Trầm cảm, người phụ nữ chỉ ăn thịt thối, rau héo

Ngày 30/08/2014 14:38 PM (GMT+7)

Sau khi mua thịt về nhà, bà cứ để đó đến hai ba ngày sau mới ăn vì theo bà như thế ngon hơn là ăn thịt tươi. Có những hôm, em dâu phát hiện thịt đã thối nhưng bà vẫn ăn ngon lành.

Phát điên vì cô đơn

Bà Bùi Thị H. trú tại huyện Thanh Oai, Hà Nội từng nằm điều trị ở bệnh viện tâm thần trung ương. Bà Mai em dâu của bà H. đang chăm chị gái chồng than thở: “Khổ lắm, chị tôi không có gia đình, sau khi đi công nhân về yêu một vài người nhưng không nên duyên với ai. Chị ở vậy với em trai và các cháu. Năm năm gần đây chị ấy phát bệnh, đến là khổ”.

Theo như lời bà Mai, bà H. năm nay 54 tuổi. Ở những năm 80 của thế kỷ trước, bà H. tham gia đi công nhân ở Việt Trì, Phú Thọ. Sau khi nhà máy giải thể, bà về quê và chưa kết hôn với ai. Trong suốt thời gian đó, nhiều người ngỏ lời yêu nhưng bà từ chối vì hứa hẹn chờ một người đàn ông khác. Chờ mấy năm trời nhưng khi người ta quay về không cưới bà H. Từ đó, bà hận đàn ông và ở vậy không kết hôn.

Bà Mai kể Kkhi còn trẻ, chị tôi chịu khó lắm. Sống độc thân nhưng việc gì chị cũng làm được. Sau này, bố mẹ mất hết, chị thấy cuộc sống buồn nên chuyển về mảnh đất sát nhà tôi ở. Từ ngày về nhà mới, không hợp phong thủy hay tuổi tác, chị tôi sinh bệnh”.

Trầm cảm, người phụ nữ chỉ ăn thịt thối, rau héo - 1

Bà H. những ngày ở viện.

Nhìn vào chị gái chồng, bà Mai thở dài “Chẳng còn gì để mất nữa cả. Năm năm nay chị ấy hóa điên và cứ sống như thế. Nhìn vào ai cũng thương mà không làm sao được. Bố mẹ mất hết rồi, giờ chỉ có em trai và em dâu chăm nên được thế nào hay thế đó”.

Kể về thời gian mắc bệnh, bà H. ít nói, ít giao du với hàng xóm, láng giềng. Ai đến nhà chơi, bà lặng lẽ đi vào nhà không muốn nói chuyện với ai. Bà nhờ em trai sắm cho cái cổng để ngăn cách với thế giới bên ngoài. 

Bà H. rất ít ngủ nhưng mọi người nghĩ do tuổi tác nên không ai quan tâm. Bà H. bắt đầu phát bệnh khi chỉ nằm khóc, vật vã than thở. Lúc nào bà cũng ngồi ở giường khóc rồi gọi tên bố mẹ. Có những đêm, bà chửi không cho ai ngủ. Thấy chị gái thay đổi, vợ chồng bà Mai đi xem xét khác nơi. Ai cũng bảo động mồ, động mả. Họ lại về nhà cúng. Cúng cả năm bệnh không khỏi. Nhìn bà H. ngày càng gày, xanh xao hơn.

Cán bộ y tế xã đến nhà động viện đưa bà đi bệnh viện khám. Lên đến bệnh viện, bà đòi về cho rằng mình không bị điên. Chữa ở bệnh viện tuyến dưới bao nhiêu năm không khỏi. Gia đình chán không muốn đi chữa.

Thích ăn thịt thối

Cuộc sống của bà H. từ ngày mắc bệnh thay đổi hẳn. Bà có thể tự sinh hoạt bình thường. Bà không  ăn cơm do em trai và em dâu nấu mà đòi tự túc. Ai cho gì ăn bà cũng đổ đi vì sợ bị đầu độc. 

Bà Mai kể “không cái khổ nào bằng cái khổ nào. Chị ấy có sở thích ăn thức ăn ôi thiu. Rau và thịt mua về chị ấy cứ bảo để đó tự nấu nhưng không nấu ngay mà chờ thức ăn hỏng, thối mới nấu lên ăn. Nhiều lần gặp thì kịp đổ đi, nếu không biết là chị ăn ngon lành”.

Thức ăn ngon bà H.chỉ để đó chờ men mốc mới ăn. Biết chị bị bệnh, vợ chồng bà Mai cố gắng chia nhau thời gian chăm sóc nhưng cũng không kiểm soát nổi. Nhiều lần cố gắng làm việc về sớm nấu cơm cho chị ăn nhưng bà H. đã tự nấu và ăn xong xuôi. Thức ăn bà nấu người lại phải bịt mũi. Những miếng thịt đỏ đã chuyển sang màu đen, mùi thum thủm. Cá thì bà cứ ướp muối để vài ngày cho hỏng hẳn mới ăn. 

Bác sĩ ở khoa Cấp tính nữ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết bà H. bị chứng trầm cảm nặng nhưng người nhà không biết nên mất hết tư duy. Mỗi khi lại gần bác sĩ bà H. đòi về nhà. Những ngày ở viện, bà Mai thường tự đi ra ngoài mua cơm cho chị ăn vì sợ không đủ chất. Tuy nhiên, bà H. cứ để khi nào nguội ngơ nguội ngắt mới ăn. Nhiều lần, các điều dưỡng phải vào trong bón cơm giúp thì bà mới chịu ăn. Vừa ăn bà vừa lắc đầu chê đồ ăn dở. 

Bữa cơm của bà H. chan đầy nước mắt như đứa trẻ đòi ăn canh nhưng phải do canh của bà nấu. Em trai và em dâu dỗ dành chị như đứa trẻ lên ba. 

TS Tô Thanh Phương cho biết sau khi cho sử dụng thuốc an thần kinh, tình trạng bệnh của bà H. đã tiến triển. Bệnh nhân đã được gia đình đưa đi viện quá muộn dẫn đến trầm cảm nặng và cơ hội quay về cuộc sống như trước mất rất nhiều thời gian.

Theo Khánh Ngọc (Infonet.vn)
Nguồn:

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trầm cảm bà bầu trước và sau sinh