Phương pháp “chữa trị để ngăn chặn” có thể mang lại hy vọng cho nền y học, giúp loại bỏ hoàn toàn đại dịch HIV nguy hiểm trên toàn cầu.
Theo ước tính, hiện nay trên thế giới có khoảng 35 triệu người đang nhiễm virus HIV. Trước con số báo động này, tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS cho biết họ đang có kế hoạch sử dụng phương pháp “chữa trị để ngăn chặn” với hy vọng loại bỏ được đại dịch nguy hiểm này.
Các chuyên gia của WHO cho hay kế hoạch này chỉ có thể được thực hiện trừ khi chỉ có 1 người trong tổng số 1000 người bị nhiễm bệnh mỗi năm.
Theo các phân tích được tiến hành gần hai thập kỷ qua của các nhà nghiên cứu đến từ Đan Mạch thì phương pháp điều trị mà WHO dự định tiến hành có thể có hiệu quả. Rà soát thật kỹ các hồ sơ bệnh án ở Đan Mạch, họ nhận thấy phương pháp “chữa trị để ngăn chặn” sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn đại dịch HIV.
Rà soát thật kỹ các hồ sơ bệnh án ở Đan Mạch, họ nhận thấy phương pháp “chữa trị để ngăn chặn” sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn đại dịch HIV.
Nghiên cứu cho thấy rằng vào năm 2013, cả đất nước Đan Mạch chỉ có 1,4 ca nhiễm HIV mới trong 1000 người đồng tính nam có quan hệ tình dục không an toàn với nhau. Đây được xem là nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất ở Đan Mạch.
Giáo sư Sally Blower, tác giả của nghiên cứu, đồng thời cũng là giám đốc Trung tâm Mô hình hóa công nghệ sinh học (the Center for Biomedical Modeling at UCLA), cho biết: “Các nhà nghiên cứu tại Đan Mạch đã làm được điều mà không một nước nào trên thế giới có thể làm được. Họ đã gần như loại bỏ được đại dịch HIV tại đất nước mình”. Ông cũng nhấn mạnh rằng các cách thức điều trị ở Đan Mạch cũng hết sức đặc biệt.
Justin Okano, tác giả chính của nghiên cứu cho hay: “Việc điều trị sẽ giúp mọi người ít bị lây nhiễm hơn. 98% bệnh nhân ở Đan Mạch đều uống thuốc điều trị HIV, đó là lý do khiến việc điều trị phát huy tác dụng”.
Phát hiện này dựa trên một quá trình phân tích dữ liệu thống kê phức tạp về HIV được thực hiện bắt đầu vào năm 1995 bởi các nhà khoa học tại Đan Mạch. Nghiên cứu này thực chất là việc theo dõi tất cả những người đàn ông đồng tính Đan Mạch có quan hệ tình dục không an toàn và những người đã được chẩn đoán nhiễm HIV trong giai đoạn từ 1995 đến 2013.
Nhóm nghiên cứu tính toán rằng vào năm 2013, khi dịch bệnh đã gần như được loại bỏ, chỉ có khoảng 600 người đồng tính nam ở Đan Mạch có quan hệ tình dục với nhau và số lượng người bị lây nhiễm HIV vẫn chưa được chẩn đoán.
Sau khi khảo sát, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng khi các biện pháp chữa trị HIV hữu hiệu được áp dụng ở Đan Mạch, số lượng người nhiễm bệnh đã giảm kể từ năm 1996. Sau đó nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành đánh giá mối tương quan giữa việc giảm số ca lây nhiễm HIV mỗi năm với sự gia tăng số lượng người đã bắt đầu điều trị. Họ nhận thấy mức độ tương quan khá cao.
Tiến sĩ Laurence Palk, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi cảm thấy hào hứng khi thu nhận được kết quả tốt đẹp đó. Kết quả tích cực này cho thấy phương pháp chữa trị để ngăn chặn có thể được sử dụng rộng rãi để chấm dứt đại dịch bệnh này ở Đan Mạch”.
Nhóm nghiên cứu tính toán rằng vào năm 2013, khi dịch bệnh đã gần như được loại bỏ, chỉ có khoảng 600 người đồng tính nam ở Đan Mạch có quan hệ tình dục với nhau và số lượng người bị lây nhiễm HIV vẫn chưa được chẩn đoán.
Tiến sĩ Laurence Palk cho biết: “Hiện tại con số lây nhiễm HIV ở Đan Mạch là tương đối thấp, nên việc thực hiện một chiến dịch truyền thông để thuyết phục những bệnh nhân nam đồng tính đi kiểm tra và điều trị là vô cùng dễ dàng. Nếu họ chấp nhận điều trị, thì khả năng bệnh dịch HIV sẽ được loại bỏ một cách hoàn toàn tại đất nước này”.
"Hơn 15 năm trước, dựa trên các mô hình toán học, chúng tôi đã dự đoán được rằng phương pháp chữa trị để ngăn chặn có thể sẽ trở thành một công cụ chữa bệnh hiệu quả. Thật tuyệt vời khi thấy rằng điều này đã thực sự xảy ra”, Giáo sư Blower nói thêm.