Nhắc đến chuyện 3 bà vợ có xô xát gì trong đời sống thường ngày hay không, anh Sò cho biết chuyện đó xảy ra thường xuyên.
Nằm lọt thỏm giữa thung lũng được bao quanh bởi núi đá vôi trùng điệp, trong ngôi nhà cổ rộng 3 gian có một người đàn ông rất đặc biệt đến mức cả vùng ai cũng biết, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Đó là anh Sò – một nghệ nhân ngoài 50 tuổi song có đến 30 năm gắn bó với nghề làm khèn Mông.
Mở đầu câu chuyện, anh Sò bộc bạch nỗi niềm: “Tôi là một trong số nhiều nghệ nhân khèn ở vùng núi cao Đồng Văn (Hà Giang). Với tôi nghề làm khèn không chỉ thêm ngô, thêm gạo nuôi gia đình mà còn là đam mê, nỗi niềm để tiếng khèn không dần bị mai một.
Tôi cùng một số người trong bản biên giới Việt – Trung này đang hàng ngày “giữ hồn” khèn Mông nơi miền cực Bắc. Chúng tôi rất sợ mai này con cháu không biết chiếc khèn trông như thế nào? sợ xuân về không còn tiếng khèn vang vọng khắp núi rừng nữa”.
Cũng theo người đàn ông ngoài 50 tuổi, tiếng khèn chính là sợi tơ hồng se duyên cho các cặp trai gái người Mông nên vợ nên chồng. Hơn cả, nhờ tiếng tiếng khèn, đồng bào này ngày càng gắn kết và hòa quyện. Và thiếu tiếng khèn, là thiếu đi “linh hồn” của người H’mông.
Anh Sò chính là một nghệ nhân khèn nổi tiếng tại Đồng Văn (Hà Giang).
Qua đây có thể thấy, anh Sò luôn đau đáu về việc tiếng khèn chẳng còn vang vọng mỗi khi xuống chợ, lễ tết… Song đó không phải là thứ khiến anh “nổi tiếng” khắp huyện Đồng Văn.
“Điều giúp tôi được nhiều người biết đến, dù chưa gặp mặt bao giờ có lẽ chính là vấn đề sống chung với 3 người vợ. Có lẽ nhiều người không tin là thật bởi giữa xã hội hiện đại như vậy làm gì có chuyện hi hữu đến thế! Vậy mà lại có thật đó”, người đàn ông dân tộc H’mông tâm sự.
Sau đó anh Sò tự lý giải về việc cùng một lúc sống chung với 3 người vợ trong cùng một nhà. “Giờ pháp luật không cho phép đa thê, tôn trọng chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên ở vùng núi giáp biên giới như chúng tôi, chuyện này còn khá lạ lẫm và mới mẻ. Do vậy gã đàn ông nào đến tuổi trưởng thành cũng phải có 2-3 người vợ. Chúng tôi quan niệm nhiều vợ sinh nhiều con, gia đình sẽ có lộc và nhiều người làm việc, giúp kinh tế phát triển. Và tôi cũng “chạy” theo quan niệm xưa cũ của cha ông", anh nói/
Đến giờ - ở cái tuổi ngoại lục tuần, anh Sò mới thấm hết bao cái khổ cực khi nhiều vợ đông con. Anh luôn răn dạy con cái phải tôn trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật về hôn nhân một vợ một chồng. Tuyệt đối không ai được phép đi vào “vết xe” mà anh từng trải qua.
Đến giờ - ở cái tuổi ngoại lục tuần, anh Sò mới thấm hết bao cái khổ cực khi nhiều vợ đông con.
“Bố chồng luôn dặn dò chồng em chỉ được phép lấy một vợ, sinh 2 đứa con để cuộc sống đủ đầy, con cái được đến trường. Bố không muốn chồng em giống như bố để rồi cả đời lỡ dở bao chuyện. Hiện ở đây, người ta học ít lại sát vùng biên giới nên vẫn lấy nhiều vợ lắm.
Thi thoảng cán bộ xã có xuống để tuyên truyền chính sách pháp luật và kế hoạch hoá gia đình, giúp người dân tiếp cận với thông tin hiện đại. Vừa qua, em cũng thay mặt gia đình đi tiếp thu kiến thức của nhà nước”, con dâu của anh Sò tâm sự.
Thấy vậy anh Sò liền kể về “sự tích” lấy 3 vợ của chính mình. Năm 22 tuổi, anh cưới người vợ đầu tiên và sinh được 2 đứa con: một trai, một gái… Sau đó không lâu anh xin vợ xuống chợ tình thổi khèn rồi tình cờ quen được cô gái người Mông xinh đẹp. Anh đã bị vẻ đẹp đó “hút hồn”, tương tư suốt một thời gian dài.
Vợ và các con của anh Sò.
“Không chịu đựng được, tôi đã giãi bày tất cả với vợ và xin muốn cưới thêm vợ nữa. Khi ấy vợ tôi khá ngỡ ngàng nhưng vì yêu thương chồng nên gật đầu đồng ý. Thế là tôi có vợ 2 và bà này sinh được 2 đứa con”, anh Sò nói.
Chưa dừng lại ở đó, anh Sò tiếp tục cưới thêm người vợ thứ 3 dưới sự đồng ý của hai người vợ cùng các con. Người vợ thứ 3 cũng sinh cho anh thêm 2 người con. “Tôi lấy vợ 3 không bao lâu thì con trai tôi cũng cưới vợ. Vì thế giờ con út của tôi sàn sàn tuổi với cháu nội. Có người đến chơi nhà đã nhầm lẫn con tôi là cháu nội”, người đàn ông tâm sự.
Hiện tại cả 3 người vợ của anh Sò đều sống chung dưới một mái nhà. Họ coi nhau như chị em ruột trong nhà, mỗi người một việc với trọng trách xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững. “Nhà chật nên tôi phải “chia” các bà ấy ra ở từng một gian một. Song tất cả phải ăn cơm chung cho vui vẻ, tạo không gian đầm ấm gia đình. Còn chuyện tôi ngủ cùng ai thì công bằng với tất cả. Hôm nay tôi ngủ với người này thì mai sẽ ở bên người khác. Tôi không để ai phải thiếu thốn tình cảm cả”, anh Sò thẳng thắn.
Nhắc đến chuyện 3 bà vợ có xô xát gì trong đời sống thường ngày hay không, anh Sò cho biết chuyện đó xảy ra thường xuyên. Khi đó anh với vai trò là trụ cột trong nhà, người quản lý… sẽ đứng lên giải quyết tất cả. Ai sai ở đâu, anh sẽ phạt ở đó, không thiên vị bất cứ ai. Đây chính là cách để anh duy trì cuộc sống hôn nhân trong suốt những năm qua.
|