Trai tân cưới người đàn bà hơn tuổi "nổi tiếng" Hà Giang: "Cô ấy thật thà nên mình muốn cưới làm vợ"

NGỌC HÀ - Ngày 06/03/2023 15:13 PM (GMT+7)

“Chúa hơn tuổi mình nhưng thật thà lắm! Mình muốn bảo vệ cô ấy nên về nhà thưa chuyện gia đình muốn “bắt vợ”. Bố mẹ mình đồng ý. Chúng mình đã nên nghĩa vợ chồng bằng cách đơn giản như thế", Sinh nói.

Sự khác biệt về ngoại hình, tuổi tác… chưa bao giờ là trở ngại của các cặp đôi “đũa lệch”. Ngược lại nó còn làm cho tình yêu và cuộc sống hôn nhân của họ trở nên thú vị hơn rất nhiều. Điển hình như cặp vợ chồng người dân tộc H’mông ở huyện núi cao Hà Giang dưới đây.

Tần Phú Sinh (25 tuổi) nổi tiếng khắp vùng từ lúc chào đời cho đến khi “bắt vợ” và sinh con. Cậu tâm sự: “Mình vốn là đứa trẻ thiệt thòi. Mình nghe mẹ kể lại rằng lúc mang thai mình ở tháng thứ 7 thì trở dạ sinh non. Mình cất tiếng khóc với hình dáng chỉ bằng cái ca uống nước.

Hồi đó ở bản nghèo, không có điều kiện tiếp xúc với y học hiện đại, vì thế bố mẹ cứ đem mình về nhà nuôi thôi. Mẹ xác định mình tự mạnh mẽ thì sống, còn không sẽ chết đi”.

Ở vùng núi cao bạt ngàn như vậy, Sinh đã lớn lên mạnh mẽ như ngọn cỏ cây dại. Cậu tự cố gắng vươn lên số phận để không bị người đời miệt thị và coi khinh. Cậu nhớ lại: “Mình chào đời sớm nên mẹ nuôi mãi chẳng thấy lớn gì cả. Hồi 3 tuổi mình được có 6kg, suy dinh dưỡng nặng. Già làng trong bản còn khuyên bố mẹ chuẩn bị sẵn tinh thần làm ma vì chẳng có đứa trẻ nào nhỏ như thế có sức sống mãnh liệt. Thế mà mình đã trưởng thành với đôi chân thọt, luôn động viên bản thân phải cố gắng hơn đám bạn trong xóm”.

Sinh và gia đình nhỏ của mình.

Sinh và gia đình nhỏ của mình.

Sinh dù chẳng được đến trường như bạn bè trong bản nhưng nói tiếng Kinh rất sõi. Cậu quan niệm rằng chỉ có xuống dưới xuôi làm thuê cho người ta mới có thể thoát nghèo, vì thế quyết tâm “học lỏm” tiếng từ đám bạn.

Thời trai tráng, Sinh có xuống dưới đó làm thuê một thời gian, dù mức lương thấp. Một lần cậu tình cờ gặp cô gái hơn mình 6 tuổi, tên Chúa – chỉ nhìn được 1 mắt. Cả hai kết bạn làm quen và dần nảy sinh tình cảm.

“Chúa hơn tuổi mình nhưng thật thà lắm! Mình muốn bảo vệ cô ấy nên về nhà thưa chuyện gia đình muốn “bắt vợ”. Bố mẹ mình đồng ý. Chúng mình đã nên nghĩa vợ chồng bằng cách đơn giản như thế.

Thi thoảng mình còn đùa rằng hôn nhân của chúng mình được ghép từ 2 mảnh đời có nhiều khiếm khuyết. Do đó cả hai yêu thương và cảm thông cho nhau nhiều hơn”, Sinh nói.

Cưới nhau xong, Sinh và Chúa chăm chỉ làm lụng, tích cóp tiền dựng một ngôi nhà truyền thống của người dân tộc. Nó dù không đủ đầy tiện nghi, đã có dấu hiệu xuống cấp do làm từ đất sét và gỗ. Song với nhiều người dân tộc, ngôi nhà như thế đã quá… xịn xò.

Hiện tại cặp vợ chồng có với nhau 3 đứa con. Cả hai không thể đi làm được gì nặng nhọc, quanh năm gắn liền với vài sào ngô. Chị Chúa nói: “Hồi nó, vợ chồng tôi có đi làm mướn cho người ta nhưng được một thời gian lại thôi. Tôi vướng bận chuyện con cái, còn Sinh chân thọt không làm được.

Có người trả Sinh lương 3 triệu đồng/tháng, chưa bao ăn ở. Tôi tính đi tính lại, trừ hết các chi phí chẳng còn bao nhiêu. Vì vậy tôi khuyên chồng về nhà, nuôi lợn, trồng ngô và được ở gần vợ con. Tôi cũng thương chồng tật nguyền, làm nặng lại ảnh hưởng sức khoẻ thì khổ lắm”.

Nhắc đến chuyện hai vợ chồng chỉ ở nhà trông chờ con lớn, sào ngô… có đủ ăn hay không, Sinh thẳng thắn cho biết: “Đủ sao nổi. Vợ chồng mình có thể nhịn đói hoặc ăn rau rừng cầm bụng, chứ đám trẻ con “ăn theo” bố mẹ như thế thiếu chất dinh dưỡng lắm. Ở đây mình chẳng làm kinh tế gì được, mình bất lực lắm đó. Giờ mình chỉ ước có việc gì đó làm tại nhà hoặc ai mướn việc nhẹ nhẹ để mình có thể đi lao động, kiếm tiền về đưa cho vợ lo cho cả gia đình thôi.

Mình nhìn đám trai trẻ trong bản xuống Hà Nội hoặc sang Trung Quốc làm thuê mà “thèm” lắm. Mình biết chỉ có thoát ly khỏi ngọn núi này mới có thể đỡ đói khổ, có tiền cho các con đến trường thôi”.

Sinh vừa dứt lời, chị Chúa cho biết vì hai vợ chồng không thể lao động được việc nặng nên cuộc sống vốn khó khăn lại càng khổ cực hơn. Họ cực đến mức đẻ hai đứa con đầu phải đi vay tiền xuống trạm xá. Sau đó con lớn, họ bán đàn lợn để trả.

“Giờ tôi chỉ mong trời thương mưa thuận gió hoà để mấy sào ngô được mùa. Có tiền tôi mua đàn lợn giống để nuôi lớn thôi, chứ không biết bấu víu vào đâu”, người phụ nữ dân tộc nói.  

Gia đình một chồng hai vợ nổi tiếng miền Tây: Vợ hai bỏ nhà đi và phản ứng của vợ cả
“Cô ấy có ý định quay trở về với chồng cũ nên tôi không tìm kiếm nữa. Tôi không muốn cô ấy rơi vào tình cảnh khó xử giữa chồng hiện tại và chồng cũ. Cô ấy chỉ cần sống hạnh phúc là được", anh Dũng chia sẻ.

Chuyện vợ chồng

Theo NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động