữa rừng cây thốt nốt, vùng đất khô cằn, gia đình 4 người rau cháo ăn qua ngày, thổi lửa giữ nghề nấu đường thốt nốt, nuôi ước mơ cho con trẻ đến trường. Cái nghèo khổ không thể giết chết họ, như cây thốt nốt vẫn cho trái thơm, nước ngọt giữa cái nắng gió nơi đây.

Chuyện chưa kể về người làm bánh mì bách thú ở Sài Gòn: Mỗi ngày chỉ ngủ 3 giờ
Không có khuôn sẵn, mỗi chiếc bánh mì mang hình dáng động vật đều được đôi bàn tay sáng tạo của anh Phước tạo hình thủ công. Anh từng mang bánh mì độc...
An Phú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện Sài Gòn