Vải loại ngon "đắt xắt ra miếng", hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn

HÀ ANH - Ngày 21/06/2021 12:12 PM (GMT+7)

Trong các loại vải ở Việt Nam, vải thiều ở Lục Ngạn và Thanh Hà là ngon hơn cả, giá cả cũng nhỉnh hơn vải trồng ở những vùng khác.

Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 1

Mang đặc điểm khí hậu vùng nhiệt đới, có thổ nhưỡng tốt, Việt Nam thích hợp để trồng các loại quả. Đặc biệt, mùa hè luôn là "thiên đường" của nhiều loại trái cây ngon khó cưỡng và quả vải là một trong số đó.

Với hương vị ngon, lạ, cùi dày căng mọng nước, thơm lừng, vải - loại quả dân dã của Việt Nam trở thành một đặc sản không chỉ được yêu thích ở trong nước mà còn chinh phục được nhiều thị trường quốc tế. 

Nhiều người là tín đồ của quả vải nhưng không phải ai cũng am hiểu một cách tường tận về loại quả này từ lịch sử, nguồn gốc, đặc điểm, cách phân biệt...

Sự thật thú vị về nguồn gốc của quả vải thiều 

Trong tiếng Hán - Việt, loại quả này được gọi là “lệ chi”, có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc, phân bố trải dài về phía nam tới Indonesia và về phía đông tới Philippines.

Cuốn Nam Phương Thảo Mộc Trạng, năm 111 trước Công nguyên có kể về việc sau khi xâm chiếm Nam Việt, Hán Vũ Đế đã bắt nhân dân Giao Chỉ phải di thực 100 cây vải về trồng trong cung Phù Lệ của kinh đô nhà Hán. Song không cây nào còn sống sót, từ đó vua Hán bắt Giao Chỉ hàng năm phải cống nạp vải. 

Tới thời nhà Đường, tục lệ này vẫn được duy trì. Dương Quý phi là ái thiếp của Đường Huyền Tông, bà là một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc rất thích ăn quả lệ chi, đến nỗi người ta đặt tên ngoại hiệu cho quả này là “Phi tử tiếu” (nụ cười Dương Phi). Đường Huyền Tông vì cưng chiều bà nên thường xuyên bắt nhân dân phía Nam cống nạp quả vải về thành Trường An. Vải cống nạp tới kinh đô Trường An cho Dương Quý Phi được ướp mật hoặc muối để đảm bảo tươi ngon sau khi di chuyển một chặng đường dài bằng ngựa. 

Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 2

Nguồn gốc của quả vải thiều chắc chắn nhiều người không biết

Tuy nhiên, hiện có nhiều nghi vấn xoay quanh việc liệu “lệ chi” cống Dương Quý Phi có xuất xứ từ Giao Chỉ (miền Bắc nước ta) hay từ một số tỉnh phía Nam Trung Quốc. Một số nghiên cứu khác cho rằng việc "cống vải" phục vụ cho thú ẩm thực của bà Dương Quý Phi chỉ là truyền thuyết, sai thực tế. Sử liệu Trung Quốc không chép việc cống vải từ An Nam, nhưng có nêu việc cống vải từ vùng Lĩnh Nam (Quảng Đông, Quảng Tây ngày nay) về kinh đô nhà Đường. 

Mới đây, trang The Paper đăng tải bài viết về cây vải quý có tuổi đời 1.500 năm thuộc sở hữu của một người đàn ông ở huyện Linh Sơn, thành phố Khâm Châu, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Mỗi quả vải của cây vải này được bán với giá 68 nhân dân tệ (khoảng 245.000 đồng), nó có vị ngon đặc biệt, thịt quả giòn, thơm ngon, không hề có vị chát như những quả vải thông thường.

Tại Việt Nam, "cây vải tổ" - ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà mới có tuổi đời hơn 200 năm, và hiện vẫn còn tươi tốt. Đây là cây vải thiều đầu tiên ở nước ta.

Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 3
Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 4
Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 5
Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 6

"Cây vải tổ" ở huyện Thanh Hà (nguồn: Dân Trí)

Theo ghi chép, năm 1987, cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự Phúc Thành), người thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà trong một lần dự tiệc cưới của người Hoa Kiều ở Hải Phòng đã mang 3 hạt vải có gốc Thiều Châu (Trung Quốc) để ươm trong vườn nhà. Cụ ươm lên 3 cây, nhưng chỉ một cây sống sót và ra quả. Từ cây vải tổ này, qua nhiều thế hệ, người dân Thanh Hà đã chuyên canh trồng vải, mở rộng diện tích lên tới hơn 9.000 ha. Năm 2016, cây vải tổ  được xác lập Kỷ lục là “Cây vải thiều lâu năm nhất Việt Nam”. Đối với người dân Thanh Hà (Hải Dương) cây vải tổ như một vật báu, minh chứng cho nguồn gốc lâu đời của giống vải thiều Thanh Hà ngon trứ danh. 

Chia sẻ với báo chí, ông Hoàng Văn Nượm (cháu đích tôn 5 đời của cụ Hoàng Văn Cơm) cho biết cây vải tổ năm nào cũng rất sai quả. Quả của cây vải tổ vỏ đỏ hơn các cây khác, nhỏ nhưng cùi dày, bóc ráo nước. Khi ăn có vị giòn, ngọt đậm đà nơi đầu lưỡi. Thông thường vào đầu tháng 5 – tháng 6 hàng năm, cây vải tổ bắt đầu cho quả chín, thu hoạch được khoảng 2 tạ quả mỗi năm. Đây cũng là thời điểm cây vải tổ thu hút đông khách ghé tới tham quan nhất.

2 loại vải đặc sản của Việt Nam: Vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn

Ở Việt Nam, vải được trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc nhưng mỗi nơi có sự khác biệt về hương vị, hình dáng. Trong đó, vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn từ lâu đã nổi tiếng trên khắp Việt Nam với chất lượng thơm ngon bậc nhất.

Vải thiều Thanh Hà: Hình dạng bên ngoài là đặc điểm đầu tiên để nhận diện vải thiều Thanh Hà so với quả vải ở các địa phương khác. Theo đó, vải Thanh Hà có kích thước quả rất bé, có thể nói là bé nhất trong các loại vải. Dáng quả hơi tròn, cao tầm 3cm, một quả có trọng lượng 20 gram, vỏ khá nhẵn. Khi quả chín có màu hồng nhạt, phần cuống khá nhỏ. 

Hương vị của nó rất đặc trưng, ngọt thanh và thơm, cùi có màu trắng và chiếm tầm 80%, rất chất lượng. Hạt của vải có màu đen, sun lại chứ không giống các loại hạt vải khác. Cây càng cao tuổi thì hạt càng bé, thậm chí có quả còn không có hạt.

Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 7

Vải thiều Thanh Hà có kích thước bé nhất trong các loại vải, quả tròn đều và vỏ khá nhẵn

Vải thiều Thanh Hà được thu hoạch vào tầm giữa tháng 6 đến giữa tháng 7 hàng năm, mỗi năm sẽ thu hoạch được số sản lượng lên đến 50.000 tấn. Với hột màu nâu đen nhỏ, lớp cùi dày ngọt thanh mát, đầy nước lại được ưa chuộng nhất, vải Thanh Hà đưa thương hiệu vải Việt vươn ra quốc tế.

Theo chia sẻ của một chuyên gia khuyến nông của huyện Thanh Hà: “Thường từ ngày 10/6 dương lịch trở đi, vải thiều Thanh Hà sẽ chín rộ, nên trước thời gian này, bất cứ loại vải nào được giới thiệu là vải thiều Thanh Hà chắc chắn là không phải. Đó chỉ là vải chín sớm U trứng, U hồng, U lai, Tàu thâm…”.

Về giá cả, ở thời điểm cao nhất, vải thiều Thanh Hà đầu mùa mua tại vườn có thể lên tới 60.000 đồng/kg. Trung bình, mỗi cân vải Thanh Hà dao động từ 30.000-60.000 đồng/kg. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, vải Thanh Hà được bán giá mềm hơn nhưng so với vải ở các vùng khác, vải Thanh Hà vẫn có giá cao hơn.

Vải thiều Lục Ngạn: Thế kỷ trước, giống cây vải thiều Thanh Hà đã theo những người nông dân Hải Dương di cư lên vùng Lục Ngạn (Bắc Giang). Bắt đầu trồng thử nghiệm nhỏ lẻ trên vùng đất trung du khô cằn, cây vải thiều đã cho thấy sự dung hạp với thỗ nhưỡng và khí hậu ôn hòa nơi đây. Hiện toàn huyện Lục Ngạn có khoảng 20.000 ha vải thiều mỗi năm cho sản lượng khoảng từ 60 đến 70 nghìn tấn. Với ưu thế về địa lý, vải thiều Lục Ngạn có những đặc sắc riêng và có thị trường xuất khẩu lớn nhất từ trước đến nay là Trung Quốc.

Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 8

Khác với quả vải ở những vùng khác, vải thiều Lục Ngạn có chất lượng vượt trội hơn. Trái vải rất to khi chín có màu đỏ tươi, vỏ dùng tay sờ lên khá nhẵn. Cùi dày trắng mọng hạt nhỏ, có lớp màng mỏng màu nâu giữa phần cùi và phần hạt. Trái vải thiều Lục Ngạn cũng rất nhiều nước khi ăn có vị ngọt đậm, thoang thoảng mùi hương rất đặc trưng.

Vải thiều Lục Ngạn thu hoạch từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7. Ở thời điểm này, nếu có dịp đến đây sẽ thấy thích thú trước những vườn vải đỏ rực, xum xuê, lúc lỉu. 

Giá bình quân tại các điểm cân của vải Lục Ngạn đầu mùa dao động từ 15.000 đồng đến 28.000 đồng/kg. Hiện, giá của vải thiều Lục Ngạn loại đẹp tiêu thụ trong các hệ thống siêu thị, trên sàn thương mại điện tử... và thị trường trong nước được giữ ở mức từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá vải thiều xuất khẩu đang ở mức từ 50.000 đến 55.000 đồng/kg.

Điểm khác biệt của vải thiều Thanh Hà và vải thiều Lục Ngạn:

Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 9

Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 10

Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 11

Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 12

Người bán tiết lộ cách chọn vải thiều tươi ngon, không sâu đầu

Ở các chợ truyền thống, chợ mạng, hay hàng hoa quả vỉa hè ở khắp các tỉnh thành Việt Nam, đầy ắp những chùm vải đỏ tươi được bày bán với các mức giá khác nhau. Có những loại được bán với giá 30.000-40.000 đồng/kg, trong khi đó có những loại chỉ 15.000-20.000 đồng/kg và không phải ai cũng tìm ra sự khác biệt. 

"Người bán đều giới thiệu là vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn nên giá cao hơn nhưng thực chất bản thân tôi cũng không phân biệt được. Có hôm mua vải 30.000 đồng/kg thì rất ngon, hạt bé, cùi dày, nhưng có hôm cũng với giá đấy nhưng quả có vị hơi chát và có sâu đầu", chị Lan Anh (ở Cầu Giầy, Hà Nội) chia hay.

Để chọn được vải thiều tươi ngon, các tiểu thương bán hoa quả mách bạn nên dựa vào những đặc điểm sau:

Vỏ

Vỏ là một trong những dấu hiệu đầu tiên để phân biệt loại vải. Quả vải ngon và chín tới sẽ có màu hồng đỏ, không có các đốm nâu đen, quả đều nhau. Bạn không nên chọn những quả đang xanh sẽ bị chua, hay những quả chín quá dễ bị úng. Vải chín tới gai sẽ nhẵn, gai càng nhiều và càng nhọn là vải còn xanh ăn sẽ bị chua.

Bạn nên chọn những chùm vải mà có phần cành dính vào quả và lá vẫn còn tươi xanh, không nên mua những chùm cành bị khô, lá bị khô, lúc đó vải không còn tươi ngon nữa. 

Nắm thử

Dùng tay ấn thử cũng là cách để kiểm tra vải ngon hay không. Vải ngon thì nắm thử sẽ thấy có độ đàn hồi, cảm giác quả hơi mềm nhưng vẫn khá săn chắc. Nếu thấy quả vải cứng thì còn xanh, còn nếu nắn mềm nhưng không đàn hồi thì quả đã cũ hoặc chín quá do bị dập nát hoặc để quá lâu dưới ánh nắng mặt trời.

Ngửi thử

Khi bạn thấy mùi hương của vải thơm không đậm nhưng vải vẫn có mùi đặc trưng của hoa quả đó chính là vải ngon. Mùi hương của quả vải tươi ngon khi ngửi sẽ thấy hương thơm nhẹ.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy ngửi thấy quả vải có mùi chua, mùi lên men, mùi lạ thì không nên chọn vì đó là quả vải đã chín nẫu không ngon nữa.

Quả vải thiều thường tròn đều, to bằng ngón chân cái, khi chín vỏ ngoài không có màu hồng bắt mắt như vỏ lai. Các loại vải lai thường có hình thuôn dài, to gấp 1,5 lần vải thiều, hạt to. 

Sang nước bạn, vải thiều Việt Nam vào siêu thị, đóng gói sang chảnh

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu vải thiều, chinh phục nhiều thị trường quốc tế khó tính. Tại Pháp, sau 3 ngày lên kệ hệ thống siêu thị Á Châu tại Paris, lô vải thiều Thanh Hà, Việt Nam gắn tem truy xuất nguồn gốc lần đầu nhập khẩu vào Pháp đã được tiêu thụ nhanh chóng. Mỗi kg vải thiều được bán với giá hơn 500.000 đồng/kg vẫn vô cùng đắt khách. 

Vải loại ngon amp;#34;đắt xắt ra miếngamp;#34;, hương vị có nhiều khác biệt: Người bán tiết lộ cách chọn - 13

Vải thiều được đóng hộp sang chảnh ở Nhật Bản

Trong siêu thị Nhật, những trái vải to và đẹp đẽ nhất sẽ được đóng hộp sang chảnh như nhân sâm Hàn Quốc, thường thì sẽ là đồ biếu tặng vì bên Nhật có truyền thống biếu hoa quả đắt tiền. Những quả xấu mã hơn thì được đóng trong hộp, túi bóng và có giá niêm yết sẵn. Ước chừng 1kg vải thiều Việt Nam được bán tại Nhật có giá lên đến hơn 500.000 đồng.

Mẹt cúng Tết Đoan Ngọ sốt xình xịch giá chỉ từ 88.000 đồng, người bán chốt đơn không xuể
Dạo quanh thị trường dịp Tết Đoan Ngọ năm nay, những set mâm cúng đẹp mắt, vừa rẻ vừa tiện lợi nên được chị em ưa chuộng, đặt đơn ầm ầm.
HÀ ANH
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ẩm thực Việt Nam