Cặp vợ chồng có 4 người con đều mất cả 4, câu nói của người chồng khiến tất cả nghẹn ngào

Ngày 25/05/2022 16:10 PM (GMT+7)

Nhắc đến cái ăn hằng ngày, bà Đạt tâm sự: “Tôi cứ đi bán hàng về là thấy ông ấy ngồi ở bục cửa chờ đợi với 2 hộp cháo hoặc xôi. Đó là đồ ăn người ta cho, chứ tiền tôi kiếm được không đủ lo ăn uống”.

Đến thành phố Trà Vinh (Trà Vinh) hỏi thăm xóm trọ nghèo – nơi “hội tụ” những người xa quê mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai, bán bánh hoặc bán hoa quả rong… ai cũng hay biết. Chỉ cần nhắc đến cụm từ “xóm trọ nghèo” là người dân vanh vách kể rõ từng hoàn cảnh của các hộ sinh sống tại đó.

“Ở đó toàn người có hoàn cảnh đáng thương cư trú. Họ là người xa quê ra thành phố bươn trải hoặc người già neo đơn chẳng còn ai thân thích cả? Vì thế họ cứ bám trụ ở đó, coi đó là nhà rồi ở đó qua ngày đoạn tháng. Giống như vợ chồng bà Đạt và ông Long ấy – vô cùng tội nghiệp và đáng thương”, chị Tư Hoa – chủ quán cà phê gần xóm trọ nghèo nói.

Vừa dứt lời, chị Tư Hoa chỉ cho chúng tôi lối vào phòng trọ của vợ chồng bà Đạt. Nơi đó không khó tìm bởi ngay sát lối vào song ấn tượng nhất chính là căn phòng rộng vỏn vẹn chục mét vuông, được chất đầy đồ bên trong.“Bà ấy đi lượm ve chai về bán, lấy tiền trang trải cuộc sống đó! Hễ thấy cái gì dùng được hay vẫn còn mới chút là đem về dùng… Dần dần đồ đạc chất đống trong nhà”, ông Long vội vàng giải thích cho sự bừa bộn.

Căn phòng trọ bừa bộn của vợ chồng ông Long và bà Đạt.

Căn phòng trọ bừa bộn của vợ chồng ông Long và bà Đạt.

Sau đó bà Đạt đỡ lời bảo giờ hai vợ chồng đã lớn tuổi, lại không có con cháu gì cả nên không buồn thiết tha dọn dẹp. “Ăn thì nhiều, chứ ở mấy đâu! Do đó tôi chẳng muốn dọn dẹp làm gì cả. Tối đến ông ấy ngủ ở cái giường gấp kia, còn tôi nằm mép giường cũng được. Hồi nọ mấy chị ngoài kia bảo có muốn dọn gọn nhà không mà tôi từ chối. Dọn cũng chẳng để làm gì, có hai thân già lại bệnh tật sống thế nào chẳng xong”, người phụ nữ ngoại lục tuần buồn rầu nói.

Vợ chồng bà Đạt – ông Long vốn sinh được 4 người con. Ai chào đời cũng vô cùng kháu khỉnh, đáng yêu và là “chỗ dựa” tinh thần để ông bà cố gắng làm lụng. Tuy nhiên khi 4 người con lần lượt biết nói đều mắc bệnh rồi qua đời. “Lần đầu, tôi đẻ sinh đôi 2 đứa kháu khỉnh và dễ thương lắm. Hồi ấy chúng nó bị sốt cao mà chúng tôi lần đầu làm cha mẹ làm gì có kinh nghiệm gì chứ? Thế là ông ấy vội ẵm hai đứa vào bệnh xá gần nhà nhưng chỉ được một lúc là chúng nó mất. Ông ấy đau đớn ôm hai đứa trẻ đi chôn, nghĩa địa đó cách đây có một đoạn thôi”, bà Đạt nghẹn ngào nhớ lại quá khứ đau thương.

Bà Đạt buồn rầu khi nghĩ đến quá khứ đau thương.

Bà Đạt buồn rầu khi nghĩ đến quá khứ đau thương.

Hai con đầu qua đời, bà Đạt sinh thêm 2 người con nữa với hi vọng các con sẽ khỏe mạnh và lớn khôn. Ngờ đâu khi các con vừa biết nói liền qua đời khiến ông bà ngã ngục, không thể ngượng dậy. Bà bảo ngày đó không có tiền đi bệnh viện kiểm tra nên đến giờ vẫn không rõ nguyên nhân vì sao các con chết yểu? Bà chỉ biết rằng các con cứ biết nói là qua đời khiến ông bà sợ không dám sinh con nữa.

“Đau đớn lắm! Ai đã làm cha làm mẹ sẽ hiểu cảm giác mất con như thế nào! Vậy mà chúng tôi mất tất cả. Ngày đó, người ta bảo chúng tôi còn trẻ nên sinh tiếp để về già có người chăm sóc. Song tôi nghĩ đến cảnh con biết nói sẽ chết, cảnh bà ấy điên dại khi mất con mà… sợ. Tôi quyết không đẻ nữa, hai vợ chồng ở vậy nương tựa vào nhau đến khi về già”, ông Long rưng rưng nói.

Bươn trải tứ phương, vợ chồng bà Đạt đã lựa chọn “xóm trọ nghèo” làm nơi cắm dùi. Họ đã thuê một căn phòng nhỏ với giá 1 triệu đồng/tháng. Số tiền nhỏ so với bao người ngoài kia nhưng với họ lại vô cùng to lớn. Bà nói: “Chúng tôi ở đây được 9 năm rồi. Xưa hai vợ chồng cùng đi làm thì cuộc sống đỡ chật vật nhiều. Giờ ông ấy bệnh nặng, không thể đi được thì ở nhà chăm đàn chó con, còn tôi lấy bánh về bán hoặc đi lượm ve chai”.

Ông Long mặc nhiều bệnh nhưng không dám đến viện khám.

Ông Long mặc nhiều bệnh nhưng không dám đến viện khám.

Mỗi ngày, bà Đạt lên đại lý lấy lại bánh ngọt với giá 4.000 đồng/cái rồi bán thành 5.000 đồng/cái. Do mỗi cái lời được 1.000 đồng, lại không bán được nhiều nên bà chỉ kiếm được dăm ba chục. Số tiền đó chỉ đủ để lo thuốc thang cho ông Long.

Nhắc đến cái ăn hằng ngày, bà Đạt tâm sự: “Tôi cứ đi bán hàng về là thấy ông ấy ngồi ở bục cửa chờ đợi với 2 hộp cháo hoặc xôi. Đó là đồ ăn người ta cho, chứ tiền tôi kiếm được không đủ lo ăn uống”.

Vì quá nghèo, ông Long mắc bệnh lạ từ lâu nhưng chưa từng một lần được đến bệnh viện thăm khám. Ông cho biết mấy năm trước chân tay cứ khô dần, da bắt đầu nứt toác rồi đau nhức xương cốt. Nhưng nghĩ đến cảnh đi viện khám hết vài ba triệu nên cố chịu đau, ai mách thuốc gì rẻ thì mua về uống.

Cặp vợ chồng quyết định nuôi đàn chó lấy làm niềm vui tuổi già.

Cặp vợ chồng quyết định nuôi đàn chó lấy làm niềm vui tuổi già.

“Mệt mỏi hoài nhưng cũng kệ, tôi già rồi sống cũng được mà chết cũng được. Nhiều lúc nghĩ đến đời mà rơi nước mắt. Chúng tôi ăn ở có đến nỗi nào đâu mà trời đày quá! Hai thân già bơ vơ giữa cuộc đời, chẳng còn gì vui vẻ nhưng thôi chấp nhận, chứ biết làm sao nữa”, ông Long chia sẻ.

Người đàn ông trúng độc đắc, bỗng dưng có 3 tỷ đồng và kế hoạch tiêu tiền khiến hàng xóm ngỡ ngàng
Lĩnh hơn 3 tỷ đồng, vợ chồng anh Mười lên kế hoạch "giải ngân" cho những người thân quen.

Xổ số

Theo Ngọc Hà
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h