Được biết đến là đợt khuyến mãi khủng nhất năm với những món hàng có thể được giảm giá lên tới 80%, song đằng sau món hàng giảm giá dịp Black Friday là những “bí mật” mà ít khách ngờ tới.
Mỗi năm chỉ diễn ra một lần vào đúng ngày thứ 6 sau Lễ Tạ Ơn (tháng 11), Black Friday là dịp khuyến mãi rầm rộ và lớn nhất trong năm. Vào ngày này, từ hàng thời trang, mỹ phẩm, giầy dép, nội thất, điện tử,... đều đua nhau khuyến mãi giảm giá khủng. Theo đó, nhiều mặt hàng giảm giá đến 50-80%.
Để không bở lỡ cơ hội mua hàng giá rẻ có một không hai này, vào Black Friday hàng năm, hàng triệu người trên khắp thế giới đổ đi mua sắm. Có những nơi, người dân xếp hàng cả đêm, rồi cảnh xô đẩy, chen chân nhau để mua những món hàng giảm giá.
Tuy nhiên, bên cạnh những cửa hàng giảm giá thực chất vẫn tồn tại không ít cửa hàng việc giảm giá thực ra là "cái bẫy" để dụ khách thích mua sắm rơi vào.
Quảng cáo quá đà
Nhiều cửa hàng mức giá đã khuyến mãi rồi vẫn cao ngang ngửa với với giá bán ở những cửa hàng khác chưa khuyến mãi trong ngày Black Friday. Ảnh minh họa
Vào ngày Black Friday, để cạnh tranh các hãng bán lẻ, đặc biệt là các địa chỉ online thường đưa ra những bảng giảm giá khủng, băng - rôn đỏ chói gây ấn tượng mạnh để khách hàng chú ý. Các chương trình giảm giá không chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày mà có thể kéo dài tới cả tuần trời.
Các thương hiệu giảm giá đa dạng từ cửa hàng thời trang, giày dép, điện máy, mỹ phẩm với những lời mời chào như mua một tặng một, sale sập sàn, khuyến mại khủng, giảm giá kịch trần. Nhiều tín đồ mua sắm cho biết những ngày này cửa hàng thường khách rất đông. Do đó bạn nên tranh thủ đi sớm để mua được hàng đẹp và chất lượng lại vừa được thoải mái lựa chọn, nhiều size, mẫu mã.
Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng cũng chỉ ra thắc mắc, dù các mặt hàng giảm giá khủng nhưng mức giá niêm yết của sản phẩm sau giảm vẫn khá cao. Nhiều người cho biết, họ đã tham khảo giá sản phẩm từ trước và cảm thấy mức giá sau giảm của cửa hàng đưa ra là không hợp lý. Thậm chí một số sản phẩm còn có giá tương tự như khi chưa giảm.
Đặc biệt, tình trang trà trộn hàng tồn kho, hàng kém chất lượng để tranh thủ bán những ngày Black Friday cũng không phải là hiếm. Người tiêu dùng cần hết sức cẩn thận xem xét từng đường kim, mũi chỉ trên các sản phẩm trước khi thanh toán. Vì hàng mua ngày Black Friday thường sẽ không được đổi trả và bảo hành.
Toàn hàng tồn, lỗi mốt, thiếu size
Vào ngày Black Friday, các nhãn hàng thường treo biển quảng cáo từ 20-50%, thậm chí 60-80%. Thế nhưng, khi vào xem hàng chỉ có những mẫu hàng tồn, củ và lỗi mốt mới có mức giảm sâu. Ảnh minh họa
Vào ngày Black Friday, các nhãn hàng thường treo biển quảng cáo từ 20-50%, thậm chí 60-80%. Thế nhưng, khi vào xem hàng chỉ có những mẫu hàng tồn, cũ và lỗi mốt mới có mức giảm sâu. Chưa kể, những món đồ thời trang giảm sâu thường là hàng hết thiếu size. Trong khi hàng mới chỉ giảm khoảng 5-20%. Việc quảng cáo một đằng giảm giá một nẻo như vậy khiến người mua mất tiền rước bực vào người mà vẫn không mua được món hàng mình ưng ý.
Chính vì thế nhiều người săn hàng cả buổi, vào tới cả chục cửa hàng khác nhau nhưng đều ra về tay trắng. Bởi, đa phần là hàng thời trang tồn từ những năm trước, hàng lỗi mốt và hàng thiếu size.
"Xé mác", đẩy giá trong ngày đại hạ giá
Đã từng mở shop bán quần áo tại phố Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội, chị T.Q. một người buôn mặt hàng thời trang lâu năm tiết lộ trên VTC News nhiều "chiêu trò" của giới kinh doanh trong dịp này.
"Dịp này tại các cửa hàng, người người chen lấn để xem và mua hàng dẫn tới tâm lý sợ người khác mua mất nên khách sẽ không thể kiểm tra kỹ sản phẩm có lỗi hay không. Tận dụng điều này, nhiều nơi sẽ trộn cả hàng lỗi, hàng bị cắt mác với hàng giảm giá. Ngoài ra, với chính sách hàng giảm giá sẽ không được đổi trả nên khách nào mua phải sản phẩm lỗi sẽ phải chịu" - chị chia sẻ.
Chị Q. cũng tiết lộ thêm, với các mặt hàng được giảm giá từ 20-30% khách hàng tưởng rằng đã là giá gốc nhưng thực tế các cửa hàng vẫn có lãi từ 5-15%.
Ngoài ra, những nhà bán lẻ có thể được nhãn hàng trợ giá khoảng 20-30% để giảm giá mạnh, đặc biệt là với mặt hàng đồ điện tử. Đây chính là lý do vì sao ngay cả các nhà phân phối tư nhân cũng có thể giảm giá cực kỳ sâu trong những dịp này nhưng vẫn có lãi.
Khi mua hàng Black Friday khách cần lưu ý, tìm hiểu kỹ để tránh mất tiền mua những món đồ khuyến mãi ảo. Ảnh minh họa
Chiêu quảng cáo "số lượng có hạn"
Những mặt hàng được nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp quảng cáo nhiều nhất thường là những sản phẩm hạn chế về số lượng. Trong một số trường hợp, những sản phẩm này sẽ được bán hết vài phút trước giờ mở cửa.
Do đó, nếu không thể đến cửa hàng sớm, xếp hàng dài dưới trời gió rét, bạn đừng nên chạy theo những quảng cáo này. Bởi khi bạn lỡ không mua được đúng sản phẩm mà mình cần, hoặc là bạn sẽ ra về tay không trong thất vọng hoặc là bạn sẽ "đốt" thêm tiền vào đống sản phẩm khác mà bạn không hề có ý định mua ban đầu.
Đây chính là một trong những chiêu móc sạch tiền trong ví của người tiêu dùng được các nhà bán lẻ áp dụng vào ngày Black Friday hàng năm.
Xe Honda SH mới về, đại lý tăng giá sốc so với giá đề xuất lên gần 100 triệu đồng/chiếc