Khi nấu cháo xong, không ít mẹ bảo quản bằng cách cho vào bình giữ nhiệt để bữa sau cháo nóng con ăn tiếp. Liệu điều này có tốt cho trẻ và cháo còn giữ được dinh dưỡng? Bác sĩ chuyên khoa Nhi Trần Văn Đồng - Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc sẽ giải đáp thắc mắc này.
Chào bác sĩ!
Con tôi mới hơn 1 tuổi, hiện cháu vẫn ăn cháo và hàng ngày tôi phải chuẩn bị sẵn trước khi đi làm. Để đảm bảo cháo còn nóng, tôi mua một bình giữ nhiệt để giữ cho cháo nóng, bữa sau bà ở nhà cho cháu ăn tiện hơn.
Tuy nhiên, tôi đọc được có nhiều thông tin cho rằng để cháo như vậy không đảm bảo, cháo dễ bị hỏng, vữa và mất dinh dưỡng, trẻ em ăn không tốt. Xin hỏi bác sĩ cách bảo quản cháo như của tôi có hợp lý không? Nên bảo quản cháo như thế nào là tốt nhất?
Đây là tình trạng chung của nhiều gia đình. Theo đó, khi các mẹ đi làm nhưng vẫn muốn nấu cháo cho con ăn đúng theo công thức, đầy đủ chất nên lựa chọn bình giữ nhiệt để bảo quản cháo ở nhà cho con, đến bữa ông bà cho ăn. Tuy nhiên, đây không phải giải pháp an toàn.
Khi cháo để trong bình giữ nhiệt, dù không bị nguội nhanh như để ở ngoài nhưng sau vài giờ, đồ ăn vẫn sẽ giảm nhiệt và khi ở mức dưới 60 độ C trở xuống dễ gây ôi thiu và không đảm bảo chất lượng cho em bé. Chưa kể từ khi nấu xong, rồi quá trình bảo quản, cháo sẽ bị nồng hoặc vữa do chất dinh dưỡng bị biến chất.
Bên cạnh đó, việc nấu cháo xong bảo quản trong tủ lạnh, đến bữa cho ra hâm nóng lại rồi cho trẻ ăn cũng không nên. Ở nhiệt độ thường chỉ sau 2 tiếng, cháo có thể bị ôi thiu, còn bảo quản lạnh có thể thời gian bị ôi thiu sẽ lâu hơn nhưng sau mỗi lần bỏ ra đun nấu thì dinh dưỡng sẽ giảm, bị biến tính, mất đi sự thơm ngon ban đầu.
Việc bảo quản cháo cho trẻ trong bình giữ nhiệt khiến cháo dễ bị biến chất, gây nồng và mất dinh dưỡng. Ảnh minh họa.
Vậy nên làm thế nào để con có bữa ăn đảm bảo về dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm? Các mẹ nên chuẩn bị trước các phần thịt, cá, củ quả thành từng phần nhỏ vừa đủ theo từng bữa cho bé, sau đó bảo quản riêng từng phần trong tủ lạnh. Đồng thời hướng dẫn người chăm sóc ở nhà nấu cháo trắng, rồi cho các phần thức ăn đã chuẩn bị sẵn theo thành phần đạm, rau, chất béo vào nấu cùng cháo.
Nếu làm được như vậy và chỉ cần hướng dẫn kỹ người chăm sóc trẻ thì đảm bảo cháo vẫn luôn tươi mới, thơm ngon, không bị mất đi dinh dưỡng, lại chuẩn đúng công thức.
Quá trình khi nấu cháo cho trẻ cũng cần lưu ý các bước đó là, nấu cháo trắng trước, sau đó cho thịt, cá vào trước rồi mới đến rau xanh và cuối cùng là dầu ăn (mỡ). Như vậy cháo sẽ thơm ngon và không bị nồng, khó ăn.
Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý bạn đọc đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe. |
Tin liên quan
Nghe theo lời mách bảo, tôi ninh xương lấy nước nấu cháo cho con liệu có tốt không? Thắc mắc trên sẽ được Ths.BS Dương Thị Thủy - Chuyên...
Tết với mọi người là giây phút đoàn viên, sum họp bên gia đình. Nhưng với những đứa trẻ không may mắc ung thư, Tết chỉ là thời gian tạm nghỉ...
Cháo dễ ăn, thích hợp trong những ngày thời tiết se lạnh. Tuy nhiên khi lựa chọn nguyên liệu nấu cháo cần cẩn trọng kẻo có thể vô tình rước...
Sau 2 ngày ăn cháo lá cây để chữa táo bón, bé gái 1 tuổi phải nhập viện cấp cứu vì đi tiểu ra máu, da xanh nhợt nhạt.
Tin bài cùng chủ đề Bác sĩ CK Nhi Trần Văn Đồng
Khi nấu cháo xong, không ít mẹ bảo quản bằng cách cho vào bình giữ nhiệt để bữa sau cháo nóng con ăn tiếp. Liệu điều này có tốt cho trẻ và cháo còn giữ được dinh dưỡng? Bác sĩ chuyên khoa...