Món thời bao cấp ăn "cứu đói", nay thành đặc sản khoái khẩu có hương vị lạ ở thành phố, 80.000 đồng/kg

H.A - Ngày 26/10/2024 16:26 PM (GMT+7)

Món ăn này được ưa chuộng vào những ngày đông, mỗi hàng có một biến tấu riêng, được các chị em ưa chuộng.

Nhắc tới bánh đúc, người ta nghĩ ngay tới món bánh của nhà nghèo, món ăn dân dã quen thuộc của người nông thôn ở các miền quê của Việt Nam. Món bánh này được làm với nguyên liệu vô cùng đơn giản, đó là bột gạo pha với nước vôi tôi, khi ăn vừa giòn, mát, mịn lại dễ tiêu, dễ làm.

Trước đây, mỗi lần họp chợ phiên nơi miền quê, chẳng thể nào thiếu những mẹt bánh đúc của các bà, các cô. Những mẹt bánh đúc ấy còn đi vào thơ ca, khiến nhiều người nhớ về thời thơ ấu. Bánh đúc là món ăn của cả ba miền. Miền Bắc và miền Trung, bánh đúc thường được làm bằng bột gạo, ở miền Nam thì làm bằng bột năng (bột củ mì). 

Bánh đúc là món ăn cứu đói ngày xưa

Bánh đúc là món ăn "cứu đói" ngày xưa

Để làm bánh đúc, người nấu phải trải qua một quy trình như làm khuôn, xay bột, nấu bột, khuấy bột, đúc bánh. Ngày xưa, để đúc bánh người ta đổ dung dịch bánh vào những chiếc mẹt hay chén ăn cơm. Sau này, họ lại dùng mo cau cắt nhỏ, khoanh tròn, tạo thành khuôn để đúc bánh. Hay có người cắt ống nhựa làm khuôn thay thế mo cau.

"Mình còn nhớ như in mùi vị bánh đúc do chính tay ngoại làm. Ngoại không bao giờ cho thêm những phụ gia bán ngoài chợ để tăng độ giòn. Ngoại ngâm gạo bằng nước tro. Đó là loại nước tro trong vắt được bà tỉ mẩn lắng lại từ tro củi đun trong bếp không lẫn tạp chất hoặc tro của lá cây được ngoại gom lại đốt trong vườn nhà. Có lẽ vậy, mà bánh ngoại làm vừa có độ giòn vừa luôn mang theo mùi thơm mát của cây cỏ vườn nhà.

Bọn trẻ con chúng tôi hồi đó thích lắm, cứ thấy ngoại chuẩn bị làm đánh đúc là xúm vào để xem rồi chờ đợi thành phẩm. Khi bánh chín, lấy tay nhón  từng tí một rồi chấm mút với tương bần tha hồ mà suýt xoa tấm tắc. 

Nhắc tới bánh đúc, nhiều người nhớ như in hương vị của món ăn dân dã này

Nhắc tới bánh đúc, nhiều người nhớ như in hương vị của món ăn dân dã này

Bây giờ, bánh đúc được nâng cấp thành nhiều kiểu nhưng tôi vẫn thích món bánh đúc truyền thống hơn cả, để nhớ lại hương vị của ngày xưa và nhớ về ngoại với những kỷ niệm khó quên", bạn Hoa (ở Nghệ An) kể lại.

Từ món ăn của người nghèo, giờ đây bánh đúc trở thành món đặc sản nổi tiếng được người thành phố ưa chuộng quanh năm, đặc biệt là vào mùa đông. Các loại bánh đúc phổ biến được bán như bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc thịt, bánh đúc ngô... 

Những ngày đông, món bánh đúc nước ngấm gia vị, thịt băm hòa quyện cùng bột bánh beo béo, thơm thơm nhẹ hương của rau mùi. Hành khô phi thơm lừng và rau mùi góp phần làm cho bát bánh đúc nóng trở nên hấp dẫn hơn gấp nhiều lần.

Bánh đúc nước nóng hổi phù hợp với những ngày đông

Bánh đúc nước nóng hổi phù hợp với những ngày đông

Trên chợ mạng hay các sàn thương mại điện tử có vô số địa chỉ rao bán bánh đúc. Bánh đúc lạc có giá 4.000-6.000 đồng/chiếc tùy kích thước, nếu mua theo cân sẽ có giá khoảng 80.000 đồng. Bánh đúc nước có giá 25.000-35.000 đồng/bát tuỳ topping nhiều hay ít. 

Bánh đúc được bán trên chợ mạng, được nhiều người yêu thích

Bánh đúc được bán trên chợ mạng, được nhiều người yêu thích

Các nhà hàng, quán ăn vặt ở Hà Nội cũng đưa món bánh đúc vào thực đơn. Những buổi chiều đông gió rét, hay những buổi tan tầm bụng đói ran, được thưởng thức bát bánh đúc nóng hổi thật sự hấp dẫn.

Loại quả xưa không ai ngó ngàng, nay thành đặc sản dân thành phố ưa chuộng vì hương vị lạ, 30.000 đồng/kg
Loại quả này mọc dại ở bìa rừng, chân đồi, mấy năm nay được người thành phố ưa chuộng mỗi khi đến mùa. 

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (21/11), giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng mạnh gần 1 triệu đồng/lượng lên sát mốc 86 triệu đồng/lượng.

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương