Người Tày đón Tết Nguyên đán với loạt món ăn độc đáo, đặc biệt là món tiết canh cầu mong sự may mắn

NGỌC HÀ - Ngày 12/01/2023 16:16 PM (GMT+7)

Người Tày có quan niệm, trong dịp Tết Nguyên đán phải mổ lợn rồi làm có tiết canh – cầu mong sự may mắn cho năm tới.

Người Tày đón Tết Nguyên đán với loạt món ăn độc đáo, đặc biệt là món tiết canh cầu mong sự may mắn - 1

Người Tày với các nhóm địa phương là Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam – dân tộc lớn thứ hai sau người Kinh. Họ có nhiều phong tục truyền thống độc đáo khác với các dân tộc khác, điển hình là tục đón Tết Nguyên đán.

Cụ thể Tết Nguyên đán trong tiếng Tày được gọi là “bươn chiêng pi mấu”, có nghĩa tháng khởi đầu của năm mới và thời gian diễn ra trùng với tiết lập xuân. “Đồng bào mình ăn Tết Nguyên đán bắt đầu từ 27 tháng Chạp – giống như người Kinh và kéo dài qua Rằm tháng Giêng. Thường nhà nào cũng sẽ mổ một con lợn mời anh em, họ hàng và xóm giềng đến ăn Tết chung vui”, anh Mai Tuấn Anh (32 tuổi, Tuyên Quang) cho biết.

Lợn để thịt trong dịp Tết Nguyên đán thường là lợn tự nuôi, giống đen thịt dày, xương nhỏ. Như thế chất lượng thịt mới thơm, ngon,… để lại ấn tượng cho khách trong bữa cơm dịp cuối năm. Lợn sau khi thịt phải chế biến thành nhiều món ăn, trong đó không thể thiếu món tiết canh.

Các bà các mẹ gói bánh chưng lưng gù chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.

Các bà các mẹ gói bánh chưng "lưng gù" chuẩn bị cho Tết Nguyên đán.

“Người Tày có quan niệm, mổ lợn phải có tiết canh – cầu mong sự may mắn cho năm tới. Sau đó lần lượt là các món như thịt nộm, thịt nướng, canh xương nấu măng… Ngày xưa, khi chưa có tủ lạnh tích trữ, đồng bào mình chế biến thịt lợn thành nhiều món để dành ăn mấy tháng sau khi phải lên nương đi rẫy. Song giờ nhà nào cũng có tủ lạnh nên việc chế biến đơn giản hơn, đủ để tiếp đãi khách, còn lại sẽ đem cất tủ”, anh Tuấn Anh nói.

Ngoài ra, khi không khí Tết về đến bản làng, các bà các mẹ sẽ gói bánh chưng “lưng gù” – loại bánh đặc trưng ngày Tết của người Tày. Phần lưng bánh hơi gù lên như chiếc lưng đeo gùi của những người phụ nữ vùng cao. Hơn cả trong ngày này, nhà nào cũng thức khuya, rang gạo để làm khẩu si –  món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết. Và đến đêm 30 Tết, các và các mẹ tiếp tục làm bánh khảo, chè lam hoặc bánh rán.

“Việc chế biến các món ăn ngày Tết chưa hẳn là quan trọng, bởi nhiệm phụ chính trong thời khắc đón xuân phải là lau dọn bàn thờ tổ tiên. Ngày 30 tết, chủ nhà thường là đàn ông làm nhiệm vụ sửa sang bàn thờ, quét sạch bụi bẩn, đốt rơm lúa nếp sạch lấy tro bù vào bát hương, cắm lại 1 - 3 chân hương và đặt vào chỗ cũ, sau đó lấy nước lá bưởi lau rửa các đồ thờ, rửa sạch khay, ấm chén rót nước chè đặt bên dưới mỗi bát hương một chén. Trước các bát hương, họ bày khay hoa quả vào chính giữa; hai bên đặt bánh chưng, bánh khảo, mứt, kẹo...”, người đàn ông dân tộc Tày chia sẻ.

Bắt đầu từ mùng 2 Tết, con cháu sẽ sang nhà hai bên nội, ngoại để chúc tết.

Bắt đầu từ mùng 2 Tết, con cháu sẽ sang nhà hai bên nội, ngoại để chúc tết.

Trước giao thừa, mỗi nhà người Tày đều phải có cây “ché lang” cắm ở cổng, cửa nhà, chuồng gia súc, gia cầm. Họ quan niệm, “ché lang” sẽ xua đuổi tà ma đến quấy nhiễu trong thời khắc đón giao thừa. “Bếp cũng có vai trò quan trọng trong đời sống cũng như về tâm linh, tín ngưỡng. Trước thời khắc xuân sang, bếp mỗi nhà đều có khúc cây “núc nác”. Bởi trong cây núc nác có vị thần sẽ phù hộ, bảo vệ gia đình khỏi ma quỷ. Đến rằm tháng Giêng, các bà sẽ buộc vào thân cây vài chiếc bánh gio đưa “thần” về rừng”, anh Tuấn Anh nói.

Sáng ngày mùng 1 Tết, ông bà, cha mẹ mừng tuổi, dặn dò con cháu đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Sau đó họ cùng nhau đi lấy nước đầu năm – truyền thống không thể thiếu. Theo đó tờ mờ sáng, những người phụ nữ quanh năm tảo tần sẽ chuẩn bị ống bương ra suối hoặc nguồn nước lần đầu bản lấy nước, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tài lộc vào như nước, mọi sự trôi chảy, yên ấm. Khi đi lấy nước, họ thường mang theo 3 nén hương đến cắm bên cạnh máng và nói lời cảm tạ thần nước. Trong ngày mùng 1 tết, người Tày kiêng ra khỏi nhà.

Người Tày còn quan niệm, mùng 1 kiêng đến nhà người khác để tránh mọi rủi ro. Bắt đầu từ mùng 2 Tết, con cháu sẽ sang nhà hai bên nội, ngoại để chúc tết. Lễ mang theo gồm gà trống thiến, 2 cặp bánh chưng, 1 chai rượu, bánh kẹo làm quà tết.

Chàng trai vỗ mông cô gái trong dịp Tết Nguyên đán và hàng loạt phong tục độc lạ của người dân tộc Hmông
Trong dịp Tết của người H’mông có phong tục vỗ mông để tỏ tình - đây là cách tỏ tình độc đáo của những chàng trai, cô gái trẻ.

Tết nguyên đán

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán