Loại quả xưa rụng đầy không ai bán, giờ thành đặc sản có hương vị lạ dân thành phố "săn lùng", 70.000 đồng/kg

H.A - Ngày 12/04/2024 23:33 PM (GMT+7)

Loại quả rừng này có hương vị đặc trưng, dùng làm gia vị trong nhiều món ngon ở miền Tây, mấy năm gần đây được người dân thành phố tìm mua.

Miền Tây là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với đa dạng hệ sinh thái thực vật, vô vàn loài cây cỏ, củ quả lạ có thể làm thành món ăn mang hương vị riêng, trong đó phải kể tới trái giác. 

Giác có tên khoa học Cayratia trifolia, là một loài dây leo thân gỗ, thích hợp với thổ nhưỡng nhiều phù sa, trong đất lại nhiễm phèn, mặn. Ở Việt Nam, trái giác có nhiều ở miền Tây, đặc biệt là vùng đất Cà Mau.

Trái giác được ví như nho rừng vì chúng mọc thành từng chùm, màu đỏ thẫm đẹp mắt

Trái giác được ví như "nho rừng" vì chúng mọc thành từng chùm, màu đỏ thẫm đẹp mắt

Trước đây ở trong những cánh rừng, cây giác nhiều vô tận, mọc khắp nơi. Dây giác có sức sống rất mãnh liệt, vào mùa nắng sẽ tàn nhưng mùa mưa đến lại đâm chồi và phát triển rất nhanh. Khi còn non, trái nhỏ như hạt đậu xanh. Càng lớn, trái to khoảng đầu ngón tay út. Đến mùa, từng chùm giác lúc lỉu rụng đỏ cành như những trái nho rừng. Chỉ có người dân địa phương hái một ít về để nấu các món dân dã như cá kho, canh chua... Những quả còn lại chín rụng đầy gốc hoặc chim đến rỉa, không ai ngó ngàng. 

Mấy năm trở lại đây, loại quả mọc hoang dai này bỗng trở thành một loại quả gia vị “đặc sản” cho nhiều món ăn của người miền Tây trong các nhà hàng, hoặc để làm mứt, ngâm rượu, thậm chí còn giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập nhờ hái trái giác bán cho khách du lịch và thương lái.

Loại quả xưa rụng đầy không ai bán, giờ thành đặc sản có hương vị lạ dân thành phố amp;#34;săn lùngamp;#34;, 70.000 đồng/kg - 2

Loại quả xưa rụng đầy không ai bán, giờ thành đặc sản có hương vị lạ dân thành phố amp;#34;săn lùngamp;#34;, 70.000 đồng/kg - 3

Chị Lài (một người dân ở Cà Mau) chia sẻ: "Trái giác non có vị chua chát, càng lớn vị thay đổi từ chua thanh đến chua ngọt. Từ lâu người dân địa phương đã hái những trác già nhưng chưa chín hẳn để làm gia vị cho món cá kho hay canh chua. Đây là món ăn đặc trưng miền sông nước. Vị chua của trái giác rất dịu, đi kèm với mùi thơm nhẹ nhàng dễ chịu nên ai ăn thử đều mê mẩn".

Chị Lài nói thêm, mấy năm gần đây, nhiều nhà hàng quán ăn đưa nhiều món ăn chế biến từ trái giác vào thực đơn. Ngoài ra, khách du lịch cũng tò mò tìm mua thứ quả lạ này để ăn thử nên chúng được biết tới nhiều hơn.

Ngoài quả tươi, người dân địa phương còn dùng trái giác để làm mứt, ngâm rượu,... Rượu trái giác có màu đỏ tím đẹp mắt, thơm và dễ uống mà cũng dễ say. Nhưng do không pha cồn nên nếu dùng với tỷ lệ vừa phải, rượu giác cũng giúp bữa ăn ngon miệng hơn.

Trái giác dùng để kho cá sẽ át đi mùi tanh của cá

Trái giác dùng để kho cá sẽ át đi mùi tanh của cá

"Cứ đến mùa tôi gom trái giác của người làng đi hái, bán cả tạ trái giác cho cả khách mua lẻ và mua sỉ đi khắp các tỉnh thành. Mỗi kg trái giác mua lẻ có giá 40.000-70.000 đồng, còn mua sỉ thì giá mềm hơn. Trái giác mọc dại nên số lượng phụ thuộc vào người dân đi hái, có những đợt hàng ít không có đủ để bán, ai muốn mua nhiều phải đặt trước vài ngày mới gom đủ", chị Lài nói thêm.

Nghề lạ ở Việt Nam: Tình cờ mang loài giống ba ba về nuôi, cho ăn thứ rẻ tiền, bán làm đặc sản lãi 1 tỷ đồng/năm
Nhờ việc chăn nuôi cua đinh bán làm kiểng và lấy thịt, nhiều hộ nông dân đã phất lên nhanh chóng bởi loài này có giá thành phẩm cao, đầu ra ổn định.

Nghề lạ

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên...

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương