COVID-19 11/10: Địa phương xuất hiện 5 ca nhiễm sau 24 ngày "sạch dịch", 2 người buôn bán ở chợ

H.A - Ngày 11/10/2021 12:12 PM (GMT+7)

Sau 24 ngày không có ca mắc COVID-19 cộng đồng, tỉnh Bắc Ninh bất ngờ phát hiện liên tiếp 5 trường hợp dương tính chưa rõ nguồn lây.

Bắc Ninh phát hiện 5 ca cộng đồng, chưa rõ nguồn lây sau 24 ngày 'sạch dịch'

Trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Sau 24 ngày không phát sinh ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng, ngày hôm qua (10/10) ngành y tế đã phát hiện 2 ca F0 ở xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du và phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh. Qua xác minh ban đầu, 2 ca bệnh có lịch sử di chuyển phức tạp, thường xuyên đến các chợ đêm, chợ đầu mối trên địa bàn để giao dịch, buôn bán.

Đến chiều hôm nay (11/10), tiếp tục phát hiện thêm chùm ca gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và con), trú tại Chung cư Cường Thịnh, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Điều đáng nói, 2 trường hợp F0 ngày hôm qua và 3 ca mắc mới ngày hôm nay đều chưa xác định nguồn lây và không liên quan đến nhau".

Liên quan đến các trường hợp là F1 của bệnh nhân là cháu bé sinh năm 2016 thuộc chùm ca gia đình, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm test nhanh tại trường mầm non Sao Mai (thành phố Bắc Ninh), nơi cháu bé đang học tập. Kết quả bước đầu có 2 trẻ cùng lớp dương tính với SARS-CoV-2 và đang được tiếp tục lấy mẫu làm xét nghiệm khẳng định RT-PCR.

Hiện lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh đang tập trung khoanh vùng, truy vết, xác minh các trường hợp liên quan các ca mắc mới. Theo nhận định trong những ngày tới số ca F0 có thể tiếp tục tăng.

Từ chiều 10/10, UBND thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du cũng đã quyết định thành lập chốt liên ngành, phong tỏa, kiểm soát các khu vực dân cư có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Diễn biến bất ngờ vụ 15 chú chó theo 2 vợ chồng F0 về quê bị tiêu hủy

Ngày 11-10, ông Lê Phong – Phó Bí thư Huyện ủy Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau - cho biết sau khi đối chiếu các quy định thì việc tiêu hủy đàn chó, mèo là đúng vì địa phương không còn cách nào khác.

Theo lời ông Phong, ông P.M.H. và ông N.D.K. là chủ của đàn chó mèo, không phải là công dân của tỉnh Cà Mau mà chỉ đi theo đoàn về quê người quen. Cụ thể, ông H. quê quán tỉnh Bình Dương; còn ông K. ngụ tỉnh Vĩnh Long.

Đàn chó vượt quãng đường dài cùng chủ từ Bình Dương về Cà Mau

Đàn chó vượt quãng đường dài cùng chủ từ Bình Dương về Cà Mau

Trước đó, do công dân tự phát về Cà Mau quá đông nên khi đến chốt kiểm soát dịch Covid-19 tỉnh, người dân huyện nào đứng theo huyện đó. Nếu kiểm soát chặt thì ông H. và ông K. không thể vào tỉnh do không phải người địa phương.

Tuy nhiên, sau đó cả 2 là F0 nên phải tiếp nhận cách ly điều trị, nếu không mắc bệnh đáng lý phải trục xuất ra khỏi địa phương do tỉnh có quy định công dân trong tỉnh muốn ra, vào Cà Mau phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh.

"Địa phương đang rà soát xem trường hợp trên có vi phạm khai báo gian dối không, bởi không phải người ở đây nhưng lại khai báo ở đây" - ông Phong nói.

Trước đó, vào tối 8-10, Trung tâm Chỉ huy xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời tiếp nhận 7 người về từ vùng có dịch mang theo 13 con chó, 1 con mèo vào khu cách ly tập trung tại Trường THPT Khánh Hưng.

Chủ nhân đàn chó mèo được xác định không phải công dân Cà Mau

Chủ nhân đàn chó mèo được xác định không phải công dân Cà Mau

Những người này đều được ban điều hành cách ly xã lấy mẫu test nhanh và mẫu PCR. Trong quá trình lấy mẫu, không ai quản lý để đàn chó, mèo chạy trong khu cách ly.

Lúc này, những người đang cách ly đã phản ứng do không đồng tình vì làm ảnh hưởng vệ sinh, gây nguy hiểm cho người xung quanh... Từ đó, ban điều hành khu cách ly đã yêu cầu người nuôi chó, mèo tự buộc hoặc nhốt lại một góc để dễ quản lý.

Test nhanh, kết quả ông H., bà N.T.C.E, ông K. và bà L.T.H. dương tính với SARS-CoV-2. Trong thời gian chờ kết quả PCR, dây buộc không đảm bảo nên đàn chó, mèo tiếp tục chạy trong khu cách ly. Lúc này, người nhận nuôi, quản lý chó mèo đã tự bắt bỏ vào bao và rổ nhựa để bên ngoài phòng cách ly.

Khi có kết quả 2 lần test nhanh, bác sĩ Đỗ Kiêm Chi, Trưởng Trạm Y tế xã Khánh Hưng, đã báo cáo, xin ý kiến Trung tâm Y tế huyện, trong đó có báo cáo khó khăn về việc quản lý đàn chó, mèo.

Sau đó, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời chỉ đạo phân luồng người bệnh, tách riêng biệt người dương tính và âm tính. Đồng thời, cho ý kiến gia đình quản lý chó, mèo và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch để không ảnh hưởng đến người xung quanh.

Thời điểm này, người trong khu cách ly và dân xung quanh có ý kiến sợ không quản lý được đàn chó, mèo sẽ chạy vào khu dân cư lo ngại lây lan dịch bệnh nên phản ánh đến UBND xã và ban điều hành khu cách ly xã Khánh Hưng.

Chiều 9-10, ông H. và ông N. cùng 3 người còn lại đều có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 nên được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Trần Văn Thời điều trị.

Người dân tiếp tục phản ánh yêu cầu người nhận nuôi chó, mèo thay ông H. quản lý đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, từ đêm 8-10 đến sáng 9-10, người nuôi thay không quản lý được như yêu cầu, để chúng chạy rông trong khu cách ly, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Ban điều hành khu cách ly tiếp tục yêu cầu gia đình quản lý để đảm bảo vệ sinh trong khu cách ly và công tác phòng chống dịch.

Trước áp lực từ công tác phòng chống dịch, bà con nhân dân và những người đang cách ly ban điều hành tiếp tục yêu cầu gia đình đảm bảo công tác quản lý. Nếu không sẽ tiêu hủy và gia đình người nhận nuôi không có ý kiến gì…

Đến 7 giờ 30 phút ngày 9-10, người dân và những người làm nhiệm vụ trong khu cách ly tiếp tục phản ánh về vụ việc trên. Từ đó, ban điều hành khu cách ly đã tiến hành làm biên bản và tiêu hủy đàn chó, mèo ở phía ngoài khu cách ly trước sự chứng kiến của người dân.

(Theo Người Lao Động)

Hà Nội cho phép người dân về từ TPHCM được cách ly tại nhà

Theo phản ánh, một số hành khách có vé máy bay chặng TPHCM – Hà Nội ngày 11/10 đang gặp khó khăn bởi không đặt được khách sạn để cách ly tại Hà Nội. Toàn bộ 20 khách sạn mà thành phố Hà Nội chỉ định làm nơi cách ly tập trung đều không nhận khách vì nhiều lý do.

Theo yêu cầu của thành phố Hà Nội, nếu không có nơi tiếp nhận thì khách không thể tham gia chuyến bay.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện Sở Du lịch Hà Nội cho biết, để kịp thời đáp ứng số lượng người về các điểm cách ly, sở đã đề xuất thêm 18 khách sạn làm nơi cách ly tập trung. Hiện danh sách đang chờ UBND thành phố Hà Nội thông qua và ra quyết định.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết thêm, UBND thành phố vừa thống nhất cho phép người dân từ TPHCM, Đà Nẵng về Hà Nội được cách ly tại nhà. “Đối với người đã tiêm 2 mũi vắc xin sẽ cách ly tại nhà trong 7 ngày, với người chưa tiêm hoặc tiêm 1 mũi yêu cầu cách ly trong 14 ngày”, đại diện Sở Y tế thông tin.

(Theo Tiền Phong)

Bắc Ninh phát hiện 5 ca cộng đồng, chưa rõ nguồn lây sau 24 ngày 'sạch dịch'

Trao đổi với PV Báo Sức khoẻ & Đời sống, lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Ninh cho biết: "Sau 24 ngày không phát sinh ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng, ngày hôm qua (10/10) ngành y tế đã phát hiện 2 ca F0 ở xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du và phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh. Qua xác minh ban đầu, 2 ca bệnh có lịch sử di chuyển phức tạp, thường xuyên đến các chợ đêm, chợ đầu mối trên địa bàn để giao dịch, buôn bán.

Đến chiều hôm nay (11/10), tiếp tục phát hiện thêm chùm ca gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và con), trú tại Chung cư Cường Thịnh, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Điều đáng nói, 2 trường hợp F0 ngày hôm qua và 3 ca mắc mới ngày hôm nay đều chưa xác định nguồn lây và không liên quan đến nhau".

Liên quan đến các trường hợp là F1 của bệnh nhân là cháu bé sinh năm 2016 thuộc chùm ca gia đình, ngành y tế đã lấy mẫu xét nghiệm test nhanh tại trường mầm non Sao Mai (thành phố Bắc Ninh), nơi cháu bé đang học tập. Kết quả bước đầu có 2 trẻ cùng lớp dương tính với SARS-CoV-2 và đang được tiếp tục lấy mẫu làm xét nghiệm khẳng định RT-PCR.

Hiện lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh đang tập trung khoanh vùng, truy vết, xác minh các trường hợp liên quan các ca mắc mới. Theo nhận định trong những ngày tới số ca F0 có thể tiếp tục tăng.

Từ chiều 10/10, UBND thành phố Bắc Ninh và huyện Tiên Du cũng đã quyết định thành lập chốt liên ngành, phong tỏa, kiểm soát các khu vực dân cư có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

(Theo Sức khỏe Đời Sống)

Xe cá nhân lưu thông giữa TP.HCM và 4 tỉnh liền kề cần chú ý

Sau khi lấy ý kiến các địa phương, Sở GTVT TP.HCM tiếp tục trình dự thảo phương án đi lại giữa TP.HCM và bốn tỉnh liền kề.

Cụ thể, mới đây Sở GTVT TP.HCM tiếp tục trình UBND TP.HCM dự thảo phương án đi lại cho người lao động giữa TP.HCM và các tỉnh liền kề. Đáng chú ý, việc đi lại bằng xe cá nhân vẫn chưa được thống nhất.

Cụ thể, đối với phương tiện giao thông cá nhân (ô tô, mô tô, xe gắn máy), người điều khiển phương tiện và ngồi trên phương tiện phải đáp ứng các điều kiện sau:

Lưu thông từ các tỉnh Bình Dương, Long An, Tây Ninh vào TP.HCM đã tiêm ngừa COVID-19 (ít nhất một mũi đối với loại vaccine tiêm hai mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (định kỳ 7 ngày/lần).

Đối với trường hợp lưu thông từ TP.HCM vào các tỉnh như sau:

Lưu thông vào tỉnh Long An: Đã tiêm ngừa COVID-19 (ít nhất một mũi đối với loại vaccine tiêm hai mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng và có  kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (định kỳ 7 ngày/lần).

Lưu thông vào tỉnh Bình Dương: Trường hợp cá nhân sử dụng phương tiện ô tô đã tiêm ngừa COVID- 19 (ít nhất một mũi đối với loại vaccine tiêm hai mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (định kỳ 7 ngày/1 lần), và (3) có giấy xác nhận phục vụ lưu thông của người lao động có nội dung địa điểm, cung đường.

Trường hợp sử dụng mô tô, xe gắn máy chỉ áp dụng đối với người lao động đi lại giữa 2 địa phương giáp ranh TP Thủ Đức với TP Thuận An và Dĩ An. Người ngồi trên phương tiện phải đáp ứng các yêu cầu sau: Đã tiêm ngừa COVID-19 đầy đủ hai mũi hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (định kỳ 7 ngày/1 lần) và có giấy xác nhận phục vụ lưu thông của người lao động có nội dung địa điểm, cung đường.

Lưu thông vào tỉnh Tây Ninh: Đã tiêm ngừa COVID-19 ít nhất một mũi đối với loại vaccine tiêm hai mũi và ít nhất 21 ngày sau khi tiêm hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 không quá 6 tháng và có kết quả xét nghiệm (SARS-CoV-2) âm tính trong vòng 72 giờ (kể từ khi nhận kết quả).

Lưu thông vào tỉnh Đồng Nai: Chưa cho phép xe cá nhân (ô tô, mô tô, xe gắn máy) lưu thông.

Phương thức nhận diện, kiểm soát đối với các địa phương trên như sau: Người tham gia lưu thông giữa các tỉnh phải khai báo y tế, sử dụng mã QR khai báo di chuyển của ứng dụng VNEID, mã QR có thể hiện lịch sử tiêm chủng của ứng dụng Y tế HCM hoặc Sổ sức khỏe điện tử (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động) và kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính theo quy định của ngành y tế.

Trường hợp không có mã QR, xuất trình một trong các giấy tờ sau: Là người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh dưới 6 tháng (có xác nhận của cơ quan chức năng nơi quản lý, theo dõi, điều trị); Đã tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 khi được cơ quan chức năng yêu cầu.

Trường hợp tổ chức vận chuyển theo hình thức đưa đón công nhân, chuyên gia bằng ô tô: Đối tượng vận chuyển là công nhân, chuyên gia do các doanh nghiệp, hợp tác xã (gọi tắt là đơn vị) tổ chức đưa đón từ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh đến các cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn TP.HCM và ngược lại.

Phương thức nhận diện quản lý phương tiện vận chuyển như sau: Các đơn vị xây dựng phương án vận chuyển công nhân, chuyên gia thông qua đơn vị đầu mối đăng ký phương tiện, lộ trình, thời gian hoạt động, gửi đến Sở GTVT các tỉnh, TP (nơi cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động, đặt trụ sở) để được xem xét, cấp Giấy nhận diện tạo điều kiện lưu thông liên tỉnh. Hoặc Sở GTVT các tỉnh tổng hợp danh sách gửi Sở GTVT TP.HCM hỗ trợ cấp Giấy nhận diện.

Yêu cầu đối với người phục vụ, người điều khiển và người ngồi trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các điều kiện sau: Lưu thông từ các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh vào TP.HCM đã tiêm ngừa COVID-19 (ít nhất một mũi đối với loại vaccine tiêm hai mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng; và có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (định kỳ 7 ngày/lần).

(Theo Pháp luật TPHCM)

Mệt mỏi sau khi từ Bình Dương về, hai vợ chồng dương tính SARS-CoV-2

Tối 10-10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An cho biết trong 12 giờ qua (từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 10-10), tỉnh Nghệ An ghi nhận 12 ca dương tính SARS-CoV-2 tại 8 địa phương. 

Những ngày gần đây có hàng ngàn người từ miền Nam về quê Nghệ An.

Những ngày gần đây có hàng ngàn người từ miền Nam về quê Nghệ An.

Cụ thể huyện Nghĩa Đàn: 2, TP Vinh: 2, huyện Diễn Châu: 2, huyện Yên Thành: 2, huyện Quỳ Hợp: 1, huyện Con Cuông: 1, thị xã Cửa Lò: 1 và huyện Nghi Lộc: 1. Trong 12 ca dương tính SARS-CoV-2 có 11 bệnh nhân từ phía Nam về quê, 1 bệnh nhân là F1 đã được cách ly từ trước.

Trong các ca từ các tỉnh phía Nam về quê, có trường hợp anh T.V.L. (SN 1991, trú xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) dương tính SARS-CoV-2 khi đã tiêm 2 mũi vắc-xin Covid-19. Ngày 9-10, anh L. về đến chốt cầu Bến Thủy, tỉnh Nghệ An, do có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi nên được lực lượng chức năng đưa ngay vào Bệnh viện đa khoa TP Vinh và test nhanh cho kết quả dương tính. Ngay sau đó, anh L. được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, ngày 10-10 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2.

Chị L.T.L. (SN 1992, trú xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đi cùng chồng là anh T.V.L. từ Bình Dương về quê, khi đến chốt Bến Thủy, được đưa vào Bệnh viện đa khoa TP Vinh và test nhanh cho kết quả dương tính. Sau đó, chị L. được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR, ngày 10-10 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2.

Như vậy, từ đầu dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 1.922 bệnh nhân mắc Covid-19 ở 21 địa phương. Lũy tích số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 1.806 người, số bệnh nhân tử vong: 19 người, số bệnh nhân hiện đang điều trị: 97 người.

(Theo Người Lao Động)

Thủ tướng: Việc đi lại, lưu thông hàng hóa ở một số địa phương còn cát cứ

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp Ban Chỉ đạo ngày 9-10.

Giao thông đi lại 2 tuần qua còn cát cứ

Ban Chỉ đạo ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là tại các tỉnh, thành phố trong hai tuần vừa qua đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác phòng chống dịch.

Trên phạm vi cả nước tình hình dịch bệnh đang từng bước được kiểm soát. Tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An số ca nhiễm mới và tử vong đã giảm rõ rệt. Công tác an sinh xã hội được đảm bảo; an toàn trật tự xã hội cơ bản được giữ vững; đời sống của nhân dân trong vùng dịch được ổn định.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại một số khó khăn, chưa dự báo hết tình huống trong công tác phòng, chống dịch, như chưa tổ chức và kiểm soát tốt việc di chuyển của người dân từ các địa phương này đến địa phương khác, nhất là ở những địa bàn có dịch về quê.

Việc giao thông đi lại, lưu thông hàng hóa ở một số địa phương còn cát cứ, xảy ra tình trạng ách tắc cục bộ, nhất là việc lập ra các chốt trạm ra vào; các địa phương có lúc, có nơi còn ban hành các văn bản riêng không đúng theo quy định chung.

Cùng với đó việc thống nhất một ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch còn chậm, chưa hiệu quả, còn phiền hà cho Nhân dân; Công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân vẫn còn có nơi, có lúc chưa tổ chức tốt, còn bỏ sót, lọt người cần được hỗ trợ.

Nhiều tỉnh, thành phố bắt đầu bước vào giai đoạn khôi phục sản xuất, kinh doanh nhưng việc bảo đảm các biện pháp an toàn trong phòng, chống dịch chưa chặt chẽ, hiệu quả.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu thời gian tới, cần đổi mới tư duy và biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với tình hình, nhất là trong những tuần tới cần tập trung triển khai một số việc trọng tâm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo với các địa phương. Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo với các địa phương. Ảnh: VGP

Thống nhất trên toàn quốc về lưu thông

Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì cùng Văn phòng Chính phủ tích cực tham mưu để ban hành ngay quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để vừa chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Các cấp, các ngành, địa phương lưu ý nếu ban hành các văn bản để cụ thể hóa thực hiện thì phải bám sát theo đúng và dứt khoát không trái với các quy định của Trung ương; tổ chức thực hiện phải thống nhất trên phạm vi toàn quốc, chấm dứt tình trạng cát cứ, cục bộ mỗi nơi thực hiện một kiểu theo quy định riêng.

Các địa phương phối hợp với nhau chặt chẽ, hiệu quả trong tổ chức đưa đón, quản lý người dân về quê, bảo đảm an sinh, an ninh, an toàn trật tự xã hội và an toàn phòng, chống dịch theo quy định.

Các địa phương, đơn vị xác định vaccine là yếu tố cốt lõi trong phòng, chống dịch để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước, bảo đảm an toàn, khách quan, trung thực, khoa học. Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn các địa phương tổ chức tiêm chủng an toàn, khoa học, hiệu quả.

"Có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh" - Thủ tướng yêu cầu các địa phương.

Ngoài ra, cần thống nhất trên toàn quốc về lưu thông và giao thông vận tải giữa các địa phương (đường thủy, đường bộ, hàng không), có sự quản lý, điều tiết của Chính phủ; kiên quyết không để ban hành các “giấy phép con”, không cát cứ, chia cắt; triển khai thận trọng, an toàn, thực hiện thí điểm theo tuần để điều chỉnh phù hợp và phải tăng cường kiểm tra, giám sát.

Tiếp tục triển khai tích cực hoạt động hỗ trợ an sinh xã hội, không để sót, lọt đối tượng cần hỗ trợ; bảo đảm an ninh, an toàn trật tự xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch.

Tăng cường công tác truyền thông theo hướng chủ động, có kế hoạch cụ thể, phản ánh đúng tình hình, với tinh thần “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, không để các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá.

Tiếp tục khẩn trương hoàn thiện ứng dụng PC-COVID để sớm thống nhất sử dụng tạo tiện lợi và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của người dân; hướng dẫn các địa phương tiêm chủng an toàn, khoa học, hiệu quả

Thủ tướng giao Bộ TT&TT, Bộ Công an phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để khẩn trương tích hợp, thống nhất cơ sở dữ liệu phục vụ phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm một ứng dụng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.

Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Y tế trao đổi, phối hợp chặt chẽ với địa phương để tổ chức điều chuyển lực lượng chi viện, bảo đảm bám sát diễn biến dịch bệnh, có lộ trình cụ thể.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai có lộ trình về hộ chiếu vaccine.

Bộ GD&ĐT phối hợp chặt chẽ các bộ, ngành, địa phương để có phương án tổ chức dạy và học an toàn, cho học sinh đi học trở lại, nhất là ở những nơi xa xôi, miền núi, hải đảo…

(Theo Pháp luật TPHCM)

Hà Nội nêu 3 lý do yêu cầu cách ly tập trung 7 ngày với người bay đến từ TP.HCM

Từ ngày 10 đến 20/10, Hà Nội khai thác 2 đường bay Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội - Đà Nẵng với tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày cho mỗi đường bay.

Ngoài các điều kiện chung với hành khách đi máy bay, UBND TP Hà Nội áp dụng biện pháp cách ly tập trung 7 ngày với khách đi máy bay từ TP.Hồ Chí Minh đến Nội Bài và lưu trú ở Hà Nội tại các khu cách ly hoặc khách sạn do Hà Nội công bố. Hành khách tự trả các chi phí cách ly và xét nghiệm, sau thời gian cách ly tập trung, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày. 

Trong thực tiễn tình hình dịch bệnh trên cả nước cơ bản đã giảm, việc Hà Nội áp dụng biện pháp cách ly tập trung 7 ngày đối với khách đi máy bay từ TP.Hồ Chí Minh đến Nội Bài và lưu trú ở Hà Nội đã có một số nhận định trái chiều.

Bởi vậy, đêm 10/10, Cổng thông tin điện tử UBND TP Hà Nội phát đi thông tin lý giải việc thực hiện cách ly tập trung 7 ngày đối với hành khách đi máy bay từ TP.Hồ Chí Minh đến Hà Nội và lưu trú tại thành phố.

Hành khách đi máy bay từ TP.Hồ Chí Minh đến Nội Bài phải cách ly tập trung 7 ngày. Ảnh minh hoạ.

Hành khách đi máy bay từ TP.Hồ Chí Minh đến Nội Bài phải cách ly tập trung 7 ngày. Ảnh minh hoạ.

Thứ nhất, Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trên địa bàn có nhiều cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, trụ sở nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đa quốc gia. Với vị trí quan trọng như vậy, việc bảo vệ an toàn Thủ đô trước dịch bệnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. 

Thứ hai, Hà Nội triển khai nghiêm túc theo thông báo số 263 ngày 8/10/2021 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, ngành và các địa phương về triển khai khôi phục các đường bay nội địa phục vụ hành khách đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Trong đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo, việc khôi phục các đường bay kết nối giữa các tỉnh trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết để từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương, dần đưa cuộc sống của nhân dân trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên việc phục hồi các tuyến bay cho hành khách và nhân dân đi lại cũng tiềm ẩn phát sinh nguy cơ lây nhiễm, phát tán dịch bệnh, có nguy cơ bùng phát thành các ổ dịch mới, tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, sức khỏe của nhân dân.

Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với các cấp, các ngành, các địa phương vừa phải từng bước phục hồi các đường bay, chuyến bay, bảo đảm thận trọng, an toàn, kiểm soát chặt chẽ sự lây lan của dịch bệnh thông qua kiểm soát hành khách tại sân bay đi - đến, trên tàu bay và quá trình di chuyển về các địa phương; đảm bảo các địa phương nắm chắc tình hình và kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, bóc tách kịp thời các ca F0 (nếu có), không để lây lan và bùng phát thành các ổ dịch.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương chủ động hướng dẫn các cấp, các ngành, đơn vị trên địa bàn thực hiện kiểm soát chặt chẽ người dân, hành khách từ vùng dịch về địa phương mình, tuyệt đối không để bùng phát thành các ổ dịch.

Thứ ba, Thành phố vừa trải qua 3 đợt giãn cách xã hội, tuy đạt được một số kết quả ban đầu nhưng Hà Nội còn tiềm ẩn nguy cơ rất cao, trong thời gian qua, vẫn tiếp tục xuất hiện một số ca nhiễm trong cộng đồng và tại một số cơ sở y tế Trung ương nằm trên địa bàn có nguồn lây từ các địa phương khác, vẫn còn các ca F0 xuất hiện trong cộng đồng.

Vì thế, nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng của người dân, nhất là khi nguy cơ dịch bệnh còn cao như vậy, Hà Nội phải triển khai những biện pháp cao hơn các tỉnh, thành khác. Đồng thời, đây cũng là biện pháp để đảm bảo kiểm soát chặt nguy cơ lây lan dịch bệnh trong thời gian Thành phố tiếp tục triển khai tiêm trả vắc xin mũi 2 cho người dân trên địa bàn.

Trước thực tế nguy cơ dịch còn hiện hữu rất cao, Hà Nội áp dụng biện pháp cách ly tập trung 7 ngày. Để chuẩn bị cho việc này, Hà Nội cũng đã giao các sở, ngành rà soát các nhiệm vụ, đảm bảo các điều kiện chu đáo phục vụ người dân cách ly tập trung.

Đặc biệt, Hà Nội cũng đã bố trí 20 khách sạn được thành lập làm cơ sở cách ly y tế tập trung phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 khi mở lại đường bay với TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, tạo điều kiện cho những khách có nhu cầu cách ly tại khách sạn theo hình thức tự trả phí, còn lại những người khác sẽ cách ly tại các khu cách ly tập trung của Thành phố.

Sau thời gian thí điểm, tùy vào tình hình thực tế, Thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương án đảm bảo thuận tiện nhất cho người dân khi tham gia các đường bay nội địa.

(Theo Dân Việt)

Người bệnh không phải trả phí xét nghiệm Covid-19 tại các cơ sở y tế công

Bộ Y tế cho biết ngay sau khi Văn phòng Chính phủ có văn bản số 6665/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xem xét, có thông tin rõ ràng, đồng thời chấn chỉnh việc thực hiện chưa đúng quy định (nếu có) của các cơ sở y tế, Bộ Y tế tiếp tục có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố, các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế; y tế các bộ, ngành; các cơ sở y tế tư nhân chấn chỉnh việc thực hiện thu dịch vụ xét nghiệm Covid-19.

Theo Bộ Y tế, đầu tháng 5 vừa qua, khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch đã quy định đối với người bệnh có thẻ BHYT khi đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế công lập nếu nghi mắc Covid-19 và được chỉ định xét nghiệm thì thực hiện theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam tại công văn số 1126/BHXH ngày 29-4.

Các đối tượng còn lại và phần đồng chi trả của người có thẻ BHYT chi từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch Covid-19 được cấp có thẩm quyền giao và theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

"Như vậy, người bệnh không phải chi trả bất kỳ khoản kinh phí nào khi được chỉ định xét nghiệm Covid-19"- Bộ Y tế khẳng định.

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá đối với các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định về giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19 của các cơ sở y tế tư nhân;

Xử lý nghiêm các vi phạm nếu có, không để tình trạng lợi dụng dịch bệnh để tăng giá dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ xét nghiệm Covid-19 của các cơ sở y tế trên địa bàn. Trường hợp cần thiết báo cáo UBND cấp tỉnh chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.

Xét nghiệm Covid-19 là điều kiện bắt buộc trước khi vào các bệnh viện tại nhiều tỉnh, thành phố để khám chữa bệnh và chăm sóc người thân khi tình hình dịch Covid-19 căng thẳng. Tuy nhiên, do chi phí xét nghiệm cao, việc xét nghiệm phải thực hiện thường xuyên khiến người bệnh, người nhà bệnh nhân gặp không ít khó khăn về tài chính trong quá trình khám chữa bệnh.

(Theo Người Lao Động)

Lo sợ bùng dịch, Sóc Trăng được Bộ Quốc Phòng hỗ trợ hơn 100 nhân viên y tế

Ngày 10/10, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Sóc Trăng, do năng lực cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, điều trị, nhân lực y tế, an sinh xã hội… của tỉnh đều quá tải, không thể đáp ứng nhu cầu kiểm soát, điều trị Covid-19 trên địa bàn nên tỉnh đã đề nghị hỗ trợ.

Và Sóc Trăng được Bộ Tổng tham mưu (Bộ Quốc phòng) điều động 10 bác sĩ, 100 điều dưỡng cùng tổ xét nghiệm gồm 4 người (1 bác sĩ, 2 kỹ thuật viên, 1 tài xế) cùng 1 xe chuyên dụng xét nghiệm phòng, chống dịch. Lực lượng này của Quân khu 9 tăng cường cho tỉnh.

Cũng từ ngày 10/10, có hơn 10 bác sĩ và 60 điều dưỡng tình nguyện chi viện cho Sóc Trăng đã được đưa về Bệnh viện Điều trị Covid-19 tỉnh Sóc Trăng. Trường Đại học Y Cần Thơ cũng chi viện 100 sinh viên đến Sóc Trăng hỗ trợ tiêm vaccine phòng Covid-19.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: "Ngày 9/10, Tập đoàn Phương Trang đã tặng cho tỉnh Sóc Trăng 10 máy trợ thở HFNC, 300 máy tạo oxy lưu lượng cao, 300 máy SPO2, 5.000 bộ test nhanh kháng nguyên, 100.000 găng tay y tế, 2.000 khẩu trang 3M, 2.000 đồ bảo hộ y tế... nhằm chung tay với tỉnh trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Để đáp ứng công tác điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, tỉnh Sóc Trăng đã đưa 1 cơ sở thu dung điều trị Covid-19 vào hoạt động, thành lập thêm nhiều khu cách ly, bệnh viện dã chiến, nâng khả năng điều trị gần hơn 700 giường.

Theo dự báo của ngành y tế Sóc Trăng, khả năng số ca mắc mới sẽ còn tăng mạnh trong vài ngày tới do số lượng người dân Sóc Trăng từ các tỉnh, thành phố ngoài tỉnh trở về rất đông, nhiều người chưa được xét nghiệm tầm soát, chưa được tiêm vaccine…

Trong tỉnh đã xuất hiện nhiều ổ dịch mới ở các địa phương, có ngày lên đến trên 200 ca (chỉ tính từ ngày 29/9 đến 9/10 đã có gần 800 trường hợp dương tính SARS-CoV-2).

Hiện tại, các địa phương trong tỉnh khẩn trương triển khai công tác xét nghiệm, sàng lọc các trường hợp về từ các tỉnh, thành. Đảm bảo điều kiện phục vụ bà con đang thực hiện cách ly tập trung, an sinh xã hội tại các khu vực cách ly y tế, các trường hợp cách ly tại gia đình.

Ông Trần Văn Lâu cho biết tỉnh đã yêu cầu các địa phương điều tra, truy vết tất cả các trường hợp F1. Quản lý chặt chẽ các trường hợp cách ly tại nhà; phát huy Tổ Covid-19 cộng đồng; tổ chức hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho bà con, lấy mẫu xét nghiệm theo đúng thời gian quy định.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Sóc Trăng cũng kêu gọi nhân dân chung tay hỗ trợ người dân đang cách ly, điều trị Covid-19. Hạn chế ra đường và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh với mức độ cao nhất.

Ngày 9/10, Sóc Trăng ghi nhận có 88 ca mắc mới Covid-19, trong đó có 68 trường hợp là F1, 20 trường hợp về từ vùng dịch và tất cả đã được quản lý trước đó. Địa phương có nhiều ca mắc mới nhất là huyện Trần Đề với 64 ca.

Tính đến hết ngày 9/10, tỉnh có 2.052 trường hợp mắc Covid-19; số ca khỏi bệnh được xuất viện là 1.122 ca...

(Theo Báo Giao Thông)

Chùm COVID-19 ở Hà Nam tăng lên 635 F0 cùng 5.466 F1

Sáng 11/10, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam cho biết, trong 12 giờ qua, trên địa bàn ghi nhận 15 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại khu cách ly, khu phong tỏa, tại nhà.

Luỹ kế sau 22 ngày bùng phát dịch, địa phương này ghi nhận 635 F0, 5.466 F1 và 20.787 F2.

Từ ngày 19/9 đến nay, có 40 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hà Nam đã được điều trị khỏi bệnh và ra viện.

Đợt dịch COVID-19 lần này tại Hà Nam được đánh giá khá nghiêm trọng với số lượng người mắc nhiều, lan rộng trên tất cả địa bàn các huyện, thị, thành phố. Riêng TP Phủ Lý có đến 339 bệnh nhân, trong đó nhiều ca mắc COVID-19 cộng đồng.

Tiếp đến là huyện Kim Bảng với gần 90 F0, trong đó có 12 trường hợp ở cộng đồng. Liên quan đến những ca dương tính, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã điều tra dịch tễ, xác định trên 1.000 F1, gần 1.500 F2.

Lực lượng y tế thần tốc lấy mẫu xét nghiệm, sớm khống chế dịch COVID-19. Ảnh: CDC Hà Nam

Lực lượng y tế thần tốc lấy mẫu xét nghiệm, sớm khống chế dịch COVID-19. Ảnh: CDC Hà Nam

Đáng lưu ý, chùm COVID-19 bùng phát tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam với 153 F0 cùng trên 600 công nhân là F1 đang phải cách ly tập trung. Hiện nguy cơ lây nhiễm tại khu công nghiệp vẫn rất cao nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được chuyển sang trạng thái ứng phó với dịch COVID-19 cấp độ cao nhất.

Bà Lê Thị Thuỷ, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Hà Nam yêu cầu các địa phương vừa thực hiện xét nghiệm sàng lọc, vừa đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân trong độ tuổi, đáp ứng đủ điều kiện.

Với các trường hợp được cách ly tại nhà phải đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu về cách ly theo quy định của Bộ Y tế. Tại các cơ sở cách ly tập trung phải đảm bảo các điều kiện ăn, nghỉ, khoảng cách, tránh lây nhiễm chéo. Chính quyền địa phương phải đặc biệt quan tâm đến các trường hợp F0 cao tuổi và trẻ em mới phát hiện trên địa bàn.

Đà Nẵng đóng cửa bệnh viện dã chiến, chuyển toàn bộ 42 F0 qua Bệnh viện Phổi

Sáng 11/10, bệnh viện dã chiến tại Khu ký túc xá phía Tây thành phố Đà Nẵng đã chuyển toàn bộ bệnh nhân sang Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.

Trao đổi với Tiền Phong, bác sĩ Nguyễn Duy Thành, phụ trách bệnh viện dã chiến, cho biết bệnh viện sẽ chuyển toàn bộ 42 bệnh nhân đang điều trị tại đây sang Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. "Tình hình sức khỏe của các bệnh nhân cơ bản ổn định, nhưng chưa đủ điều kiện ra viện nên sẽ được chuyển qua Bệnh viện Phổi để tiếp tục điều trị", bác sĩ Thành nói.

Những bệnh nhân cuối cùng tại bệnh viện dã chiến được chuyển qua Bệnh viện Phổi Đà Nẵng sáng 11/10.

Đội ngũ y tế làm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến sẽ đi cách ly theo quy định trước khi trở lại làm việc tại các cơ sở y tế.

Bác sĩ Thành cho biết thêm, sau khi chuyển hết bệnh nhân, lực lượng chức năng sẽ phun khử khuẩn, vệ sinh, niêm phong bệnh viện. "Nếu dịch diễn biến xấu sẽ lập tức trưng dụng làm nơi điều trị các F0 mới. Việc có giải thể bệnh viện hay không phải chờ quyết định của UBND thành phố”, bác sĩ Thành thông tin.

Toàn bộ bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng

Toàn bộ bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị ở Bệnh viện Phổi Đà Nẵng

Bệnh viện dã chiến tại Khu ký túc xá phía Tây thành phố Đà Nẵng hoạt động từ ngày 23/7. Đây là cơ sở 2 của Bệnh viện Đà Nẵng dùng trong công tác thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng, mức độ nhẹ.

Bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết số lượng bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn còn khoảng 50 người, nhưng nếu phân bổ ra nhiều bệnh viện điều trị thì cần rất nhiều nhân lực. Chuyển toàn bộ bệnh nhân về một đầu mối Bệnh viện Phổi là cần thiết.

Từ ngày 23/7 đến nay, bệnh viện dã chiến tiếp nhận 3.819 ca F0.

(Tiền Phong)

Trang báo lỗi
Chiều 10/10, UBND huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) tổ chức họp báo thông tin về vụ việc tiêu hủy 15 con chó, 1 con mèo của gia đình vợ chồng về quê tránh dịch được cách ly tập trung tại xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời.

Tin tức 24h

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vụ 15 chú chó bị tiêu hủy