Người đàn ông 67 năm sống trong hộp "phổi sắt" nặng 500kg vẫn có 3 bằng cử nhân

Ngày 22/09/2019 00:08 AM (GMT+7)

Sống gần như cả đời trong một chiếc hộp sắt nhưng người đàn ông này vẫn làm nên kỳ tích khiến bất cứ ai cũng cảm thấy thán phục.

Ông Paul Alexander đã dành phần lớn cuộc đời mình trong một chiếc hộp. Ông chính là nạn nhân của căn bệnh từng một thời đe dọa cả nước Mỹ và phải sống dựa vào một cỗ máy hô hấp. Nhưng dù không thể di chuyển từ cổ trở xuống, ông vẫn quyết không để bản thân bị kìm kẹp trong nhà tù kim loại ấy, vẫn thành công cả trong lớp học lẫn trên tòa án.

Tại ĐH Texas ở Austin, nơi ông lấy bằng cử nhân và bằng luật, sinh viên đổ xô đến phòng giảng dạy của ông. Sau đó, khách hàng cũng nườm nượp kéo đến nhà ông, chờ đợi để rồi kinh ngạc mà hỏi: "Ông đang ở trong cái gì vậy? Phòng tắm hơi à?". Ông ấy sẽ đáp lại: Đó là một lá phổi sắt. Tôi bị liệt từ bé. Sau đó, một vài người sẽ hỏi: "Bệnh bại liệt là gì?".

Người đàn ông 67 năm sống trong hộp amp;#34;phổi sắtamp;#34; nặng 500kg vẫn có 3 bằng cử nhân - 1

Ông Paul dành trọn cả đời sống bên một cỗ máy mang tên phổi sắt.

Căn bệnh kinh hoàng

Ông Paul, 72 tuổi, là một trong số ít người còn sử dụng phổi sắt. Vị luật sư hiện làm việc bán thời gian này sử dụng nó từ năm lên 6 tuổi khi phổi và cơ của ông bị bệnh bại liệt tàn phá. Ông là lời nhắc nhở còn hiện hữu về quãng thời gian mà nỗi sợ bại liệt, một căn bệnh truyền nhiễm lan tràn khắp nước Mỹ. Khi ấy, các bậc phụ huynh luôn giữ con tránh xa bạn bè, bể bơi và những bữa tiệc sinh nhật để phòng bệnh.

"Bệnh bại liệt là nỗi kinh hoàng thời bấy giờ", ông Paul nói, kèm theo những tiếng thở khò khè, những khoảng lặng khi ông dừng lại để hít thở. "Nó giống như cái chết đen vậy", ông nói tiếp.

Bệnh phá hủy các tế bào thần kinh trong tủy sống và lan truyền âm thầm. Cứ một người mắc bệnh bại liệt bị co rút thì 200 người khác có ít hoặc không có biểu hiện gì. Đây được xem là một căn bệnh khủng bố cộng đồng. Bệnh nhân nổi tiếng nhất là Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt.

Người đàn ông 67 năm sống trong hộp amp;#34;phổi sắtamp;#34; nặng 500kg vẫn có 3 bằng cử nhân - 2

Việc bất động trong một cỗ máy khiến ông Paul nhiều lần muốn bỏ cuộc.

Cho đến năm 1955, khi Jonas Sald phát triển được loại vắc xin giúp loại bỏ phần lớn bệnh bại liệt trên toàn cầu, căn bệnh đã trở thành đại dịch. Theo PolioToday.org, năm mà đại dịch tồi tệ nhất chính là 1952 với gần 58.000 trường hợp mắc bệnh được báo cáo và 3.100 người chết, hơn 21.000 người rơi vào các giai đoạn tê liệt khác nhau.

Mùa hè năm đó, vào một ngày mưa và nóng, cậu bé Paul Alexander, 6 tuổi đang chơi bên ngoài nhà thì đột nhiên cảm thấy muốn trở vào trong. Cậu bé bước vào, người lấm tấm mồ hôi và bùn đất, đóng sập cửa lại khiến mẹ mình đang lau bếp phải chú ý. Bà mẹ nhìn cậu con trai, mặt nghiêm lại, bảo Paul ra ngoài lấy giầy. Sau khi Paul trở vào, bà lau người rồi bảo cậu bé lên giường, nhận ra ngay rằng con trai mình đã mắc bệnh. 

Cuộc sống trong một cỗ máy

Bên trong cỗ máy màu hoàng yến tại ngôi nhà ở khu vực Love Field, cơ thể cứng nhắc của ông Paul nằm dưới một tấm ga trắng, đặt những móng tay dài như móng vuốt lên ngực. Ông thuê một người chăm sóc để giúp ăn uống, rửa mặt vào buổi sáng, đánh răng và cạo râu. Người ta có thể tắm cho ông hoặc thay ga thông qua các lỗ thông ở hai bên sườn cỗ máy.

Người đàn ông 67 năm sống trong hộp amp;#34;phổi sắtamp;#34; nặng 500kg vẫn có 3 bằng cử nhân - 3

Lần hiếm hoi ông Paul được nhấc ra khỏi cỗ máy phổi sắt.

Trên bàn, đầu ông được gắn vào những công nghệ kết nối ông với thế giới bên ngoài, đó là một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại có nút bấm, một chiếc loa Amazon Echo. Gần mặt ông hơn là một chiếc ống hút cắm vào cốc nước để trên cao. Trên cằm ông đặt một đầu của vật dụng bằng nhựa hình chữ T. Ông điều khiển nó bằng miệng, dùng để đọc email hay trả lời điện thoại.

Người chăm sóc ông Paul lâu năm nhất chính là Kathryn Gaines. Hàng sáng, cứ 7h bà sẽ có mặt để giúp ông đánh răng, rửa mặt và thực hiện những thói quen khác. Hai người họ đọc ngôn ngữ cơ thể của nhau, làm mọi việc vô cùng ăn ý, giống như một cặp vợ chồng già.

Thở như một con cá

Khi mới bị bệnh bại liệt, lưng và cổ của cậu bé Paul cứng đờ, đau đớn xuyên qua tứ chi. Sang đến ngày hôm sau, cậu bé bị ảo giác, sốt cao. Vào cuối tuần, Paul không thể ngồi trong nhà vệ sinh được nữa. "Tay tôi biến mất, tôi không thể tô màu được nữa", ông Paul nhớ lại.

Người đàn ông 67 năm sống trong hộp amp;#34;phổi sắtamp;#34; nặng 500kg vẫn có 3 bằng cử nhân - 4

Bà Kathryn là người giúp việc ở cạnh ông Paul lâu nhất.

Gia đình đã để Paul ở nhà sau khi bác sĩ đề nghị đưa cậu bé đến bệnh viện để phục hồi tốt hơn. Thế nhưng, đến khi Paul rơi vào tình trạng khó thở, gia đình đã phải đưa cậu đến bệnh viện. Tại đây, Paul được phẫu thuật mở khí quản và tỉnh dậy trong chiếc lều đầy hơi nước và nhựa. Lúc đó, Paul nhận ra mình đã ở trong một chiếc phổi sắt và không biết chuyện gì đang xảy ra. "Tôi đoán mình đã xuống địa ngục", ông nói.

Các bác sĩ đã cố gắng để Paul tự thở nhưng những phương pháp chìm hoặc bơi của họ quá đáng sợ với cậu bé và không thành công. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của một nhà vật lý trị liệu, Paul dần vượt qua nỗi sợ tự thở và học được cách nuốt lấy không khí, giống như một con cá. "Tôi sử dụng cơ cổ họng và lưỡi để hít và nuốt không khí vào phổi", ông nói.

Cỗ máy phổi sắt

Những chiếc phổi sắt đã không được sản xuất hàng loạt trong nửa thế kỷ và bảo hiểm đã ngừng chi trả cho việc sửa chữa máy của Paul từ lâu. Cơ ngực của ông đã bị tổn thương rất nhiều khi sử dụng máy thở cầm tay, vì vậy, ông phải phụ thuộc vào cỗ máy gần như đã lỗi thời này, nặng tới 500 kg.

Khi lá phổi sắt bắt đầu rò rỉ không khí vài năm trước, ông thấy khó thở và không biết gọi ai đến sửa. Cùng lúc đó, Brady Richard, người rất tò mò về cỗ máy này đã cố để ghép một lá phổi sắt từ những mảnh linh kiện bị bỏ lại trong một xưởng gần phòng thí nghiệm của mình. "Tôi thích những thứ cũ kỹ, vì vậy tôi đã nghiên cứu về nó", ông nói và cho rằng có thể ai đó sẽ cần đến.

Khoảng một tháng sau, một phụ nữ đến tìm Brady để hỏi xem ông có lá phổi sắt nào không bởi một người tên Paul Alexander thực sự đang rất cần một chiếc. Vậy là Brady giống như một vị cứu tinh, đã sửa lại lá phổi sắt của Paul. "Nó khá cơ bản và chống đạn. Không có chip, không có điện. Nó được xây dựng để hoạt động mãi mãi", Brady nói.

Người đàn ông 67 năm sống trong hộp amp;#34;phổi sắtamp;#34; nặng 500kg vẫn có 3 bằng cử nhân - 5

Không ai tin nổi người đàn ông này vẫn trở thành một luật sư tài giỏi bất chấp bệnh tật.

Hướng tới tương lai

Là một trong những học sinh đầu tiên của khu Học chánh Dallas, Paul đã học cách ghi nhớ thay vì ghi chép. Ông tốt nghiệp thứ hai trong lớp của trường W.W. Samuell High vào năm 1967. "Lý do duy nhất khiến tôi không đứng đầu là bởi tôi không thể làm thí nghiệm sinh học", ông nói.

Sau đó, ông tham gia học tại ĐH Southern Methodist, rồi chuyển đến trường UT cùng lá phổi sắt của mình. Tại đây, ông lấy bằng cử nhân năm 1978, sau đó lấy bằng luật năm 1984. Ông dành cả sự nghiệp của mình cho ngành luật gia đình và giúp mọi người nộp đơn xin phá sản để chống lại các chủ nợ.

Khi Paul còn trẻ, một số người đã cố can ngăn ông tưởng tượng về những gì mình có thể làm và đôi khi, "con quỷ" ấy xuất hiện trong chính con người ông. "Tại sao Chúa lại để chuyện này xảy ra với tôi? Tôi sẽ rất tức giận với bản thân. Tôi sẽ không chấp nhận được khoảnh khắc Paul Alexander không đủ tốt để đứng trước Chúa và hỏi: "Tại sao? Người làm vậy vì điều gì?"", ông nói.

Đức tin đã tiếp thêm sức mạnh cho ông ấy. Ông tin rằng động lực để thành công và tinh thần bất chấp đã giúp ông làm được tất cả. Hơn hết, bố mẹ quá cố cũng chính là những "linh hồn phi thường" góp phần làm nên một Paul Alexander như ngày hôm nay. "Họ yêu tôi. Họ nói "Con có thể làm bất cứ điều gì". Và tôi tin điều đó", Paul khẳng định.

Hai bé trai sinh đôi xinh như thiên thần, từng chỉ có 10% cơ hội sống giờ ra sao?
Khi đi siêu âm ở tuần thai thứ 16, bác sĩ đã thông báo một tin gây sốc với cặp vợ chồng: Hai bé trai sinh đôi của họ chỉ có 10% cơ hội sống sót.
Bảo Linh (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động