Giảm cân sinh lý ở trẻ sơ sinh: Khi nào là nguy hiểm?

Ngày 06/11/2019 15:33 PM (GMT+7)

Vì một số lý do, hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ giảm cân trong một vài ngày đầu sau sinh.

Dễ dàng hiểu khi các cặp đôi mới lên chức bố mẹ lần đầu thường lo lắng về mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe ở trẻ sơ sinh – bao gồm cả cân nặng của bé. Vì một số lý do, hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ giảm cân trong một vài ngày đầu sau sinh. Giảm cân dưới 10% trọng lượng cơ thể trẻ trong tuần đầu sau sinh được coi là bình thường. Nếu em bé của bạn giảm nhiều hơn thế, có thể xuất phát từ một lý do mà bạn cần lưu tâm. Mẹ cần biết rằng, một loạt các vấn đề từ cho con bú đến bệnh tật của trẻ đều có thể gây ra tình trạng giảm cân ở trẻ sơ sinh.

Giảm cân sinh lý ở trẻ sơ sinh: Khi nào là nguy hiểm? - 1

Vì một số lý do, hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ giảm cân trong một vài ngày đầu sau sinh. (ảnh minh họa)

Giảm cân ở trẻ sơ sinh khi nào là bình thường?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sản khoa, nhi khoa, cân nặng của trẻ khi chào đời đôi khi không đúng với thực tế, thông thường là cao hơn. Lý do là bởi chất lỏng trong bọc ối được truyền qua nhau thai khi mẹ chuyển dạ. Phần cân nặng này bị mất có thể là lượng chất lỏng dư thừa này bị loại bỏ sau khi trẻ sinh ra.

Chính vì vậy, nhiều gợi ý đưa ra nên cân trẻ sơ sinh sau 24 giờ chào đời chứ không phải ngay lúc cất tiếng khóc chào đời để có cân nặng chính xác nhất.

Một lý do nữa là khi vừa chào đời, bé chưa quen với việc ti mẹ hoặc ti bình nên bé sẽ ăn được rất ít và vì vậy cân nặng của bé sẽ giảm.

Hai lý do điển hình kể trên thường sẽ khiến trẻ giảm 10% trọng lượng cơ thể trong tuần đầu tiên và thường được gọi là hiện tượng giảm cân sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh.

Theo nghiên cứu trên tạp chí Archives of Diseases in Children (Mỹ), khoảng 95% trẻ bú bình sẽ lấy lại trọng lượng sau 14,5 ngày; 95% trẻ bú sữa mẹ tăng cân lại sau 18,7 ngày.

Giảm cân sinh lý ở trẻ sơ sinh: Khi nào là nguy hiểm? - 2

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sản khoa, nhi khoa, cân nặng của trẻ khi chào đời đôi khi không đúng với thực tế. (ảnh minh họa)

Giảm cân ở trẻ sơ sinh khi nào là quá mức?

Nếu giảm cân nhiều hơn bình thường (vượt 10% trọng lượng cơ thể khi chào đời) thì thường có nguyên nhân do việc cho trẻ ăn. Lý do này phổ biến hơn ở trẻ bú mẹ vì phải mất từ 3-5 ngày thì người mẹ mới có sữa về. Hơn nữa, trẻ cũng phải nỗ lực nhiều hơn để có sữa khi bú mẹ.

Theo một bài báo đăng trên tờ Breastfeeding Medicine hồi tháng 8/2010, hơn 10% trẻ sơ sinh bú sữa mẹ giảm 10% trọng lượng cơ thể trước khi lấy lại được cân nặng như khi sinh ra. Theo tác giả của bài báo này, để sớm lấy lại cân nặng ở trẻ, mẹ có thể bổ sung thêm sữa cho con bằng cách cho bú thêm bình.

Hiếm khi nào giảm cân quá mức cơ thể do nhiễm trùng, các bệnh chuyển hóa, các vấn đề về tim, phổi hoặc thận…

Giảm cân sinh lý ở trẻ sơ sinh: Khi nào là nguy hiểm? - 3

Giảm cân và mất nước nguy hiểm thế nào?

Nếu em bé của bạn giảm quá nhiều trọng lượng sau khi sinh, điều này thường phản ánh lượng chất lỏng không đủ, có thể dẫn đến nguy cơ thiếu nước.

Mất nước làm tăng nguy cơ phát triển bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh - tình trạng mà trong đó bilirubin, chất được sản sinh bởi sự phân hủy hồng cầu, không được loại bỏ ra khỏi cơ thể. Vàng da làm cho da và lòng trắng ở mắt sẽ chuyển màu hơi vàng. Mất nước cũng làm tăng nguy cơ nồng độ natri cao trong máu, dẫn đến nhịp tim chậm, thậm chí là ngưng thở.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi nhận thấy triệu chứng trẻ giảm cân kèm dấu hiệu bị sốt, bỏ ăn và mệt mỏi. Mẹ cũng cần đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy dấu hiệu trẻ mất nước bao gồm: ít đi tiểu, môi khô và da dẻ nhợt nhạt.

Bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ trong mùa lạnh như thế nào?
Thật khó để đảm bảo chắc chắn tránh vi khuẩn, virut tấn công trẻ trong mùa lạnh, tuy nhiên vẫn có những cách giúp bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ, giúp bé...
PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách