Người đàn ông 40 tuổi cưới vợ 70 tuổi: "Con trai phản ứng ngỡ ngàng vì bà ấy đáng tuổi mẹ tôi”

NGỌC HÀ - Ngày 30/01/2023 11:50 AM (GMT+7)

"Số của bà cũng tội nghiệp lắm, có con gái 34 tuổi nhưng chẳng trông chờ được gì vì cũng nghèo khổ. Bà lại không có người thân nên cứ vất vưởng ngoài đường. Tôi thấy vậy đã rủ về sống chung, muốn chăm sóc bà ấy nốt quãng đời còn lại”, anh Minh tâm sự.

Ghé ngôi nhà hoang ngay đường quốc lộ tại Hồng Ngự (Đồng Tháp), ai nấy đều không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh tượng bừa bộn và bẩn thỉu, chất chứa đầy rác người ta bỏ đi… Vậy mà đó lại là nơi sinh sống của hai cặp vợ chồng.

Mở đầu câu chuyện, anh Minh (40 tuổi) – 2 đời vợ thỏ thẻ: “Đây là cây xăng của nhà nước, bỏ hoang lâu rồi! Vài tháng trước, vợ chồng tôi và vợ chồng thằng nhỏ dọn đến đây ở, làm chỗ sinh nhai. Chúng tôi tính bao giờ người ta đuổi thì dọn đi chỗ khác, chứ cũng không ở lâu được”.

Anh vừa dứt lời, bà Dung – một người phụ nữ hơn 70 tuổi, đầu trọc, da nhăn nheo và đen sì tự giới thiệu về bản thân: “Tôi là vợ của anh Minh, lớn hơn 3 chục tuổi lận. Xưa vợ chồng tôi sống ở trong làng, dựng cái lều nhỏ làm chỗ tránh nắng tránh mưa. Sau đó nghe người ta mách ngoài này có nhà bỏ hoang nên tôi dọn ra ngoài này sống.

Căn nhà hoang - nơi sinh sống của anh Minh và vợ.

Căn nhà hoang - nơi sinh sống của anh Minh và vợ.

Ở đây không có điện nước nhưng nhà kiên cố hơn, mưa không bị dột nát như hồi ở lều. Chúng tôi còn rủ cả vợ chồng thằng con trai ra đây ở cùng. Tụi nó ban ngày đi lượm ve chai, chỉ tối mới về đây ngủ nghỉ”.

Anh Minh – bà Dung vốn không phải là vợ chồng đầu tiên của nhau. Họ là hai mảnh đời có số phận hẩm hiu trong hôn nhân, từng đổ vỡ một lần, có con riêng… Một lần họ trong lúc lang thang lượm ve chai đã tình cờ gặp gỡ và trở thành tri kỷ.

Cặp đôi đã dành cho nhau quãng thời gian thật ấm áp, thường xuyên quan tâm và che chở cho nhau. Dần dần họ phát sinh tình cảm nam nữ, quyết định “rủ nhau” về sống chung, cùng đi nhặt ve chai với hi vọng cuộc sống dễ thở hơn.

“Thế là tôi có vợ, dù bà ấy già hơn rất nhiều. Người trong xóm bảo tôi thần kinh mới lấy người vợ già như thế, lấy về làm mẹ hay gì? Tôi mặc kệ người ta nói, cứ yêu thương bà ấy như chính người thân của mình.

Ánh mắt đượm buồn của bà Dung khi nghĩ đến số phận của mình.

Ánh mắt đượm buồn của bà Dung khi nghĩ đến số phận của mình.

Số của bà cũng tội nghiệp lắm, có con gái 34 tuổi nhưng chẳng trông chờ được gì vì cũng nghèo khổ. Bà lại không có người thân nên cứ vất vưởng ngoài đường. Tôi thấy vậy đã rủ về sống chung, muốn chăm sóc bà ấy nốt quãng đời còn lại”, anh Minh tâm sự.

Về phía anh Minh, anh là ông bố đơn thân, nuôi con trai đến khi có thể dựng vợ. Sau đó anh mới đi tìm hạnh phúc của riêng mình. “Con trai tôi cũng lấy vợ hơn tuổi. Hai vợ chồng nó sống bằng nghề làm thuê làm mướn cho người dân trong làng. Hồi tôi dẫn bà Dung về, nó ngỡ ngàng lắm vì bà ấy đáng tuổi mẹ tôi.

Tôi thành thật tâm sự với nó, bày tỏ nguyện vọng muốn ở cùng bà ấy đến cuối đời. Nó đã gật đầu đồng ý chấp nhận người phụ nữ hơn 70 tuổi làm… mẹ kế”, người đàn ông 40 tuổi nói.

Dọn về sống chung, anh Minh – bà Dung gặp rất nhiều lời chế giễu, bông đùa của người dân. Họ đi đến đâu là bị người ta cười cợt đến đó, thậm chí còn bị nguyền rủa trước sau gì cũng đường đi đôi ngả. Khi ấy bà Dung có cảm thấy chạnh lòng, xót thương cho phận mỏng. Nhưng anh Minh lại khá bình tĩnh, động viên vợ cố gắng mặc kệ lời thiên hạ. Chính những cử chỉ và quan tâm ấy đã giúp bà tự tin hơn trong cuộc sống.

Họ yêu thương nhau được một thời gian dài.

Họ yêu thương nhau được một thời gian dài.

“Ban đầu tôi buồn tủi lắm. Dần dần tôi cũng quen với cảnh đó bởi họ cho rằng vợ chồng tôi gàn dở, dở hơi mới ở với nhau. Giờ tôi chỉ cần vợ chồng hoà thuận, khoẻ mạnh thôi”, người phụ nữ ngoài 70 tuổi bộc bạch.

Hằng ngày, vợ chồng anh Minh sinh sống bằng nghề lượm ve chai hoặc ai trong làng thuê làm vườn rộng thì làm. Anh bảo công việc lượm ve chai không vất vả nhưng phải đi bộ khắp làng trên ấp dưới khiến đôi chân của bà Dung nhức mỏi. Anh thường xuyên phải đấm bóp cho vợ với hi vọng thuyên giảm chút nào hay chút đó.

“Tôi biết người lớn tuổi dễ mắc bệnh xương khớp, phải đi bệnh viện lấy thuốc điều trị mới khỏi. Song vợ chồng tôi cái ăn còn chẳng đủ thì lấy đâu tiền mà đi bệnh viện chứ. Tôi chỉ biết bảo bà ấy ở nhà để tôi đi làm kiếm tiền.

Đợt này vào vụ cấy, người trong làng cần người đắp bờ dọn cỏ. Tôi cũng tranh thủ đi làm cho họ, kiếm vài chục nghìn mua cá thịt về đổi bữa”, anh Minh tâm sự.

Nhắc đến tương lai, người đàn ông không trông mong gì nhiều ngoài sức khoẻ của hai vợ chồng ổn định. Khi ấy họ có thể chăm sóc và nương tựa cùng nhau trong đời.

Người đàn ông miền Tây gầy đến mức chỉ còn da bọc xương, ai nhìn cũng sợ hãi giờ ra sao?
Hiện tại cuộc sống của vợ chồng anh Hòa - người đàn ông gầy gò nhất nhì miền Tây hiện rất ổn định.

Tin tức 24h

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Độc lạ Việt Nam