Ly kỳ chuyện Indonesia có Tết Nguyên đán

Ngày 30/01/2022 10:15 AM (GMT+7)

Là quốc gia có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới nhưng ở Indonesia, người dân vẫn coi Tết Nguyên đán là một trong những lễ hội quan trọng nhất năm. Lịch sử ngày Tết Nguyên đán ở quốc gia Đông Nam Á này cũng trải qua vô vàn thăng trầm và biến cố.

a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/tet-nguyen-dan-p2492c73.htmlTết Nguyên đán/a là một trong những dịp lễ quan trọng nhất ở Indonesia – quốc gia có dân số chủ yếu theo đạo Hồi (ảnh: Diplomat)

Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất ở Indonesia – quốc gia có dân số chủ yếu theo đạo Hồi (ảnh: Diplomat)

Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác, Tết Nguyên đán ở Indonesia được tổ chức vào ngày 1.1 Âm lịch hàng năm. Đối với người Indonesia, Tết Nguyên đán không chỉ là lễ hội kết hợp giữa văn hóa Java - Trung Hoa mà còn là biểu hiện của lòng khoan dung và sự hòa hợp dân tộc.

Theo The Diplomat, Tết Nguyên đán ở Indonesia gắn liền với lịch sử giao thương và định cư của những thương nhân Trung Hoa ở thành phố Solo (Indonesia). Vào khoảng thế kỷ 17 - 18, Bengawan Solo – dòng sông dài nhất trên đảo Java, chảy qua thành phố Solo – đã trở thành huyết mạch giao thương giữa những thương nhân Trung Hoa và người Indonesia bản địa.

Qua nhiều thập kỷ, các thương nhân người Hoa tới Solo sinh sống ngày càng nhiều. Cùng với người bản địa ở Indonesia, họ thành lập Pasar Gede (Chợ Lớn theo tiếng Java). Hoạt động buôn bán ở Pasar Gede rất tấp nập. Hàng hóa được bày bán chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc khiến thế lực của những thương nhân người Hoa ở đây trở nên lớn mạnh. Văn hóa Trung Hoa cũng bắt đầu du nhập vào Indonesia, nổi bật nhất là sự ra đời của ngày lễ Grebeg Sudiro (Tết Nguyên đán theo tiếng Java).

Múa lân trong ngày Tết Nguyên đán ở Indonesia (ảnh: CNN)

Múa lân trong ngày Tết Nguyên đán ở Indonesia (ảnh: CNN)

Theo Jakarta Globe, để tỏ lòng nhớ về quê hương, cứ vào ngày 1.1 Âm lịch hàng năm, những thương nhân người Hoa ở Pasar Gede lại dừng mọi hoạt động buôn bán, sản xuất để đón Tết Nguyên đán. Điều này khiến hoạt động của khu chợ rơi vào đình trệ và khiến các bạn hàng người bản địa của họ không hài lòng.

Tuy nhiên, do quyền lực kinh tế của nhóm người Hoa ở Pasar Gede quá lớn, dân Indonesia không thể ép họ từ bỏ đón Tết Nguyên đán và cho các cửa hàng mở cửa trở lại. Để “lấy lòng” những thương nhân người Hoa, nhiều người Indonesia còn giúp họ tổ chức ngày Tết Nguyên đán và chung vui. Tới thế kỷ 19, Tết Nguyên đán đã trở thành một trong những ngày lễ lớn trên thực tế ở Indonesia.

Giai đoạn 1960 – 1998, do ảnh hưởng bởi Chiến tranh Lạnh, tầng lớp thương nhân người Trung Quốc ở Indonesia phải chịu nhiều kiềm chế về xã hội và chính trị. Năm 1967, Tổng thống Indonesia Suharto ra chỉ thị số 14, liệt kê Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ của quốc gia này nhưng việc tổ chức phải bị hạn chế.

Theo nội dung chỉ thị, Tết Nguyên đán chỉ được phép diễn ra trong khuôn khổ gia đình. Tất cả các sự kiện, hoạt động, phong tục đón Tết Nguyên đán và Tết Nguyên tiêu của người Trung Quốc ở Indonesia đều không được diễn ra ở nơi công cộng. Việc phát những bài hát, bản tin mừng năm mới và múa lân, múa rồng của cộng đồng người Hoa bị nghiêm cấm. Suốt 32 năm Tổng thống Suharto cầm quyền, Tết Nguyên đán ở Indonesia gần như bị “khai tử” và chỉ được duy trì một cách bí mật.

Một người Indonesia hóa trang thành thần Hanuman trong Tết Nguyên đán (ảnh: Diplomat)

Một người Indonesia hóa trang thành thần Hanuman trong Tết Nguyên đán (ảnh: Diplomat)

Chính phủ cũng bắt buộc những người gốc Hoa ở Indonesia đổi tên sang tiếng Java. Những nỗ lực này là một phần của kế hoạch đồng hóa người Indonesia gốc Hoa theo nền văn hóa bản địa của Tổng thống Suharto.

Nhận thấy sự bất công trong cách đối xử với người Trung Quốc của người tiền nhiệm, năm 1998, Tổng thống Indonesia BJ. Habibie đã tận dụng nhiệm kỳ ngắn của mình (1998 – 1999) để bãi bỏ một số quy định phân biệt đối xử trong chỉ thị 14. Ông BJ. Habibie chủ trương hòa hợp dân tộc, tiếp thu nét đặc sắc trong văn hóa của các nước khác để làm giàu cho văn hóa Indonesia.

Năm 2000, Tổng thống thứ tư của Indonesia – ông Abdurrahman – ban hành sắc lệnh số 6, thu hồi chỉ thị số 14 của Tổng thống Suharto. Sắc lệnh mới quy định người Trung Quốc, người Indonesia gốc Hoa và người Indonesia được tự do tổ chức ăn mừng Tết Nguyên đán theo đúng phong tục truyền thống.

Tới năm 2002, Tổng thống Megawati quyết định công nhận Tết Nguyên đán là một trong những ngày quốc lễ quan trọng nhất của Indonesia – một nước có đa số dân theo đạo Hồi. Theo ông Megawati, việc Tết Nguyên đán được tổ chức thể hiện quốc gia vạn đảo là môt đất nước coi trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Cuộc điều tra dân số năm 2010 cho thấy Indonesia có khoảng 3 triệu người gốc Hoa, chiếm 1,2% tổng dân số nước này.

Ngày nay, cứ vào dịp đầu năm mới Âm lịch, người Indonesia, người Trung Quốc và người Indonesia gốc Hoa lại tưng bừng tổ chức lễ hội Tết Nguyên đán, nổi bật nhất là ở thành phố Solo. Theo Indonesia Pod, phong tục đón Tết Nguyên đán ở Indonesia mang đậm dấu ấn Trung Hoa, nhưng vẫn có sự pha trộn với văn hóa bản địa.

Vào dịp Tết Nguyên đán, người dân ở Indonesia lại hối hả dọn dẹp nhà cửa và mua sắm hoa, đèn lồng, câu đối… để trang trí. Doanh số bán nhang đèn, nến, đèn lồng và đồ trang trí có màu sắc rực rỡ ở Indonesia trong dịp Tết Nguyên đán thường tăng gấp 3 – 4 lần so với ngày thường.

Múa rồng trong Tết Nguyên đán ở khu chợ Pasar Gede, Indonesia (ảnh: Papper)

Múa rồng trong Tết Nguyên đán ở khu chợ Pasar Gede, Indonesia (ảnh: Papper)

Một phong tục đón Tết Nguyên đán phổ biến khác ở Indonesia là sơn lại cửa sổ, cửa ra vào và dán tấm giấy có chữ “phúc” (chữ Hán) lên trên. Theo quan niệm của người Indonesia, vào thời khắc giao thừa, thần tài sẽ tới thăm từng nhà vì vậy những cánh cửa cần được trang trí sao cho thật đẹp. Người Indonesia cũng sẽ không đóng cửa nhà trong đêm giao thừa.

Dịp năm mới, người Indonesia sẽ cắt tóc và mua baju baru (quần áo mới) để đi chơi Tết. Những bức tượng thần linh sẽ được lau rửa sạch sẽ bằng nước thơm của nhiều loại hoa khác nhau. Việc làm này được cho là có tác dụng xua đuổi điềm xấu, đón may mắn trong năm mới.

Bánh tổ có nguồn gốc từ Trung Quốc là món ăn phổ biến nhất trong dịp Tết Nguyên đán ở Indonesia. Món bánh này được chế biến từ bột gạo nếp, đường nâu và gừng. Ăn bánh tổ ngày Tết được cho là có thể đem lại may mắn cho cả năm.

Người dân Indonesia tưng bừng tham gia lễ hội Tết Nguyên đán, không có sự phân biệt văn hóa, dân tộc (ảnh: Jakarta Globe)

Người dân Indonesia tưng bừng tham gia lễ hội Tết Nguyên đán, không có sự phân biệt văn hóa, dân tộc (ảnh: Jakarta Globe)

Đêm giao thừa theo Âm lịch ở Indonesia cũng sẽ diễn ra các màn bắn pháo hoa và múa lân. Ngày đầu năm mới, nhiều người dân ở Indonesia thường đi chùa cầu an, đi chúc Tết họ hàng, làng xóm và trao nhau những bao lì xì đỏ, khá giống với phong tục đón Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Tết Nguyên đán ở Indonesia kéo dài 15 ngày và kết thúc bằng một lễ hội đèn lồng rực rỡ.

Theo The Diplomat, ở Indonesia, Tết Nguyên đán là ngày tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, giới tính, tầng lớp cùng chia sẻ niềm vui, sự phấn khích và cầu chúc cho một năm mới nhiều may mắn, bình an.

Chọn người xông đất năm Nhâm Dần 2022: Chuyên gia mách nước để được bình an, may mắn cả năm
Xông đất đầu năm có ý nghĩa rất quan trọng, xuất phát từ mong muốn của mọi người về một năm mới gặp nhiều may mắn, thành công, hạnh phúc, cũng như...

Tết nguyên đán

Theo Vương Nam
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán