Con ở lớp nghe lời cô, về nhà chống đối bố mẹ, tôi phải làm sao?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 30/03/2023 14:29 PM (GMT+7)

Con bị tự kỷ 40 tháng chưa biết nói, chỉ nghe lời cô giáo khi tới lớp, chống đối bố mẹ khi ở nhà thì phải xử lý ra sao? Thạc sĩ tâm lý lâm sàng Nguyễn Thị Hồng Thúy - Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương sẽ giải đáp thắc mắc này.

Trịnh Thị Anh Hoa (anhhoa***@gmail.com)

Chào chuyên gia!

Bé nhà tôi hơn 3 tuổi nhưng vẫn chưa nói được. Đi khám, cháu được chẩn đoán bị tự kỷ. Hơn một năm nay, gia đình cho cháu đi can thiệp nhưng con vẫn chưa nói được một từ nào khiến chúng tôi rất lo lắng. Ở nhà, chúng tôi cũng làm mọi biện pháp rồi mà không đạt kết quả.

Khi cho cháu đi học, qua quan sát camera thì con rất nghe lời cô giáo và tiếp thu được. Tuy nhiên, khi về nhà bố mẹ muốn ngồi với con, dạy con học nhiều hơn nhưng con không chịu, liên tục trèo leo, chơi một mình chứ không cần bố mẹ.

Chuyên gia cho tôi hỏi, với trường hợp con tôi thì cần làm như thế nào? Xin cảm ơn.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-03-30/giup-tre-tu-ky-hoc-ngon-ngu-hoc-vien-edison-1680148032-249-width600height450.jpg stylewidth: 600px; height: 450px; /
Thạc sĩ tâm lý lâm sàng Nguyễn Thị Hồng Thúy

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 50% trẻ tự kỷ không có ngôn ngữ hoặc ngôn ngữ đó rất ít và không thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trẻ không có ngôn ngữ không phải không giao tiếp được, mà trẻ có thể giao tiếp qua việc sử dụng cử chỉ, điệu bộ hay hình ảnh, dùng phương tiện công nghệ cũng giúp giao tiếp hàng ngày. Quan trọng nhất là hành vi của trẻ có phù hợp hay không.

Ngôn ngữ giống như một ngôi nhà và cái mái của ngôi nhà đó chính là lời nói. Nhưng nhiều trẻ tự kỷ lại không có phần móng, móng ở đây là khả năng bắt chước, khả năng chơi, khả năng hiểu, khả năng chú ý vì thế chúng ta phải xây dựng cho trẻ để dần dần trẻ hình thành được các hành vi trên. Còn nếu chúng ta chỉ xây dựng mái, mà không xây dựng móng thì ngôi nhà sẽ sụp đổ.

Do vậy, với trẻ được chẩn đoán tự kỷ thì không được bắt ép trẻ phải nói, mà quá trình chúng ta can thiệp, xây dựng các hành vi như đã nói trên giúp trẻ bật ra được lời nói thì đó mới là thành công.

Còn ý thứ hai mẹ hỏi là tại sao cô giáo dạy được mà bố mẹ lại không? Đứng trước vấn đề này chúng ta phải tìm hiểu xem nguyên nhân đến từ đâu? Chúng tôi thường xếp hành vi này thuộc nguyên nhân xã hội.

Trong nguyên nhân xã hội, đầu tiên chúng ta phải chú ý đến những gì xảy ra ở xung quanh khiến bố mẹ không dạy được con. Ví dụ như do môi trường, ở lớp con được học trong môi trường có cấu trúc, còn môi trường ở nhà bố mẹ cần xem mình đã sắp xếp cấu trúc giống như môi trường ở lớp hay chưa.

Con ở lớp nghe lời cô, về nhà chống đối bố mẹ, tôi phải làm sao? - 2

Cần có phương pháp dạy trẻ tự kỷ, không nên ép trẻ phải nói bằng mọi giá.  

Điều thứ hai phải xem phương pháp dạy của mình đã giống như cô giáo, chương trình dạy có phù hợp với sự phát triển của con. Nếu chương trình dạy chưa phù hợp thì trẻ cũng không nghe lời.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc, dạy con ở nhà, bố mẹ cũng cần đặt yếu tố tâm lý lên hàng đầu, nếu quá cứng nhắc, cáu gắt vì con không nghe lời thì sẽ thất bại. Tuy nhiên, khi chúng ta có lời khen, động viên kịp thời, trẻ sẽ cảm thấy có mục tiêu và nghe lời hơn.

Riêng với việc trẻ không ngồi yên bao giờ, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề cấu trúc nơi dạy con và thời gian chú ý của con. Với trẻ tự kỷ, nếu phòng đặt quá nhiều đồ thì trẻ không thể chú ý được. Hơn nữa thời gian chú ý của trẻ tự kỷ cũng khác trẻ thường, do vậy các mẹ cần đo thời gian chú ý của trẻ. Ví dụ trẻ chỉ chú ý được trong thời gian 5 phút, nhưng bố mẹ ép con học trên 5 phút thì trẻ sẽ không thể ngồi yên.

Ngoài ra trong quá trình dạy, mẹ không cần có những hành động thừa như cười đùa, làm trò hoặc chơi với con khi đang dạy, vì như vậy trẻ sẽ giảm chú ý, không tập trung được. Hơn nữa với trẻ tự kỷ cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa gia đình, nhà trường và thậm chí cả chuyên gia để có phương pháp thống nhất trong cách dạy và can thiệp cho trẻ.

Ngày 18/12/2007, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết A/RES/62/139 lấy ngày 2/4 hằng năm (bắt đầu từ năm 2008) là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (World Autism Awareness Day - WAAD) nhằm khuyến khích các quốc gia thành viên hành động để nâng cao nhận thức về người mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ; thúc đẩy các nghiên cứu để tìm ra những phương pháp mới cải thiện sức khỏe và khả năng hòa nhập của những người mắc phải hội chứng này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, trên thế giới cứ 160 người thì có 1 người tự kỷ. Tự kỷ là một rối loạn lan tỏa sự phát triển do bất thường của não bộ xuất hiện sớm trong những năm đầu đời. Trẻ bị tự kỷ có những biểu hiện kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi. Nếu các dấu hiệu báo động của tự kỷ không được phát hiện kịp thời để cha mẹ đưa trẻ đi thăm khám và can thiệp, hội chứng rối loạn của não bộ càng trở nặng.

Các chuyên gia cho rằng, hiểu đúng về tự kỷ sẽ giúp chúng ta phát hiện và can thiệp sớm đối với trẻ mắc hội chứng này, không bỏ qua “thời gian vàng” là trước khi trẻ được 2 tuổi, hạn chế sự kỳ thị và áp lực đối với trẻ và gia đình, đưa ra những giải pháp hỗ trợ thích hợp.

Mọi thắc mắc của bạn độc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý đọc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Con được chẩn đoán tự kỷ, bố mẹ vẫn một mực không tin vì lý do này
Dù nhận thức về trẻ tự kỷ trong xã hội đã được nâng cao, tuy nhiên vẫn có những suy nghĩ, quan điểm sai lầm về vấn đề này khiến không ít trẻ được phát...

Trẻ tự kỷ

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tự kỷ