Kỳ bí nghĩa địa sọ trâu ở Hà Giang, ai đặt chân đến cũng ám ảnh khôn nguôi

NGỌC HÀ - Ngày 21/09/2022 14:40 PM (GMT+7)

Xín Mần xa xôi nhưng bình yên và rất thơ mộng. Đặc biệt ở bản Phùng của Xín Mần có một khu nghĩa địa vô cùng độc lạ và kỳ bí khiến ai đặt chân đến cũng ám ảnh khôn nguôi.

Hà Giang là vùng đất địa đầu Tổ quốc với bao cảnh đẹp hoang sơ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như Hoàng Su Phì, cao nguyên đá Đồng Văn… Song ít ai biết rằng nơi này còn có một Xín Mần xa xôi nhưng bình yên và rất thơ mộng. Đặc biệt ở bản Phùng của Xín Mần có một khu nghĩa địa vô cùng độc lạ và kỳ bí khiến ai đặt chân đến cũng ám ảnh khôn nguôi.

Nghĩa địa sọ trâu nằm cách xa khu dân cư, ngay bìa rừng, được bao bọc bởi núi đá – cây cối, là “đất thiêng” mà trước đây ít ai dám bước vào. Và sự kỳ bí của nó toát lên từ những chiếc sọ trâu cắm trên đầu cây gậy dựng ngay phần mộ.

Nghĩa địa ấy tên sọ trâu, nằm cách xa khu dân cư, ngay bìa rừng, được bao bọc bởi núi đá – cây cối...

Nghĩa địa ấy tên sọ trâu, nằm cách xa khu dân cư, ngay bìa rừng, được bao bọc bởi núi đá – cây cối...

Chị Ngọc Lan (34 tuổi) – một người dân gốc Xín Mần, hiện sinh sống tại thành phố Hà Giang cho biết: “Với người dân bản địa thì việc đặt chân đến nghĩa địa sọ trâu hết sức bình thường. Song người lạ tới đây luôn có cảm giác rợn rợn người.

Sở dĩ ở mỗi ngôi mộ có cây gậy gắn sọ trâu bởi đó là phong tục của người La Chí ở Xín Mần. Khi có người thân trong nhà qua đời, gia đình và bản làng sẽ mổ trâu cúng giỗ. Chiếc đầu của con trâu được giữ nguyên thịt, cắm trên đầu gậy mang ra ngoài mộ của người chết”.

Ở bản Phùng, tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế mà mỗi gia đình cắm đầu trâu nhiều hay ít. Nếu nhà nào giàu có, số lượng đầu trâu cắm trên cọc sẽ nhiều hơn bởi họ quan niệm càng nhiều càng thể hiện sự thành kính đối với người quá cố.

Khi có người thân trong nhà qua đời, gia đình và bản làng sẽ mổ trâu cúng giỗ.

Khi có người thân trong nhà qua đời, gia đình và bản làng sẽ mổ trâu cúng giỗ.

“Nhiều bạn bè của tôi khi bước chân vào nghĩa địa sọ trâu và nghe kể về phong tục lạ kỳ này đã thắc mắc tại sao ban đầu cắm đầu lâu trâu còn thịt mà giờ chỉ còn sọ? Tôi đã giải thích cho họ hiểu vì đơn giản lắm… Qua nắng mưa cùng với việc các loài chim ăn thịt kéo đến rỉa thì chỉ sau một thời gian ngắn chiếc đầu lâu trơ nguyên hộp sọ”, chị Ngọc Lan thông tin.

Ngoài khu nghĩa địa sọ trâu, người La Chí ở Xín Mần còn có một ngôi đền thờ đầu trâu, thần rừng. Nơi đây cũng là ngôi đền thờ vua Gia Long – ông vua của dân tộc La Chí.

Chị Ngọc Lan cho biết, ngôi đền được làm bằng đất nện, nhỏ như một ngôi nhà cấp 4 nên nhiều du khách thường nghĩ đó là nhà của người dân trong bản. Bên trong chẳng có gì quý giá ngoài bệ thờ chính được đắp bằng đất nằm chính giữa ngôi đền; hai bên tả - hữu là hai bệ thờ nhỏ hơn; bài vị bằng đá, được chạm khắc bằng ký tự cổ. Đặc biệt ngôi đền nằm giữa rừng già nên không có người bảo vệ.

Con trâu có vai trò quan trọng trong đời sống người La Chí.

Con trâu có vai trò quan trọng trong đời sống người La Chí.

“Ngôi đền là biểu hiện linh thiêng của người La Chí. Trừ ngày lễ vào tháng 3 hằng năm, những ngày khác, không có bất kỳ ai được phép ra vào nơi này. Có thể nói tục thờ đầu trâu là phong tục riêng biệt của người dân La Chí mà không có dân tộc nào có”, người phụ nữ Hà Giang khẳng định.

Tại Xín Mần, người La Chí còn có lễ hội cúng thần tình yêu để tưởng nhớ những chàng trai, cô gái không đến được với nhau khi còn sống, sẽ được kết đôi khi nằm xuống.

Những phong tục, tập quán của người La Chí đã được Viện Dân tộc học dày công về đây nghiên cứu. Nó thể hiện đời sống tâm linh và bề dày văn hóa của một dân tộc nơi địa đầu của Tổ quốc.

Cô gái miền Tây xinh đẹp và chuyện kỳ bí xảy ra sau khi chết trẻ khiến tất cả không thể hiểu nổi
Cô Hai Hiên nổi tiếng trong vùng là cô gái xinh đẹp, đức hạnh hơn người nên được bao người yêu quý, ngưỡng mộ.

Tin tức 24h

NGỌC HÀ (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Độc lạ Việt Nam