Thứ lấy từ trên cây xuống thành đặc sản có hương vị lạ, người thành phố ưa chuộng, có tiền cũng khó mua được

H.A - Ngày 28/08/2024 19:13 PM (GMT+7)

Ở Kon Tum, người dân có một loại rượu đặc biệt lấy từ cây đoác, đây được coi là thứ mộc mĩ tửu thượng hạng. Mấy năm nay, thứ đặc sản này được người thành phố tìm mua để thưởng thức.

Nhắc đến mảnh đất Kon Tum, chắc hẳn bất cứ ai cũng sẽ nghĩ ngay tới những địa danh, thắng cảnh mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên. Tuy nhiên, nơi đây còn sở hữu vô vàn các món đặc sản tuy dân dã nhưng đầy sức hút, trong đó phải kể tới rượu đoác.

Gọi là rượu nhưng thực chất là một loại nước thơm ngon, bổ dưỡng lấy từ những giọt nhựa của cây đoác. Rượu đoác là thức uống truyền thống được thiên nhiên ban tặng cho người dân vùng đất Kon Tum. Đây là thứ rượu duy nhất được lấy từ cây mang về uống mà không cần phải qua chế biến. Vào các dịp Tết hay lễ hội, cưới hỏi, thứ sản vật này không thể thiếu trong mâm cỗ. 

Rượu đoác là sản vật ở Kon Tum, được ví như sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho người dân ở đây

Rượu đoác là sản vật ở Kon Tum, được ví như sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho người dân ở đây

Rượu đoác được lấy từ thân cây đoác, hay còn gọi là cây tà vạt. Tháng 3 đến tháng 6 hàng năm là thời điểm cây đoác trổ hoa. Người dân địa phương phải đợi đến khi hoa già, sau đó cắt bỏ phần hoa và chừa lại phần cuống dài khoảng tầm 2 gang tay để không bị kết trái thì mới lấy được rượu. 

Để lấy được rượu đoác cũng không hề dễ dàng. Trên đường đi sẽ phải băng qua những con dốc dựng đứng đầy sỏi đá sắc nhọn, những bụi rậm đầy vắt rồi mới vào được rừng đoác. Những cây đoác cao lớn, trên đó là những giọt rượu đang nhỏ vào các ống lồ ô dài khoảng 4m.

Người ở phía dưới sẽ nắm chặt đầu ống, gác lên một hòn đá cao và dốc ngược xuống để dễ dàng chắt được rượu. Sau khi đổ hết rượu vào can, người dân sẽ lấy nước lọc rửa cho sạch ống lồ ô rồi lại đưa lên trên để tiếp tục hứng rượu. Cách làm này sẽ lấy được rượu nhiều, chất lượng nước cũng tốt nhất. Mặt khác, việc làm này sẽ hạn chế cây bị nhiễm khuẩn gây bệnh cho cây thay vì khoét thẳng vào thân để lấy nước.

Rượu đoác được dùng trong các lễ hội, cưới hỏi, vị ngọt, thanh mát

Rượu đoác được dùng trong các lễ hội, cưới hỏi, vị ngọt, thanh mát

Mỗi ngọn cây đoác khoảng 4 đến 5 năm tuổi có thể cho rượu từ 3 đến 4 tháng mới hết. Cây sẽ nghỉ một thời gian và sau đó mới có thể cho rượu tiếp. Rượu từ cây đoác có màu trắng đục giống như nước dừa và hương thơm rất dịu. Tuy nói là rượu nhưng khi uống vào thì hoàn toàn không có vị cay hay đắng thường thấy mà hơi ngọt và rất thanh mát.

Nước lấy từ cây đoác được dùng tại chỗ thay cho nước giải khát, giúp thoải mái, khỏe mạnh. Trước đây, thứ sản vật này chỉ có người dân địa phương biết đến. Những năm gần đây, khi du lịch phát triển, rượu đoác trở thành một đặc sản mà du khách nào cũng muốn mua một ít về làm quà cho người thân. Hơn nữa, chúng có giá rất rẻ, chỉ từ 15.000 - 20.000 đồng/lít.

Người dân địa phương cho biết rượu đoác dễ hỏng, chỉ dùng trong khoảng 2-3 ngày sau khi lấy rượu, để lâu rượu sẽ mất mùi vị uống không ngon nữa, nếu để tủ lạnh có thể dùng được 1 tuần.

Lộc trời ở trên cây xuất hiện khi trời mưa, nay thành đặc sản có hương vị lạ lẫm, 300.000 đồng/kg
Vào mùa mưa, người dân ở huyện Yên Thành, Nghệ An đi bắt loài đặc sản này để ăn và bán cho thương lái. 

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (22/11), giá vàng tiếp tục tăng mạnh nửa triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 86 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn trên...

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương