Khi ăn sáng ai cũng muốn lựa chọn những món ngon, chất lượng nhất nhưng đôi khi chính điều đó lại đang “bào mòn” lá gan từng ngày.
Chức vụ: Nguyên Phó viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam
Gan không chỉ có chức năng chống độc và thải độc, mà từng ngày, từng giờ lá gan còn tạo và tiết mật cho cơ thể, giúp dự trữ vitamin và khoáng chất. Đặc biệt gan còn có chức năng chuyển hóa các chất như glucid, lipid, protid, do vậy việc ăn uống hàng ngày, nhất là chế độ ăn vào buổi sáng có tác động rất lớn tới lá gan.
PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hiện rất nhiều người có thói quen ăn sáng không tốt cho gan, tuy nhiên bản thân họ lại không hề nhận ra điều đó. Theo bà Lâm, bữa sáng rất quan trọng với cơ thể, nhiều người cho rằng bữa sáng là phải ăn thật no, điều này có thể chấp nhận được, nhưng ăn no không đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến gan.
Lá gan là cơ quan thải độc, chống độc vì thế phải bảo vệ từ việc ăn uống hàng ngày.
Theo đó, bác sĩ Lâm chỉ ra một số sai lầm thường gặp khiến lá gan bị ảnh hưởng nặng nề, nếu duy trì thói quen này lâu dài có thể sẽ mắc bệnh về gan.
Nhịn ăn sáng
Thói quen này thường gặp ở nhóm người có mong muốn giảm cân và nữ giới gặp nhiều hơn nam giới. Theo PGS Lâm, việc nhịn ăn sáng sẽ khiến cơ thể thiếu chất, thiếu protein và có thể gây lắng đọng mỡ ở gan. Ngoài ra, sau một đêm không ăn chúng ta sẽ bị thiếu năng lượng để hoạt động. Lúc này, cơ thể sẽ huy động glycogen được dự trữ trong gan, đồng thời khiến hoạt động của insulin trong cơ thể tăng lên.
Khi đó, nếu không ăn sáng cơ thể không đủ thức ăn để cung cấp cho quá trình trao đổi chất sẽ gây gánh rất cho gan. Thói quen nhịn ăn sáng nếu diễn ra trong thời gian dài, gan sẽ bị quá tải và bị tổn thương nghiêm trọng.
Lượng thịt trong một bát phở đã đủ so với khuyến cáo ăn thịt trong cả một ngày. (Ảnh minh họa)
Ăn quá nhiều thịt
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, không chỉ bữa sáng mà mức tiêu thụ thịt của người Việt đang vượt ngưỡng khuyến cáo rất nhiều. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo một người trưởng thành chỉ nên dùng khoảng 80g thịt/ngày. Tuy nhiên, theo kết quả tổng điều tra dinh dưỡng (Bộ Y tế), năm 2020 mức tiêu thụ thịt ở Việt Nam là 136,4g/người/ngày, đáng chú ý khu vực thành phố tiêu thụ cao hơn nhiều, ở mức ở mức 155,3g/người/ngày (số liệu năm 2020).
Thực tế cho thấy, bữa sáng đa số mọi người ăn rất nhiều thịt, thậm chí chỉ một bữa đã bằng lượng thịt được khuyến cáo ăn trong cả ngày. Bác sĩ Lâm lấy ví dụ, bữa sáng với xôi trứng thịt kho, ăn phở bò hay xôi ruốc, bánh mỳ kẹp thịt… là những món nhiều người hay ăn đều có lượng thịt rất lớn. Việc ăn quá nhiều thịt khiến gan hoạt động hết công suất, thậm chí còn gây gánh nặng cho lá gan khi chúng không thể chuyển hóa được và dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ, suy giảm chức năng gan…
Với những người yêu thích món xôi, bữa sáng dường như không có một cọng rau nào trong khẩu phần ăn. (Ảnh minh họa)
Ăn quá ít rau
Cùng với việc ăn quá nhiều thịt, khẩu phần ăn bữa sáng của đa số mọi người lại quá ít rau. Đa số các suất hay món đồ ăn sáng đều không đủ lượng rau theo khuyến cáo. WHO khuyến cáo, mỗi bữa ăn mọi người nên ăn đủ một khẩu phần rau, tương đương với một bát rau đầy. Tuy nhiên, trong các món ăn sáng phổ biến nhất như: Bún, phở, xôi, bánh mỳ hay thậm chí là ăn cơm… lượng rau ăn rất ít.
Việc ăn ít rau không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nó còn làm thiếu hụt dự trữ vitamin và khoáng chất trong gan, đồng thời khi ăn thiếu chất xơ sẽ gây tái hấp thu cholesterol vào máu, kéo theo đó là tình trạng gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến chức năng gan.
Ăn đồ ngọt
Đây là thực tế rất đáng buồn nhiều người gặp phải khi ăn bữa sáng, đặc biệt là trẻ nhỏ. Cụ thể, với nhiều người bữa sáng đôi khi cần chiếc bánh ngọt và cốc sữa là xong. Hay thậm chí, có người ăn sáng bằng bánh mỳ, sau đó uống trà sữa là no đến quá trưa không cần ăn gì.
Ăn bánh ngọt dù no lâu nhưng gây tới gan, thậm chí còn gây bệnh nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Theo bà Lâm, khi ăn nhiều đồ ngọt cơ thể sẽ nhận được nhiều năng lượng, sẽ giúp no lâu hơn nhưng sẽ gây hàng loạt hệ lụy cho cơ thể, nhất là với gan. Khi đó, lượng dự trữ đường quá nhiều, gan dễ bị quá tải và ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho rằng, những người có thói quen ăn sáng như trên, nếu thấy có dấu hiệu bụng ấm ách, khó chịu, sau đó thêm tình trạng chán ăn, sụt cân, vàng da, mệt mỏi thì cần đi khám ngay vì khi đó gan có thể bị tổn thương nặng nề, thậm chí viêm, xơ gan.
Theo PGS Lâm, bữa sáng khoa học nhất là ăn vừa đủ, ăn đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế thì mọi người nên giảm chất béo, đạm và cần tăng cường ăn rau xanh trong bữa sáng hàng ngày để bảo vệ lá gan.
Tin liên quan
Một số món tưởng như lành mạnh và được nhiều người sử dụng cho bữa sáng nếu dùng thường xuyên có thể gây hại cho sức khỏe.
Năm mới là thời gian lý tưởng để khởi đầu những thói quen mới và cải thiện sức khỏe của bản thân. Việc duy trì một lối sống lành mạnh không...
Ăn sáng cần thực hiện một cách khoa học và hợp lý, việc ăn theo sở thích đôi khi là “con dao hai lưỡi” tự làm hại cơ thể của chính mình.
Có người dù không bao giờ ăn hàng quán, chỉ ăn những đồ mình tự tay làm ra, thế nhưng thói quen trong ăn uống với những thực phẩm tưởng...
Tin bài cùng chủ đề Ăn sáng sao cho khỏe?
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày, nhưng bạn đã biết cách lựa chọn thực phẩm đúng? Hãy thử sức với quiz này để kiểm tra xem bạn có biết bữa sáng lý tưởng nên có những gì để cơ thể...