Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 21/07/2020 15:00 PM (GMT+7)

Trong ngôi nhà rách nát, bà Phê và bà Hồng chỉ biết làm bạn với 2 con chó. Mỗi khi ở trong nhà nóng quá không chịu được, bà lại ra cây khế trước sân hóng mát.

Video: Cận cảnh nơi ở của hai chị em bà Hồng và bà Phê tại xã Văn Võ, Chương Mỹ, Hà Nội.

Bà Đỗ Thị Phê (77 tuổi) và Đỗ Thị Hồng (65 tuổi) ở xã Văn Võ (Chương Mỹ, Hà Nội) là hai chị em ruột, sống với nhau đã mấy chục năm nay ở trong ngôi nhà nhỏ rách nát do bố mẹ để lại.

Bà Phê không lập gia đình, sau khi bố mẹ qua đời, bà sống cảnh côi cút 1 mình. Còn người em gái tên Hồng trước đây có lấy chồng, nhưng vì không hợp nhau nên bà đã mang theo con gái về ở cùng chị gái. Khi con gái đi lấy chồng, hai chị em nương tựa vào nhau để sống.

Khi còn sức khỏe, hai chị em làm ruộng còn kiếm được hạt thóc để ăn. Giờ đây tuổi đã cao, sức yếu không kiếm được tiền nên hai người phụ nữ chỉ ăn rau cháo qua ngày. Hàng ngày, hai chị em ăn cơm buổi sáng, bữa trưa nhịn, đến tối mới ăn thêm bữa nữa.

Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 1
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 2
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 3
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 4

Bữa cơm hàng ngày của hai chị em bà Phê không thể đạm bạc hơn.

Bữa sáng của bà Hồng và bà Phê đạm bạc đến mức khó tin. Chỉ một nồi cơm trắng, một nồi nước đun sôi cho vài quả sấu nhặt ở cây nhà hàng xóm vào đun thành canh. Sấu luộc được hai chị em dầm với muối làm thức ăn mặn, con nồi nước sôi dùng để chan cùng cơm ăn cho đỡ bị nghẹn.

“Cuộc sống chúng tôi ngày nào cũng vậy. Bữa chiều thì có thêm nắm rau đồng vì buổi sáng không đi hái được. Cả năm chúng tôi chỉ ăn thịt vào dịp giỗ bố mẹ và ngày tết thôi. Cũng muốn lắm nhưng chẳng có tiền mua”, bà Hồng nói.

Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 5

Bà Hồng hàng ngày quanh quẩn ngoài vườn trông rau nhờ ở nhà hàng xóm.

Dùng xong bữa sáng, bà Hồng vác cuốc, ôm theo bó dây khoai lang ra bãi đất trống nhà hàng xóm cho mượn để trồng. Bà bảo, trồng khoai lấy củ và ngọn để ăn, còn dây lá già thì bán cho những nhà nuôi lợn, gà kiếm tiền mua mắm muối.

Lúc em gái đi làm, bà Phê ngồi ở nhà chơi và trò chuyện với 2 chú chó. Cả bà Hồng và bà Phê đều gọi hai chú chó với cái tên thần mật là “thằng cu”, “thằng cậu”. “Không có Cu-Cậu chúng tôi buồn muốn chết. Nhất là buổi tối, mỗi chị em ngồi nói chuyện với một thằng, chúng như hiểu chuyện cứ mừng quýnh lên”, bà Hồng kể.

Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 6

Hai chị em bà Hồng lâu nay có 2 chú chó làm bạn hàng ngày.

Trong ngôi nhà được xây cách đây gần 40 năm về trước, cửa ra vào cũng chẳng còn. Để che nắng, che mưa hai chị em dùng những tấm bạt rách nát nhặt được về căng tạm. Thậm chí, ngay cả chiếc bàn uống nước trong nhà cũng không có, chiếc giường để ngủ cũng được đặt tạm bợ với chằng chịt bao tải chất đầy xung quanh.

Khó khăn là vậy, nhưng mấy chục năm qua gia đình bà Phê chưa bao giờ được ở trong diện hộ nghèo hay cận nghèo. “Cả xóm tôi có 1 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo nhưng không có gia đình tôi. Thật sự, chẳng ai muốn mình nghèo cả nhưng tôi neo đơn, già cả không làm được ra tiền nên mong nhận được chút ít trợ cấp để sống qua ngày. Có lẽ chị em tôi đã bị lãng quên rồi, tôi cũng không nhớ bao lâu rồi chưa có người đến nhà chơi”, bà Phê nói.

Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 7
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 8
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 9
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 10
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 11
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 12

Ngôi nhà xuống cấp và cũng là nơi ở của hai chị em bà Hồng.

Dù đã viết đơn gửi các cấp chính quyền về hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của mình, nhưng tính đến giữa tháng 7/2020, trường hợp hai chị bà Phê vẫn chưa được giải quyết. 

“Chị em tôi vẫn có họ hàng quanh đây, nhưng gia đình ai cũng khó khăn. Chỉ công to việc lớn hoặc hai chị em tôi có mệnh hệ gì thì mọi người mới đến. Còn lại, cuộc sống của mình thì vẫn phải tự lo”, bà Phê nói.

Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 13
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 14
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 15
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 16
Hai chị em bị lãng quên ở Hà Nội: Bữa cơm chan muối mặn, giỗ bố mới có thịt ăn - 17

Hàng ngày khi em đi làm đồng, bà Phê ở nhà cố dọn dẹp nhà cửa rồi khi mệt ra ra trước cổng đợi em về.

Lãnh đạo UBND xã Văn Võ cho biết, qua phản ánh xã đã nắm được hoàn cảnh của gia đình bà Phê và đang đưa ra hướng giải quyết sự việc. Lãnh đạo xã Văn Võ cũng thừa nhận, cán bộ khu dân cư có thiếu sót khi không báo cáo kịp thời lên lãnh đạo xã về những trường hợp khó khăn.

“Ngay sau khi nhận được thông tin, chúng tôi đã cho cán bộ xuống tận gia đình để hướng dẫn việc kê khai, viết đơn… Sau đó chúng tôi sẽ gửi ra huyện xin ý kiến chỉ đạo để bổ sung vào hộ nghèo. Trong trường hợp không được, chúng tôi sẽ có phương án hỗ trợ phù hợp”, lãnh đạo UBND xã Văn Võ nói.

Bữa cơm đầu năm của người mẹ nuôi con khờ dại, nhặt cả đồ hết hạn vì con thèm ăn
Bữa cơm với vài cọng rau, bát tép vụn rang mặn nhưng đó lại là bữa ăn sang nhất đầu năm 2020 của bé Ngọc và người mẹ già cụt một cánh tay.
LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động