Mẹ chồng 3 năm ở đợ tìm con dâu biệt tích vì muốn cháu nội 19 tuổi được cấp CCCD

Ngày 26/05/2022 16:20 PM (GMT+7)

Ngày đó, bà Ba chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc một đứa trẻ lớn lên sẽ được đi làm căn cước công dân. Vì thế, bà không để tâm đến chuyện chuyển khẩu cho Vinh từ bên ngoại về nhà nội. Cho đến khi cháu trai đến tuổi trưởng thành, bà mới ngã ngửa vì hiểu rằng không có hộ khẩu sẽ không làm căn cước công dân.

Tại xóm trọ dưới chân cầu Rạch Chiếc (thành phố Thủ Đức, TP.HCM) có một người phụ nữ suốt 3 năm ròng chịu cảnh ở đợ để tìm con dâu vì muốn cháu nội được hưởng quyền của một công dân Việt Nam. Đó là bà Ba – đã ngoài 60 tuổi, rất nhanh nhẹn và hoạt bát. Bà luôn đau đáu về “cội nguồn” của đứa cháu nội đã 19 tuổi.

“Gia đình bà Ba có 3 người: hai vợ chồng bà và thằng Tứ Vinh. Bà ấy mới dọn về xóm trọ này ở được thời gian thôi. Ở xóm ai cũng quý mến gia đình bà bởi nể cách sống cũng như việc chăm sóc cháu trai lớn khôn dù cha mẹ nó chẳng bao giờ có lời hỏi thăm”, anh Sáu Dũng – một người hàng xóm của gia đình bà Ba nói.

Sau đó, anh dẫn chúng tôi đến tận phòng trọ của bà Ba. Căn phòng rộng 20m vuông được ngăn thành 2 phòng: phòng ngủ và phòng khách đựng đủ thứ đồ đạc. Dù chật chội là vậy song nó lại là nơi trú ngụ của 3 con người trưởng thành.

Một tay nuôi nấng cháu nội lớn khôn

“Hồi xưa, tôi làm đủ nghề để kiếm sống rồi nuôi nấng thằng nhỏ (tức Vinh – PV) lớn khôn. Cách đây 3 năm, tôi đi ở đợ cho một nhà có hồ cá cho câu giải trí. Đó chính là quãng thời gian sung sướng nhất của cuộc đời tôi.

Sở dĩ tôi nói vậy vì dù có vất vả nhưng không phải dầm sương dãi nắng, không phải chịu tủi nhục như trước đó. Ở hồ cá, tôi ngoài dọn dẹp và nấu nướng thì làm thêm công việc nấu đồ ăn cho khách, ghi giờ khách vào ra… Đặc biệt chủ nhà đối xử với tôi vô cùng tốt”, bà Ba tâm sự. 

 Bà Ba kể về hoàn cảnh khốn cùng của gia đình.

 Bà Ba kể về hoàn cảnh khốn cùng của gia đình.

Cách đây vài tháng, chủ hồ cá dẹp tiệm nên không còn nhu cầu mướn người ở đợ. Vì thế bà Ba thất nghiệp và mất chỗ ở. Bà đành ra ngoài mướn phòng trọ để ở rồi kiếm việc làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống cũng như thuốc thang cho chồng. Hiện tại, bà nhận trông trẻ cho một gia đình ở gần đó với mức thu nhập 50.000 đồng/ngày. Còn chồng bà mắt yếu, có nhiều bệnh tật nên tranh thủ đi bán vé số với hi vọng người ta thương mà mua ủng hộ. Riêng Vinh – cháu nội của bà vì không có căn cước công dân nên chỉ có thể xin làm công việc phụ hồ với đồng lương ít ỏi.

Nhắc đến Vinh, bà Ba bỗng buồn rầu và rơm rớm nước mắt. Bà nói: “Tội nghiệp nó lắm! 19 tuổi mà chẳng có lấy cái chứng minh thư hoặc căn cước công dân gắn chip. Nó cứ đi xin việc ở đâu là người ta từ chối vì làm gì có gì để chứng minh nó là thằng Vinh đâu”.

“Tại sao Vinh đã qua 18 tuổi mà không có căn cước công dân gắn chip?”, chúng tôi hỏi. Bà Ba nhanh nhảu: “Ba nó lấy mẹ nó rồi ở rể bên đó suốt mấy năm trời. Đến khi nó chào đời cũng làm giấy khai sinh bên đó. Nó chừng 5 tuổi, ba mẹ ly hôn. Mẹ nó đem nó về đây nhờ tôi chăm sóc giúp rồi để lại tờ giấy khai sinh.

Thất nghiệp, bà Ba nhận trông trẻ hàng xóm với mức thu nhập 50.000 đồng/ngày. 

Thất nghiệp, bà Ba nhận trông trẻ hàng xóm với mức thu nhập 50.000 đồng/ngày.

Tôi nghĩ con dâu đi công chuyện vài ngày rồi quay trở lại nhưng nó đi biệt tích luôn. Bốn năm sau, nó quay trở lại thăm thằng nhỏ và ngỏ ý đưa nó đi. Tôi không đồng ý, chỉ bảo con muốn đến thăm con trai con lúc nào cũng được. Còn chuyện đem nó đi mẹ không thể làm theo ý con. Thế là nó (- con dâu bà Ba) đi đến tận bây giờ. Còn ba nó cũng biệt tích, không một lời hỏi thăm nó”.

Khắc khoải mong con dâu trở về để cháu nội được làm CCCD

Ngày đó, bà Ba chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc một đứa trẻ lớn lên sẽ được đi làm căn cước công dân. Vì thế, bà không để tâm đến chuyện chuyển khẩu cho Vinh từ bên ngoại về nhà nội. Cho đến khi cháu trai đến tuổi trưởng thành, bà mới ngã ngửa vì hiểu rằng không có hộ khẩu sẽ không thể làm căn cước công dân.

“Lúc đó, hai bà cháu tôi rong ruổi ở địa chỉ nhà ngoại của thằng Vinh suốt 2 ngày để kiếm tìm mẹ cũng như ông bà ngoại nó. Nhà mẹ nó địa chỉ ở phường 12 (quận 6) nhưng khi tôi đến đó hàng xóm bảo không biết ai có tên như thế (?!).

Mẹ nó tuổi Dần (SN 1986), tên trên giấy tờ là Nguyễn Thị Kim Hoàng, còn ở ngoài gọi là Oanh. Nó có 2 cậu, trong đó cậu lớn tên Bình. Hơn 15 năm rồi nên tôi chỉ nhớ được từng đó, còn lại không biết gì cả”, bà Ba kể.

Bà Ba chỉ mong trước khi nhắm mắt có thể tìm thấy con dâu để cháu nội được làm căn cước công dân. 

Bà Ba chỉ mong trước khi nhắm mắt có thể tìm thấy con dâu để cháu nội được làm căn cước công dân.

Về phía Vinh, cậu học đến hết lớp 8 là nghỉ. Vì không có căn cước công dân nên cậu không thể kiếm được việc phụ kinh tế giúp ông bà. “Hồi mới nghỉ học, nó đi phụ bán cơm với nội. Sau này tôi ngã bệnh, người đau đớn nên xin nghỉ. Nó cũng nghỉ theo.

Sau đó tôi xin vào làm cắt cỏ cho người ta thì nó cùng bạn kiếm việc khác. Song chỉ được dăm bữa nửa tháng là bị cho nghỉ vì không có giấy tờ tùy thân. Giờ nó xin làm phụ hồ, công việc nặng nhọc lắm”, người phụ nữ tuổi đã ngoại lục tuần bật khóc.

Nói đến nguyện ước, bà Bà bảo giờ đã già, có thể về với tổ tiên bất cứ khi nào. Vì thế bà tha thiết mong tìm được con dâu để cháu nội có hộ khẩu, được hưởng quyền của một công dân.

Nam sinh sở hữu cái tên độc lạ hiếm gặp ở Việt Nam, CĐM mạng nghe xong ào ào để lại bình luận
Trong danh sách các thí sinh tham gia kỳ thi thử tốt nghiệp THPT 2022 tại tỉnh Bình Định, ấn tượng nhất là thí sinh mang tên Nguyễn PuTin (sinh tại...

Cư dân mạng

Theo Ngọc Hà
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động