Mắc cọp gồm 2 loại: vỏ xanh và vỏ nâu. Loại nâu có vị ngọt khá dịu nhẹ, ăn một miếng sẽ cảm nhận được sự thanh mát và mùi thơm tự nhiên. Còn mắc cọp xanh có vị ngọt kèm chan chát…
Mắc cọp hay còn gọi là lê rừng là đặc sản nổi tiếng của các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn… Loại quả này đang được tiêu thụ mạnh tại thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,… dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Có giá rẻ đến giật mình
Chị Thanh Hằng (29 tuổi, Cầu Giấy) – chủ cửa hàng hoa quả tại phố Yên Hòa cho biết: “Trước khi Hà Nội thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, tôi chỉ bán hoa quả tại nhà. Nhưng giờ tôi vừa kết hợp bán online trên các trang mạng vừa bán ở cửa hàng nhưng khách ít lắm. Họ chủ yếu nhắn tin rồi đặt mua thông qua Facebook.
Hiện rất nhiều loại quả đang vào chính vụ thu hoạch như mắc cọp, na, lựu, cam sành,… Trong đó mắc cọp được rao bán tràn lan với mẫu mã và kích thước khác nhau”.
Mắc cọp gồm 2 loại: vỏ xanh và vỏ nâu. Loại nâu có vị ngọt khá dịu nhẹ, ăn một miếng sẽ cảm nhận được sự thanh mát và mùi thơm tự nhiên. Còn mắc cọp xanh có vị ngọt kèm chan chát…
Mắc cọp nâu có vị ngọt khá dịu nhẹ, ăn một miếng sẽ cảm nhận được sự thanh mát và mùi thơm tự nhiên.
Vì đang vào chính vụ nên mắc cọp có giá rẻ đến giật mình. Qua khảo sát tại chợ mạng, mắc cọp được rao bán với giá từ 20.000-25.000 đồng/kg. “Đầu vụ, tôi thu mua mắc cọp tại vườn với giá dao động 35.000-45.000 đồng/kg, chưa tính cước phí vận chuyển về Hà Nội. Vì thế tôi đành phải bán cho khách với giá 50.000-60.000 đồng/kg, tùy chất lượng quả.
Giờ giữa tháng 8, mắc cọp chín rộ nên bà con dân tộc vào rừng thu hoạch nhiều, do đó giá rẻ hơn trước. Một số khách thắc mắc liệu đó có phải mắc cọp Trung Quốc hay không? Tôi vội giải thích rằng, ở vùng núi phía Bắc mắc cọp giống như cây dại nên giá rẻ như thế. Mọi người chỉ cần ăn sẽ biết chất lượng của chúng ra sao”, người phụ nữ 29 tuổi nói.
Chị Thanh Hằng còn khuyên khách mua mắc cọp của cửa hàng chị cứ thoải mái thưởng thức. Bởi chúng là loại quả tự nhiên, không phun thuốc sâu hay có thuốc bảo quản gì cả. “Mỗi ngày, nhà tôi bán vài tạ mắc cọp. Có khách lần đầu đặt 2-3kg nhưng sau đó đã mua liền lúc 5-8kg về để tủ lạnh ăn dần. Họ bảo mắc cọp vừa rẻ vừa mát và rất bổ dưỡng”, chị tâm sự.
Mỗi ngày, cửa hàng của chị Thanh Hằng bán vài tạ mắc cọp.
Cách phân biệt mắc cọp Việt Nam với mắc cọp Trung Quốc
Chị Hường Nguyễn (28 tuổi, Long Biên) kể: “Do Hà Nội giãn cách xã hội, tôi được làm việc online tại nhà nên hạn chế ra ngoài. Tôi cũng rất ít đi chợ mua thực phẩm, chủ yếu đặt trên các nhóm hội Facebook rồi người bán sẽ giao đến tận nơi.
Đợt này, tôi thấy nhiều người đăng bán mắc cọp Việt Nam với giá chỉ 20.000 đồng/kg, rẻ hơn rất nhiều loại hoa quả khác. Tôi có nhắn tin hỏi người bán đó là hàng Việt hay Tàu và nhận được câu trả lời là Việt Nam. Tôi thử liều đặt 2kg ăn thử xem sao và thấy thơm ngọt giống như quảng cáo của người bán”.
Hiện mắc cọp có giá rất rẻ, chỉ từ 20.000-25.000 đồng/kg.
Anh Trịnh Trọng (31 tuổi, Hưng Yên) – tiểu thương buôn bán hoa quả tại chợ đầu mối Long Biên cho biết, cách phân biệt mắc cọp Việt Nam với Trung Quốc khá đơn giản, bất cứ người tiêu dùng nào cũng có thể nhận ra. “Mắc cọp Việt quả nhỏ, kích thước quả không đồng đều và màu sắc đậm hơn mắc cọp Trung Quốc.
Về màu sắc, mắc cọp Việt Nam có xanh và nâu thì hàng Tàu có màu nhạt hơn, nhiều đốm trắng và vỏ căng bóng. Khi ăn, chúng ta sẽ cảm thấy vị ngọt đậm, không thấy vị chua, chát và thơm như mắc cọp ta”, anh Trọng nói.
Cũng theo anh Trọng, chị em nội trợ nên lựa mắc cọp nhẵn nhụi, không có vết dập hay đen. Đặc biệt thay vì mua cuối mùa, chị em hay mùa đầu mùa. Khi ấy, mắc cọp còn tươi, không bảo quản thuốc, chất lượng bên trong đảm bảo.