Một cặp vợ chồng già người Trung Quốc đã tổ chức lễ kỉ niệm 70 năm ngày cưới của mình tại cùng một vị trí mà năm xưa họ kết hôn.
Một cặp vợ chồng già người Trung Quốc đã tổ chức lễ kỉ niệm 70 năm ngày cưới của mình tại cùng một vị trí mà năm xưa họ kết hôn.
Ông Cao Yuehua và vợ - Wang Deyi vào ngày họ cưới nhau năm 1945 và 2015.
Cao Yuehue kết hôn với người con gái mà ông yêu – Wang Deyi vào ngày 24/11/1945 ở công viên Mùa xuân, dọc theo bờ sông Gia Lăng, Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc.
Tuần trước, bốn người con của họ đã tái hiện lại ngày cưới cách đây 70 năm với váy cô dâu, khăn che mặt và hoa cài ngực cho chú rể trong lễ kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ:
“Bố mẹ tôi đã ở bên nhau quá lâu, trải qua các cuộc chiến tranh, bất ổn về chính trị và bệnh tật, nhưng họ vẫn luôn ở bên và yêu thương nhau. Chúng tôi muốn làm một điều gì đó để kỉ niệm tình yêu của họ” – con trai út của họ, Cao Pangpei, 60 tuổi chia sẻ.
Tình yêu tuổi trẻ
Wang và Cao đã gặp nhau năm 1943 tại Côn Minh, tỉnh Vân Nam tại vũ hội của Đại học Liên kết quốc gia Southwestern. Vũ hội được tổ chức bởi nhân viên và sinh viên của các tổ chức giáo dục uy tín nhất Trung Quốc được sơ tán khỏi khu vực bị địch chiếm đóng trong Thế chiến thứ II.
“Ba tôi đã mời mẹ tôi khiêu vũ một điệu và họ đã gần như yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. Đó là lần đầu tiên mà ba mẹ tôi đã gặp nhau” – Người con trai chia sẻ về kỉ niệm ngọt ngào của ba mẹ mình.
Cao Yuehua, trái, và Wang Deyi trong những ngày yêu nhau hồi trẻ
Trong Thế chiến thứ II, ông Cao đã được điều ra tiền tuyến ở Ấn Độ để làm thông dịch viên cho quân đội Mỹ. Ông được điều đi gấp tới mức thậm chí không kịp để lại một lời nhắn với người con gái mình yêu. Trên đường ra sân bay, ngồi trong chiếc xe tải quân sự, ông Cao nhìn thấy một người bạn chung của cả mình và bà Wang, ông đã vội vã hét lên: “Hãy nói với Wang rằng tôi phải tới Ấn Độ”
“Ba tôi là một thông dịch viên, không phải là một người lính. Chắc hẳn ông ấy đã rất sợ hãi bởi những viên đạn và bom trong chiến trường thực sự. Ba tôi đã chia sẻ rằng hình ảnh của mẹ tôi xuất hiện đầu tiên trong tâm trí ông khi ông tuyệt vọng cúi nấp mình trong các chiến hào ẩm ướt”
Trong suốt những năm tháng đó, cách duy nhất để họ liên lạc với nhau là thông qua dịch vụ thư quân sự.
Wang và Cao khi cả hai tham dự các trường đại học có uy tín ở Trung Quốc.
Bức thư đầu tiên Cao gửi cho Wang là một tấm hình, trong ảnh ông là một sĩ quan mặc bộ đồng phục. Wang đã trân trọng nó cho đến khi cuộc Cách mạng văn hóa cuối những năm 1960 khiến bà phải hủy bỏ bởi vì hình ảnh ông Cao mặc là bộ đồng phục của quân đội Mỹ. Những lá thư sau đó họ gửi cho nhaulà những bài thơ tình bằng tiếng Anh.
“Em yêu, anh đã trở lại”
Vào những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh châu Á, tháng 8/1945 hai vợ chồng đoàn tụ tại nhà ga Côn Minh. Đó cũng là lúc ông Cao cầu hôn bà Wang với một chiếc nhẫn ruby ông mua từ Myanmar và nói rằng: “Em yêu, anh đã trở lại”.
Ông Cao trong bộ đồng phục quân sự của mình ở Thế chiến II.
Trong suốt những năm tháng qua, 4 người con của ông Cao, bà Wang luôn khuyến khích bố mẹ mình làm những thật đặc biệt để ghi lại tình yêu của họ.
Khi hai vợ chồng ông Cao về hưu, họ thăm lại những nơi họ từng đến, ngôi trường đại học mà họ từng học… Và trên tất cả, năm 2005, trong lễ kỉ niệm đám cưới Vàng, con cái của ông bà đã đưa ông bà đến nơi mà họ kết hôn năm xưa và tổ chức lại một lần nữa.
Ông bà Wang - Cao trở lại nơi họ đã kết hôn vào năm 2005 và 2015.
“Họ đã bên nhau quá lâu và tình yêu chưa bao giờ phai nhạt. Mối quan hệ của bố mẹ tôi luôn mạnh mẽ, ngay cả trong quãng thời gian đen tối nhất của Cuộc cách mạng Văn hóa, thời điểm mà cha tôi bị phân biệt đối xử khi tham gia làm thông dịch phiên cho quân đội Mỹ. Bố mẹ tôi đã luôn tin tưởng, hỗ trợ lẫn nhau để vượt qua những nghịch cảnh.
Bà Wang, 98 tuổi và Ông Cao, 97 tuổi, lên kế hoạch sẽ tổ chức đám cưới một lần nữa khi họ lần lượt đạt mốc 100 tuổi
Ba mẹ tôi năm nay đã 98 tuổi. Ngày nay, họ không thể nhớ được quá nhiều điều nhưng lại luôn thuộc long những bài thơ tình họ đã viết cho nhau trong suốt những năm tháng chiến tranh” – con của ông bà chia sẻ.