Tin tức 24h: Bất ngờ hình ảnh cửa ngõ Thủ đô Hà Nội ngày cuối nghỉ lễ 2/9

H.A - Ngày 04/09/2023 18:49 PM (GMT+7)

Kết thúc kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày, nhiều người dân trở lại Hà Nội để tiếp tục công việc, trái với cảnh ùn tắc thì nhiều tuyến phố ở Thủ đô tương đối thông thoáng

 Bất ngờ hình ảnh cửa ngõ Thủ đô Hà Nội ngày cuối nghỉ lễ 2/9

Hôm nay là ngày cuối của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 kéo dài 4 ngày. Theo đó, từ chiều ngày 4-9, người dân từ các tỉnh cùng lúc đổ về Hà Nội để chuẩn bị trở lại làm việc và học tập.

Hôm nay là ngày cuối của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 kéo dài 4 ngày. Theo đó, từ chiều ngày 4-9, người dân từ các tỉnh cùng lúc đổ về Hà Nội để chuẩn bị trở lại làm việc và học tập.

Lãnh đạo bến xe Giáp Bát cho biết hôm nay là ngày cao điểm, bến xe đón tiếp 12.000-13.000 lượt khách, chủ yếu ở các tuyến Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình... Theo đó, để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, các cán bộ, nhân viên tại bến xe Giáp Bát làm việc đủ 100% quân số.

Lãnh đạo bến xe Giáp Bát cho biết hôm nay là ngày cao điểm, bến xe đón tiếp 12.000-13.000 lượt khách, chủ yếu ở các tuyến Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình... Theo đó, để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, các cán bộ, nhân viên tại bến xe Giáp Bát làm việc đủ 100% quân số.

Tại các bến xe: Mỹ Đình, Giáp Bát… rất đông người dân với nhiều hành lý lỉnh kỉnh trên tay trong ngày quay trở lại Thủ đô.

Tại các bến xe: Mỹ Đình, Giáp Bát… rất đông người dân với nhiều hành lý lỉnh kỉnh trên tay trong ngày quay trở lại Thủ đô.

Tin tức 24h: Bất ngờ hình ảnh cửa ngõ Thủ đô Hà Nội ngày cuối nghỉ lễ 2/9 - 4Nhiều người dân lựa chọn quay lại Thủ đô bằng xe máy.

Nhiều người dân lựa chọn quay lại Thủ đô bằng xe máy.

Trên các tuyến đường cửa ngõ như Giải Phóng, Ngọc Hồi tấp nập phương tiện di chuyển vào nội thành.

Trên các tuyến đường cửa ngõ như Giải Phóng, Ngọc Hồi tấp nập phương tiện di chuyển vào nội thành.

Đặc biệt lượng người đông đúc trước cổng các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm nhưng không xảy ra ùn tắc.

Đặc biệt lượng người đông đúc trước cổng các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm nhưng không xảy ra ùn tắc.

Người dân đi xe máy chở theo lỉnh kỉnh đồ đạc từ quê như gạo, rau quả, gà, vịt,... đây là những hình ảnh quen thuộc sau mỗi kỳ nghỉ lễ kéo dài.

Người dân đi xe máy chở theo lỉnh kỉnh đồ đạc từ quê như gạo, rau quả, gà, vịt,... đây là những hình ảnh quen thuộc sau mỗi kỳ nghỉ lễ kéo dài.

Tại các nút giao, lực lượng chức năng có mặt điều tiết giao thông để đảm bảo giao thông được thông suốt.

Tại các nút giao, lực lượng chức năng có mặt điều tiết giao thông để đảm bảo giao thông được thông suốt.

Càng về chiều tối, lượng phương tiện đổ về Hà Nội ngày càng đông đúc.

Càng về chiều tối, lượng phương tiện đổ về Hà Nội ngày càng đông đúc.

Tại đầu cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, hàng trăm ôtô nối đuôi nhau di chuyển chậm vào nội đô, tuy nhiên tình trạng ùn tắc không xảy ra.

Tại đầu cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, hàng trăm ôtô nối đuôi nhau di chuyển chậm vào nội đô, tuy nhiên tình trạng ùn tắc không xảy ra.

img src/upload/3-2023/images/2023-09-04/1693827686-dji0095-1693823769931444792767.jpg width660 /

Tin tức 24h: Bất ngờ hình ảnh cửa ngõ Thủ đô Hà Nội ngày cuối nghỉ lễ 2/9 - 13

Nhìn từ trên cao, các phương tiện ôtô khá đông đúc.

Giao thông tại cửa ngõ Thủ đô chỉ đông đúc 1 chiều di chuyển hướng vào nội thành.

Giao thông tại cửa ngõ Thủ đô chỉ đông đúc 1 chiều di chuyển hướng vào nội thành.

Theo kế hoạch, ngày mai 5-9, người lao động trên cả nước sẽ quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ dài.

Theo kế hoạch, ngày mai 5-9, người lao động trên cả nước sẽ quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ dài.

Hàng chục người tử vong vì tai nạn giao thông trong dịp nghỉ lễ 2/9

Chiều 4/9, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an cho biết, từ ngày 1/9 đến 4/9 (4 ngày nghỉ lễ 2/9) toàn quốc xảy ra 127 vụ tai nạn giao thông, làm chết 76 người, bị thương 95 người.

Trong đó, đường bộ xảy ra 125 vụ tai nạn giao thông, làm chết 73 người, bị thương 95 người. Đường sắt xảy ra 2 vụ, làm chết 3 người. Đường thủy không xảy ra tai nạn.

Hiện trường vụ tai nạn giao thông ở Bình Thuận

Hiện trường vụ tai nạn giao thông ở Bình Thuận

Theo Cục CSGT, từ chiều 31/8 đến trưa 4/9, lưu lượng phương tiện giao thông tăng cao vào dịp nghỉ lễ do người dân di chuyển về quê, đi du lịch… nên tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tuyến đường chính đến các địa phương có khu du lịch, các phương tiện di chuyển chậm. Lực lượng CSGT Công an các địa phương đã tổ chức phối hợp, phân luồng, điều tiết giao thông.

Cụ thể, tại TP Hà Nội và các địa phương giáp ranh, trong các ngày 31/8 đến 3/9, khu vực cửa ngõ phía Nam, phía Bắc TP Hà Nội; các tuyến quốc lộ 1, tuyến Quốc lộ 6, Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long; các tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội – Lạng Sơn; tuyến vành đai 3 trên cao; khu vực các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình và các địa phương giáp ranh phía Nam, phía Bắc TP mật độ phương tiện lưu thông đông, tăng cao đột biến, có lúc xảy ra ùn ứ cục bộ.

Khu vực cửa ngõ phía Đông và phía Tây TP Hà Nội, các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 5; các tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Hải phòng - Hạ Long; các tuyến dẫn lên sân bay quốc tế Nội Bài; khu vực bến xe Gia Lâm; địa bàn nội thành Hà Nội và các địa phương giáp ranh phía Đông, phía Tây TP tình hình giao thông ổn định các phương tiện lưu thông tăng cao, các phương tiện di chuyển chậm.

Tại TP Hồ Chí Minh và các địa phương giáp ranh, trong các ngày 31/8 đến 3/9, tình hình trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và TP Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận; cửa ngõ đi miền Đông, Tuyến Quốc lộ 1, khu vực cầu Rạch Miễu (thuộc 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre) lưu lượng phương tiện tăng cao, phương tiện di chuyển chậm, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng, kéo dài. Riêng ngày 3/9, trạm thu phí cầu Rạch Miễu phải xả trạm 2 lần, gồm 3 làn.

Khu vực nội thành TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trong các ngày 1/9 và 2/9, tình hình trật tự an toàn giao thông trên toàn tuyến được bảo đảm, không xảy ra ùn tắc giao thông. Tại một số tuyến đường có các khu vui chơi và trung tâm thương mại, tham quan di tích lịch sử, lưu lượng người tham gia giao thông đông, các phương tiện di chuyển chậm nhưng không xảy ra ùn tắc.

Ngoài ra, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 34.477 trường hợp vi phạm; phạt tiền 71 tỷ 825 triệu đồng; tạm giữ 523 xe ô tô, 11.987 xe mô tô, 120 phương tiện khác; tước 7.166 Giấy phép lái xe.

Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 9.390 trường hợp; vi phạm về tốc độ 6.233 trường hợp, chở hàng quá tải trọng 332 trường hợp….

Các Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc đã kiểm tra và phát hiện 198 biên bản, phạt tiền 692 triệu đồng, tước 70 Giấy phép lái xe, tạm giữ 14 phương tiện mô tô.

Chưa đủ cơ sở khởi tố vụ cha giao ô tô cho con 16 tuổi lái, tông hàng loạt xe máy

Ngày 4-9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã có báo cáo ban đầu liên quan vụ việc xe con do thiếu niên 16 tuổi cầm lái tông hàng loạt xe máy đang dừng chờ đèn đỏ trên Quốc lộ 1.

Theo đó, căn cứ tài liệu thu thập, lời trình bày của nạn nhân và những người liên quan, Công an huyện Tuy Phong nhận thấy chưa đủ cơ sở khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với N.C.H về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" và ông N.C.T. (cha  H.) về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ".

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: DT

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: DT

Sau khi tai nạn xảy ra, công an đã trưng cầu giám định thương tích của từng nạn nhân. Kết quả, tổng tỉ lệ thương tích tạm thời của 5 bị hại thấp nhất là 50% và cao nhất là 85%. Kết quả giám định thiệt hại tài sản đối với 5 xe máy là hơn 42 triệu đồng.

Theo Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Phong, vụ việc phải chờ quá trình điều trị vết thương của các bị hại. Sau khi họ bình phục được tiếp tục giám định, nếu đủ tỉ lệ từ 61% đến 121% theo điều 260 Bộ luật Hình sự thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Cơ quan CSĐT Công an huyện Tuy Phong đã đưa vụ tai nạn giao thông này vào tin báo tố giác tội phạm, tiến hành điều tra theo luật định.

Đối với em N.C.H và ông N.C.T, công an cho làm giấy cam đoan về gia đình và phải đến trình diện khi có giấy triệu tập. Riêng chiếc xe con gây tai nạn đang được tạm giữ để phục vụ điều tra.

Khoản thu nào ban đại diện cha mẹ học sinh không được phép thu đầu năm học?

Chị Nguyễn Thị Hương Liên (ở quận Hà Đông, Hà Nội) có hai con, con lớn năm nay lên lớp 4, con thứ hai vào lớp 1 chia sẻ: "Học phí ở trường công thấp nhưng các khoản thu đầu năm thật sự đau đầu, tưởng nhỏ mà không nhỏ".

Theo chị Liên, ngoài tiền học phí, sách giáo khoa, đồng phục, dụng cụ học tập và các khoản khác như: trang thiết bị phục vụ bán trú, chăm sóc bán trú, nước uống, quản lý học sinh ngoài giờ, tiếng Anh liên kết, chương trình giáo dục STEM, quỹ ban phụ huynh… thì với cháu lớp 1, vì là đầu cấp nên nhiều khoản mà phụ huynh lớp thống nhất đóng để mua mới như: điều hòa, máy chiếu, rèm cửa, cây nước nóng lạnh…

Chị Liên nhẩm tính các khoản chi phí phải đóng đầu năm học cho hai con lên đến gần 15 triệu đồng. Theo chị Liên, đây là một khoản tiền không nhỏ bởi lương một tháng của chị không đủ chi trả các khoản thu đầu năm học cho các con.

"Mặc dù chi tiêu của cả gia đình tôi trong tháng tới sẽ phải siết lại nhưng tôi sẽ đóng đầy đủ các khoản theo yêu cầu của nhà trường cũng như các khoản theo ban phụ huynh lớp thống nhất bởi tôi không muốn con mình trở nên khác biệt", chị Liên nói.

Với anh Nguyễn Việt - phụ huynh học sinh một trường THCS thuộc quận Hoàng Mai bày tỏ: "Một bộ điều hòa có thể sử dụng tốt hàng chục năm nhưng không hiểu sao năm nào ban đại diện cha mẹ học sinh lớp con tôi cũng kêu gọi đóng góp để mua máy điều hòa nhiệt độ mới. Không chỉ điều hòa, rèm cửa, cây nước nóng lạnh không hỏng sao phải thay?".

Anh Việt thắc mắc thêm, những bộ điều hòa cũ đó nếu ban đại diện cha mẹ học sinh lớp bán lại cho nhà trường thì cũng cần làm rõ nhà trường sẽ sử dụng lại thiết bị đó ra sao, mức thu như thế nào…

Phụ huynh đau đầu với những khoản đóng góp đầu năm học mới. Ảnh minh họa

Phụ huynh đau đầu với những khoản đóng góp đầu năm học mới. Ảnh minh họa

Vừa là một giáo viên đang dạy cấp THCS tại Hà Nội và cũng là một phụ huynh có hai con đang học phổ thông, cô N.H.L rất đồng cảm với những mối lo về các khoản phí đầu năm học của phụ huynh.

"Tiền học phí, sách giáo khoa, tiền đồng phục và tiền bảo hiểm y tế bắt buộc là những khoản cố định mà phụ huynh phải đóng cho con. Ngoài các khoản bắt buộc trên, tôi mong khi tính đến bất kỳ khoản đóng góp nào, nhà trường và phụ huynh cũng nghĩ đến lợi ích của những gia đình đông con hoặc điều kiện kinh tế eo hẹp".

7 khoản ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu

Mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn hướng dẫn tăng cường công tác quản lý thu chi năm học 2023-2024. Về kinh phí hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu tuyệt đối không lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản ngoài quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT. 

Cụ thể, ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu các khoản: bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường; bảo đảm an ninh, trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp - trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc thiết bị đồ dùng dạy học cho trường, lớp, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường. Việc thu chi kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh phải công khai, dân chủ. Không được quy định mức kinh phí bình quân cho các cha mẹ học sinh.

Về học phí, cơ sở giáo dục công lập thực hiện theo Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn TP.Hà Nội năm học 2023-2024.

Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác, có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo. Theo đó, tỷ lệ tăng hằng năm không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Các thông tin này phải được công khai và giải trình với người học và xã hội.

Về vấn đề lạm thu trong trường học luôn gây bức xúc cho phụ huynh, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, Sở GD&ĐT Hà Nội luôn có chỉ đạo rõ ràng, đồng thời quán triệt rõ trách nhiệm trước tiên thuộc về người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Ngay đầu năm học, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài Chính có các văn bản hướng dẫn thu, chi trong trường học các cấp, sao cho công khai, minh bạch, thu đúng, thu đủ, những khoản nào không được phép sẽ không được thu.

Vấn đề thu chi liên quan đến các hoạt động trải nghiệm hoặc các khoản thu mang tính xã hội hóa, nhà trường phải có đề án, được thông qua tập thể sư phạm nhà trường và cấp có thẩm quyền quyết định mới thực hiện. "Hiệu trưởng hoặc lãnh đạo cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm trước đơn vị quản lý, thậm chí sẽ bị chuyển cơ quan điều tra để xử lý nếu phát hiện sai phạm hoặc để xảy ra lạm thu trong trường học", Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định.

Ảnh hưởng của bão Saola có thể gây ra sóng biển cao 3 - 5m

Chiều 30/8, bão SAOLA đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trong năm 2023. Đêm 2/9, sau khi di chuyển vào vùng ven biển phía Tây Nam tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), bão số 3 (bão SAOLA) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Do ảnh hưởng của bão Saola, đêm 3/9 và ngày 4/9, ở khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, Vịnh Thái Lan, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Theo dự báo, đêm 4/9 và ngày 5/9, vùng biển phía Đông Bắc của Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh; sóng cao 3-5 m.

Do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Saola), dự báo đêm 4/9, ngày 5/9, từ Cà Mau tới Kiên Giang biển động, gió giật cấp 6-7

Do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Saola), dự báo đêm 4/9, ngày 5/9, từ Cà Mau tới Kiên Giang biển động, gió giật cấp 6-7

Vùng biển phía Nam khu vực Giữa Biển Đông, vùng biển phía Bắc khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; độ cao sóng trên các vùng biển này dao động trong khoảng 2,0-3,5m.

Vùng biển từ Cà Mau - Kiên Giang, Vịnh Thái Lan có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7; biển động, sóng biển cao từ 1,5-2,5m.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2; vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông: cấp 3.

Dự báo, toàn bộ tàu thuyền và các hoạt động khác tại các vùng biển trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Hotgirl Bella tiếp tục tái xuất với trang phục khác lạ, lần này khiến dân mạng sốc vì thông tin bất ngờ
Sau thời gian yên ắng, không gây gổ, mới đây dân tình bất ngờ trước thông tin hotgirl Bella bị công an Thanh Hóa bắt giữ vì hành vi trộm cắp xe máy.

Hot girl Bella

Theo H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h