Gặp lại đôi vợ chồng hơn 40 năm sống trên nóc nhà vệ sinh giữa phố cổ Hà Nội: Ra đường bơm vá xe còn thích hơn ở nhà

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 16/03/2023 06:30 AM (GMT+7)

Dù đã gần 90 tuổi nhưng ông Hải hàng ngày vẫn ra vỉa hè bơm vá xe. Với ông, việc được ra đường ngắm nhìn phố phường còn sướng hơn ở ngồi nhà tạm bợ trên nóc nhà vệ sinh.

Bất cứ ai khi đến phố Hàng Bạc, hỏi thăm về đôi vợ chồng sống trên nóc nhà vệ sinh suốt mấy chục năm qua, người dân ở đây không ai là không biết. Đã từng có thời gian hai vợ chồng xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông, sau đó mọi chuyện lắng xuống và họ lại quay lại cuộc sống thường nhật của mình.

Tính đến nay, hai vợ chồng đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” khi chồng là ông Nguyễn Phùng Hải đã 88 tuổi, còn người vợ là bà Nguyễn Thị Sâm cũng vừa bước sang tuổi 78. Hàng ngày, ông Hải vẫn dắt chiếc xe đạp tự chế, ra trước cửa trạm y tế phường Hàng Bạc hành nghề bơm vá xe. Ông chia sẻ, giờ ông làm chỉ để cho vui, kiếm được đồng nào hay đồng ấy, chứ thu nhập kém xa so với ngày xưa vì giờ chẳng mấy ai đi xe đạp.

Với ông Hải, việc được ra vỉa hè bơm vá xe còn thoải mái hơn là ngôi ở nhà.

Với ông Hải, việc được ra vỉa hè bơm vá xe còn thoải mái hơn là ngôi ở nhà. 

“Ra đây ngồi ngắm phố phường, nhìn người qua lại cho đỡ buồn. Ngồi ở nhà, nhìn căn phòng tạm bợ, thi thoảng lại nghe tiếng xả nước dưới nhà vệ sinh thấy đời u ám lắm”, ông Hải chia sẻ.

Tuổi đã gần 90 nhưng ông Hải vẫn chưa lúc nào hết lo nghĩ về cuộc sống, tương lai các con mình. Ông chia sẻ, hai con ông cũng đã “cứng tuổi”, đứa con trai đầu lấy vợ, đẻ con dọn ra ngoài thuê nhà ở. Đứa con gái thứ hai dù đã lớn nhưng vẫn chưa lập gia đình, hàng ngày đi làm ở khách sạn theo ca kíp, hết ca lại về sống cùng bố mẹ ở căn phòng tạm bợ. “Có lẽ vì chẳng có nơi ở tử tế mà con chẳng dám nghĩ đến chuyện lấy chồng”, ông Hải tâm sự.

Hiện giờ người đi xe đáp ít nên ông Hải không kiếm được nhiều tiền như ngày xưa.

Hiện giờ người đi xe đáp ít nên ông Hải không kiếm được nhiều tiền như ngày xưa.

Khi ông Hải đang bơm vá xe ngoài đầu đường, trong căn phòng nhỏ bà Sâm đang chuẩn bị cơm trưa. Bà Sâm chia sẻ rằng, số phận bà chắc cả cuộc đời phải gắn với cái nhà vệ sinh này, chẳng có cơ hội đổi đời dù đã cố gắng hết sức cả thời còn trẻ và khi về già.

Bà cho biết, khi còn trẻ bà buôn thúng, bán bưng từng mớ rau, mẹt quả. Khi có thêm ít vốn thì lại chuyển sang bán cháo đầu đường, tiền kiếm được đều chắt bóp để nuôi con ăn học. “Đời tôi coi như bỏ đi nhưng phải cố gắng lo cho lũ trẻ được ăn học, có việc làm để hy vọng chúng có cuộc sống tốt hơn”, bà nghẹn ngào nói.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2023/images/2023-03-13/gap-lai-doi-vo-chong-hon-40-nam-song-tren-noc-nha-ve-sinh-giua-pho-co-ra-duong-bom-va-xe-con-thich-h-pc3-1678695966-520-width740height1110.jpg width660 /

Gặp lại đôi vợ chồng hơn 40 năm sống trên nóc nhà vệ sinh giữa phố cổ Hà Nội: Ra đường bơm vá xe còn thích hơn ở nhà - 4

Nơi ở của hai vợ chồng bà Sâm ở trên nhà vệ sinh tập thể hiện đã xuống cấp nghiêm trọng.

Đến thời điểm hiện tại, dù gia đình khó khăn nhưng bà Sâm vẫn luôn tự hào về các con của mình, chí ít từ nhỏ các con đã biết thương bố mẹ, chịu khó học hành chứ không ham chơi, đua đòi. “Từ khi còn bé, cho đến sau này trưởng thành, con trai tôi luôn giúp mẹ mọi lúc, mọi nơi. Mỗi khi nghỉ học là con lại xách nước phụ mẹ bán cháo, rửa bát, chúng không bao giờ ca thán về hoàn cảnh gia đình”, bà Sâm kể.

Tuổi đã cao, lại mắc bệnh xương khớp, bà Sâm đã nghỉ chợ vài năm nay. Sống trên nóc nhà vệ sinh, cầu thang dựng đứng khiến bà đi lại khó khăn. Mỗi khi muốn di chuyển, bà Sâm phải đi giật lùi từ trên xuống để cho chắc và đỡ chóng mặt. Đặc biệt, những hôm trời mưa bà chẳng dám bước ra khỏi phòng vì sợ trơn trượt.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2023/images/2023-03-13/gap-lai-doi-vo-chong-hon-40-nam-song-tren-noc-nha-ve-sinh-giua-pho-co-ra-duong-bom-va-xe-con-thich-h-pc5-1678695966-231-width740height493.jpg width660 /

Gặp lại đôi vợ chồng hơn 40 năm sống trên nóc nhà vệ sinh giữa phố cổ Hà Nội: Ra đường bơm vá xe còn thích hơn ở nhà - 6

Cầu thang lên xuống căn phòng khá cao, rất nguy hiểm khi hai ông bà đã ở cái tuổi gần 90. 

Cho đến thời điểm này, hai vợ chồng bà Sâm chẳng mong và cũng chẳng có đủ điều kiện để chuyển chỗ ở mới, mà chỉ mong ước được sửa lại căn phòng nhỏ trên nóc nhà vệ sinh để tránh mưa, tránh nắng. “Giờ đây tôi chỉ có hai điều mong ước, đó là sửa lại được chỗ ở vì mái và các tấm tôn xung quanh hoen rỉ hết rồi. Điều thứ hai là con gái sớm lấy chồng, vì tuổi hai vợ chồng đã già, chưa lo xong việc cho con chúng tôi cảm thấy chẳng yên lòng”, bà Sâm bày tỏ.

Câu chuyện chưa từng tiết lộ về lớp học đặc biệt trong ngôi biệt thự 800m² giữa phố cổ
Không chỉ là ngôi biệt thự cổ và rộng nhất nhì phố cổ Hà Nội, đây còn là lớp học rất đặc biệt của bao thế hệ học trò, thậm chí có người đã nên vợ, thành chồng từ lớp học này.

Chuyện phố cổ

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện phố cổ