Bất chấp sự phản đối của gia đình và những người xung quanh, người đàn ông quyết đào nhà lên để tìm kho báu. Và kết quả đã khiến tất cả kinh ngạc.
Năm 2018, ông Lý (ngoài 70 tuổi, ở huyện Vô Tích, thành phố Trùng Khánh) đã mơ một giấc mơ kỳ lạ. Theo đó, trong giấc ngủ, có người nói với ông Lý rằng có một kho báu được giấu dưới nhà. Giấc mơ lặp đi lặp lại 3-4 lần liên tiếp khiến ông Lý không thể làm ngơ.
Bất chấp sự phản đối của các con, ông Lý đã đưa ra một quyết định “táo bạo” - đào nền nhà lên để tìm kho báu. Tuy nhiên, một tuần trôi qua, dù đã đào sâu hơn ba mét nhưng ông vẫn không nhìn thấy bóng dáng của kho báu. Sau đó, ông thuê máy móc chuyên nghiệp hết 50.000 tệ để đào sâu đến hơn 10 mét, ai cũng khuyên ngăn nhưng ông lão vẫn kiên quyết với ý định của mình.
Ông Lý kiên quyết đào nhà để tìm kho báu bất chấp sự phản đối của gia đình và những người xung quanh
Không ngờ khi tiếp tục đào đến độ sâu 13 mét, đã tìm thấy mạch nước ngầm. Kho báu không tìm được mà lại đào một cái suối lớn khiến ông Lý vừa thất vọng vừa lo lắng. Thế nhưng, ngay lúc ông đang tiến thoái lưỡng nan, nước suối lại dần trở nên trong hơn, rồi ông Lý và đội thợ phát hiện ra trong nước có rất nhiều cá bơi lội.
Chẳng bao lâu sau, tin tức lão Lý đào đất tìm được suối cá lan nhanh, thu hút rất nhiều dân làng đến xem. Từ mạch nước ngầm chảy ra, rất nhiều cá bơi lội. Điều kỳ diệu là cá trong suối cá sau khi được đánh bắt vẫn tiếp tục có những con cá khác tìm đến. Mỗi ngày ông Lý bắt được hàng nghìn kg cá, thịt cá rất mềm và có hương vị thơm ngon. Người trong làng tò mò đến mua về chế biến thử. Ban đầu ông Lý bán 20 tệ/kg, sau đó giá cá cũng bắt đầu tăng không ngừng, lên 80 tệ một/kg, nhưng vẫn rất đông khách mua cá.
Cận cảnh quy trình đào “kho báu”, phát hiện suối cá kỳ lạ
Biết đã tìm được kho báu, ông Lý và gia đình đã cải tạo suối cá, không chỉ mở rộng diện tích suối cá mà còn lắp đặt lan can và bậc đá lát đá. Ngoài ra, họ còn đào một suối cá trong sân và đặt tên là "suối cá Tianci", sau đó nó đã trở thành một điểm tham quan nổi tiếng của địa phương. Ông Lý bán vé và thu hút hơn 500 lượt khách mỗi ngày. Tuy nhiên, cá chỉ về suối nhà ông Lý vào mùa lũ, nước mưa hàng năm, những tháng khác nước suối cũng rất ít và không có cá bơi lội.
Năm 2016, ông Lý và gia đình xây thêm một trang trại nữa. Mô hình tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi, bán hàng, ăn uống và chỗ ở, hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên đông khách. Để duy trì lượng cá vào mùa nước cạn, ông Lý thả cá vào suối và nuôi. Dù chất lượng thịt cá không thể sánh bằng cá tự nhiên nhưng vẫn thu hút khách du lịch.
Suối cá phun ra hàng nghìn kg cá mỗi ngày, thịt cá ngọt và thơm, bán được giá
Cục quản lý địa chính của Trùng Khánh cho biết, khu vực lão Lý sinh sống có địa hình núi đá vôi điển hình, có nhiều hang động và sông ngầm. Khi đào trúng mạch nước ngầm, do thiếu dưỡng khí nên cá dưới sông ngầm sẽ tiếp tục tụ tập về suối để thở oxy. Những loài cá này là loài cá trê bản địa Vân Nam, giàu giá trị dinh dưỡng, ít thấy trên thị trường vì không thể chăn nuôi công nghiệp và được bán với giá cao.
Kể từ năm 2020, ông Lý và gia đình đã tích cực hưởng ứng kế hoạch cấm đánh bắt cá 10 năm trên sông Dương Tử của Trung Quốc nên không bán cá bắt được ở suối cá nữa. Thay vào đó, ông đã bắt đầu nhân giống cá trê Vân Nam nuôi ngay tại hồ nước nhà mình, vừa để khách tham quan vừa bày bán như đặc sản.